[MINH HUỆ 30-10-2009] Nhóm Nghị viên Thân hữu Pháp Luân Công (PFOFG) đã được thành lập tại Ottawa bởi một nhóm thượng nghị sĩ của tất cả các đảng và những đại biểu Quốc hội quan ngại về nghịch cảnh mà các học viên Pháp Luân Công đang phải đối mặt. Đây là nhóm đầu tiên trong giới nghị viên trên thế giới tập trung ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người đã phải chịu đựng một thập kỷ bị bức hại bởi chế độ Trung Cộng.

“Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là đảm bảo các nghị viên có được thông tin đầy đủ hơn về những vấn đề liên hệ đến Pháp Luân Công,” ông Bill Siksay chủ tịch của PFOFG cho biết. “Một trong những mục đích chính yếu của PFOFG là cổ vũ sự tôn trọng nhân quyền cơ bản tại Trung Quốc.” Những người sáng lập ra PFOFG bao gồm 2 thượng nghị sĩ và 18 đại biểu Quốc hội thuộc mọi đảng phái có đại diện tại Quốc hội.

Ông Siksay nói rằng bước đi đầu tiên của nhóm là gặp gỡ với Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada (FDAC). Các hoạt động trong tương lai có thể bao gồm những chương trình và sự kiện tài trợ với FDAC tại Parliament Hill, chẳng hạn như vào ngày 27 tháng 5, diễn đàn nhân quyền Trung Quốc được tổ chức bởi đại biểu Quốc hội Scott Reid, một thành viên quản lý trong PFOFG.

“Chúng tôi cực kỳ vui mừng khi biết rằng nhóm này đã được hình thành,” lời ông chủ tịch PFOFG Lý Tấn (Li Xun). “Sự quan ngại của các nghị viên cho thấy tầm mức quan trọng của vấn đề. Điều này sẽ mang đến một thông điệp mang tính khích lệ cho các học viên tại Trung Quốc.”

Mười năm trước, Canada cũng dẫn đầu trong số các quốc gia công khai lên án cuộc bức hại. Canada đã đệ trình một bản kháng nghị chính thức lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau khi các vụ bắt bớ và giam cầm những nhóm lớn học viên bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, theo như tờ The Globe and Mail đưa tin.

Nỗ lực của các nghị viên và mối quan tâm của người dân Canada trong những năm qua đã khiến một số học viên tại Trung Quốc được thả, đồng thời buộc các cựu Thủ tướng Jean Chrétien và Paul Martin nêu lên vấn đề cuộc bức hại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Những sự ủng hộ vẫn tiếp tục, bất chấp nỗ lực của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm lăng mạ Pháp Luân Công, bao gồm trưng bày tài liệu gây thù hận trong văn phòng thị thực (visa), kiểm soát các kênh thông tấn tiếng Hoa nhằm điều khiển công luận chống lại môn tập luyện và gây áp lực lên các quan chức Canada để họ không ủng hộ các học viên.

Ông Lý tin rằng PFOFG “sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Quốc hội” khi phản ánh nguyện vọng của người dân Canada cũng như tăng cường vị thế dẫn đầu [trong lên án bức hại] của Canada giống như vào năm 1999 khi cuộc bức hại mới bắt đầu.

“Những người dân Canada tập Pháp Luân Công đã yêu cầu sự trợ giúp của chúng tôi,” ông Woodworth phát biểu trong một bản tin mới đây. “Điều tối thiểu mà các nghị viên có thể làm là đứng lên ủng hộ nhân quyền bất cứ khi nào họ được kêu gọi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/30/211449.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/31/111998.html
Đăng ngày: 02-11-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share