Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-10-2009] Tôi bắt đầu tập Pháp Luân công khi tôi còn nhỏ. Bây giờ tôi đang học để lấy bằng thạc sỹ. Xã hội Trung Quốc hiện nay thật sự đúng như Sư Phụ giảng trong bài “Nguy” (Hồng Ngâm II)

“Thế phong nhật hạ chúng trợ lưu.
Lạn quỷ đới đầu nhân cân tẩu.
Ngã vi thế nhân sầu.
Nhân bất vị kỷ ưu.”

Nhiều người trong xã hội đang sống với lối sống buông thả hằng ngày, như thể sắp tới ngày tận thế. Ngay khi một người bắt đầu sống theo lối sống này, người ấy càng ngày càng bị lôi xuống. Một người thường dễ dàng bị hủy hoại bởi lối sống này. Đối với người tu luyện, lối sống này tạo ra những chướng ngại tu luyện to lớn.

Là người tu luyện, chúng ta nên tránh những thứ mang ma tính đồng thời giữ gìn bản thân ở những tiêu chuẩn cao hơn, chúng ta nên tu chính lại  chúng ta với nhưng nguyên lý của Pháp và làm trong sạch lối sống trong xã hội người thường. Tôi tin chúng ta cần chọn cho mình một lối sống chân chính, đầy hy vọng và trong sạch, bởi vì là những người tu luyện chúng ta cần phải dứt khỏi phía con người và tiến về  phía thần. Do vậy trong sự tu luyện của chúng ta, chúng ta nên cố gắng chỉnh sửa bản thân bằng những hành xử của những vị thần trong mọi lúc và mọi bước đi vì chúng ta tiến thành thần.

Trong sự tu luyện của mình, tôi đã nhận ra rằng để hoàn toàn bứt khỏi môi trường này trong khi đang tu luyện, một người phải chú ý tới lối sống của mình và giữ gìn cách sống của một người tu luyện. Là một người tu luyện chân chính, lối sống của người ấy phải khá giản dị. Chúng ta cần làm tốt trong công việc và học tập, và thực hiện những hoạt động cần thiết trong cuộc sống đồng thời hạn chế tiếp xúc với xã hội người thường để không phát sinh chấp trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đặc biệt của Chính Pháp, người tu luyện cần phải giảng chân tướng, và duy trì một lối sống đơn giản và trong sạch. Chúng ta cần giữ vững chính niệm của mình và một trạng thái tu luyện lành mạnh, để hiển xuất ra sức mạnh to lớn trong việc cứu độ chúng sinh. Cuối cùng, chúng ta cần dùng sự từ bi của người tu luyện và chính niệm để cải biến chúng sinh, cũng như ngăn cho chúng ta không bị ô nhiễm bởi môi trường của người thường.

1. Xét từ phương diện tu luyện

Con người không thể bị tách khỏi môi trường sống và cảnh giới của con người, bởi vì họ bị buộc chặt bởi những “nhân tố” trong môi trường và cảnh giới của họ. Một lối sống buông thả và dơ bẩn là một nhân tố hay là một mắt xích mà có thể buộc chúng ta lại thậm chí mạnh mẽ hơn nữa. Bởi vì một người tu luyện đang vươn tới thần, sự trói buộc với con người cần phải phá bỏ. Nếu một người tu luyện thuận theo một cuộc sống dung túng bản thân và dơ bẩn, thì sự trói buộc với xã hội người thường hầu như là không thể phá bỏ. Cái lối sống dung túng  được cựu thế lực an bài này đang khởi tác dụng. Tất nhiên, sự tu luyện của một học viên cần tránh những an bài của cựu thế lực. Do đó, các học viên cần phải dần dần loại bỏ lối sống nuông chiều. Thực sự, một người tu luyện cần phải, “Tiệt trất thế hạ lưu.” “Phổ chiếu”, Hồng Ngâm II). Một người tu luyện cần phải là “ánh sáng vàng kim trong thế giới con người”, do vậy lối sống của một học viên phải lành mạnh.

2. Xét từ phương diện tương lai.

Mỗi ngôn từ, mỗi hành vi của một người tu luyện sẽ được để lại cho tương lai như một tham chiếu. Lối sống hiện thời của con người sẽ đóng vai trò tương phản với lối sống được làm trong sạch bởi những người tu luyện, do đó chúng ta phải thanh khiết và chân chính. Chúng ta phải đạt tiêu chuẩn ngay cả khi tu luyện gần với lối sống dung túng được an bài bởi những yếu tố bại hoại của cựu thế lực. Trích lời Sư Phụ giảng trong “ Giảng Pháp tại Canada, 2006”

“Vậy nên chư vị khi làm mỗi việc gì —dẫu đó là chư vị giữ cân bằng thật tốt quan hệ gia đình tại xã hội người thường, hay là cân bằng thật tốt các quan hệ tại xã hội, [hoặc] biểu hiện trong công tác ở đơn vị của chư vị, [cũng như] biểu hiện trên xã hội— [đều] không phải thực hiện hời hợt bề mặt đơn giản là xong; hết thảy chúng chính là hình thức tu luyện của chư vị, là nghiêm túc.”

Nói chung, là một người tu luyện chúng ta cần phải đi trên một con đường tu luyện chân chính. Đây là hiểu biết cá nhân tôi ở giai đoạn hiện nay, xin hãy vui lòng chỉ ra những điều mà không phù hợp với nguyên lý của Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/15/210394.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/25/111836.html
Ngày đăng 27-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share