Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
[MINH HUỆ 10-10-2009]
Tôi nhớ rằng tuần báo Minh Huệ đã có lần đăng tải câu chuyện về ba người tu luyện để thành Phật. Câu chuyện đại ý như sau.
Sư phụ của ba người đệ tử yêu cầu họ chép tay kinh Phật trong 100 ngày, và ông sẽ đến lấy đi bản chép tay vào ngày thứ 100. Người đệ tử thứ nhất vốn là người không chịu đựng được gian khổ, đã từ bỏ việc chép kinh sách chỉ sau vài ngày do cám dỗ về sắc dục. Người đệ tử thứ hai tiếp tục chép sách cho đến tận ngày thứ 100. Nhưng do không thấy sư phụ đến lấy chúng đi vào ngày thứ 100, anh ta cảm thấy thất vọng và phàn nàn rằng sư phụ đã lừa dối họ. Rồi anh ta bỏ đi trong sự oán giận. Chỉ còn lại người đệ tử thứ ba, vẫn toàn tâm toàn ý tiếp tục tu luyện bản thân. Không quan tâm là sư phụ có đến hay không, anh vẫn tiếp tục chép kinh sách theo yêu cầu của sư phụ. Ngày tiếp theo, ngày thứ 101, vị sư phụ đã tới đón anh và giúp anh tu luyện thành một vị Phật.
Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy, rằng để trở thành một vị Phật, người tu luyện phải vượt qua rất nhiều khổ cực và cần liên tục đề cao, cho đến khi loại bỏ được tất cả quan niệm của con người. Nếu không, họ sẽ không bao giờ vượt qua khảo nghiệm và trở thành một vị Phật.
Câu chuyện trên khiến tôi suy nghĩ về tình hình hiện nay. Liệu nó cũng giống như việc các đệ tử Đại Pháp đang trợ Sư Chính Pháp và làm tốt ba việc? Vài năm trước đây, khi Sư phụ nói với chúng ta rằng, quá trình Chính Pháp đã gần đến giai đoạn cuối và chẳng bao lâu nữa sẽ kết thúc. Nhưng sau vài năm, Chính Pháp vẫn chưa kết thúc. Và vài học viên bắt đầu nghi ngờ: Lẽ ra quá trình Chính Pháp đã phải kết thúc vài năm trước đây rồi chứ nhỉ? Tại sao nó vẫn chưa kết thúc? Bao lâu nữa mới đến lúc Chính Pháp thực sự kết thúc?
Các học viên với tâm thái như vậy cũng giống như người đệ tử thứ hai trong câu chuyện trên khi không nhất tâm chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà thay vào đó đã dùng nhân tâm của mình để đánh giá về Sư tôn. Sư phụ từ bi với tất cả chúng sinh. Làm sao chúng ta có thể bất kính dám chỉ trích Ngài?
Mặt khác, chẳng phải quá trình Chính Pháp vẫn tiếp diễn là do các học viên đã không làm tốt, vì thế mà nó bị kéo dài? Sư phụ đã chỉ rõ điều này trong rất nhiều kinh văn. Sư phụ đang rất lo lắng về chúng ta và nhân loại! Nhưng vài đệ tử Đại Pháp vẫn không cảm nhận được sự khẩn cấp này. Họ vẫn chờ đợi và thậm chí dám phàn nàn về Sư phụ. Sư phụ thì muốn tất cả các đệ tử Đại Pháp sẽ viên mãn và thiết lập uy đức của bản thân. Ngài đã trao cho chúng ta danh hiệu “Đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp”, đó là vinh dự cao nhất trong toàn vũ trụ, và chỉ cho chúng ta biết điều này chưa từng xảy ra trước đây và cũng sẽ không bao giờ lặp lại nữa. Làm sao mà chúng ta lại không làm để xứng đáng với danh hiệu này? Liệu chúng ta có muốn lãng phí toàn bộ nỗ lực trước đây không?
Thử thách cuối cùng thường là khó nhất để vượt qua. Nhìn từ bề mặt, mặc dù “ngày thứ 101” dường như không khác nhiều với “ngày thứ 100”, nhưng ngày 101 có thể được coi như một điểm mốc để chỉ ra liệu một người tu luyện có đạt yêu cầu về tâm tính không. Và thử thách của ngày thứ 101 thậm chí có thể vượt quá cả những thử thách của 100 ngày phía trước cộng lại.
Tôi hy vọng rằng các đệ tử Đại Pháp chúng ta sẽ không như người đệ tử thứ hai trong câu chuyện trên. Chúng ta phải càng tinh tấn hơn khi quá trình Chính Pháp sắp kết thúc. Chúng ta nên nhanh chóng từ bỏ các chấp trước vẫn còn đeo bám. Bằng cách đó, Sư phụ chắc chắn sẽ đến đón chúng ta, và Ngài sẽ dành cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/10/209999.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/24/111808.html
Đăng ngày 27-10-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.