Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 6-9-2018] Một trong những yêu cầu cơ bản đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp là làm một người tốt trong xã hội, bao gồm làm tốt vai trò trong gia đình. Nhưng tiêu chuẩn của người thường rất khác với tiêu chuẩn của Pháp.
Nhiều học viên nhận thức không đúng về vấn đề này, và nếu họ không nhìn nhận dựa trên Pháp, cựu thế lực có thể dễ dàng lợi dụng sơ hở.
Trong xã hội ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khuyến khích người ta truy cầu tiền bạc mà không từ thủ đoạn nào. Giá bất động sản tăng không ngừng, việc mua được một căn nhà trở thành gánh nặng cho hầu hết các gia đình, cả ở nông thôn và thành phố.
Đặc biệt những nam thanh niên cảm thấy gánh nặng trên vai mình, vì xã hội quan niệm rằng muốn kết hôn thì phải có nhà. Nhiều gia đình buộc phải giúp đỡ họ bằng cách dùng đến tiền tiết kiệm của hai hay ba thế hệ, nhưng có thể vẫn chưa đủ.
Tôi biết rất nhiều học viên đã dành nhiều thời gian để kiếm tiền giúp con cái họ mua nhà. Họ quên mất nhiệm vụ của một đệ tử Đại Pháp là trợ Sư cứu độ chúng sinh. Nhiều học viên sống vì con cái của họ và bị kéo xuống bởi chấp trước vào tình.
Tôi đã rất ấn tượng bởi cách xử lý tốt trong tình huống này của một học viên.
Người học viên này khá nghèo và sống ở nông thôn. Con trai của bà đã 28 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn. Anh ấy đã bị nhiều cô gái từ chối, đơn giản vì anh không có nhà riêng. Một người mẹ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy con trai mình không thể lập gia đình?
Nhưng học viên này hiểu được bà sống là vì Đại Pháp. Bà sẽ làm hết sức để giúp con trai, nhưng con trai bà cũng có tương lai riêng của anh ấy, và việc đó đã được an bài.
Con trai bà không phàn nàn rằng bố mẹ không thể giúp anh ấy, và nói với những người bạn gái rằng mẹ anh tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Chồng của học viên này không tu luyện Đại Pháp, ông phải đến nơi khác làm công để kiếm tiền nuôi cả gia đình, không để vợ phải chịu gánh nặng. Ông cũng dặn dò người vợ rằng đến mùa thu hoạch, nếu ông không về kịp thì hãy thuê người ngoài làm giúp, không phải lo lắng về tiền bạc.
Gia đình này mặc dù không giàu có, nhưng họ luôn giúp đỡ các học viên đang trải qua nghiệp bệnh bằng cách cho phép họ ở lại một hoặc hai tuần và chăm sóc họ.
Chồng bà chưa bao giờ phản đối việc đó và ông rất biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) vì đã ban cho vợ ông sức khỏe tốt. Ông cũng ủng hộ bà tu luyện Đại Pháp và luôn bảo vệ bà khỏi cảnh sát.
Một lần ông đã nói với cảnh sát: “Vợ tôi là người vợ tốt nhất, cả gia đình không có ai nói bà ấy không tốt, các anh dựa vào cái gì mà đòi bắt bà ấy? Bà ấy có được thân thể khỏe mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tại sao các anh lại không cho bà ấy tu luyện?”
Gia đình của học viên này tuân theo các giá trị truyền thống và rất trân quý Đại Pháp. Họ không đấu tranh vì của cải vật chất và không thỏa hiệp đạo đức vì tiền bạc. Các thành viên trong gia đình đều quan tâm chăm sóc lẫn nhau và sống hòa thuận.
Gia đình tôi thì khác hẳn.
Tôi là một người mẹ kế, đã dành rất nhiều tiền bạc và nỗ lực để giúp đỡ cho con chồng trong suốt 18 năm qua, nhưng họ vẫn không coi trọng những gì tôi làm cho họ.
Sư phụ bảo chúng ta quay về với các giá trị truyền thống, nhưng chúng ta phải làm thế nào?
Trong văn hóa truyền thống, mỗi thành viên có trách nhiệm nhất định trong gia đình và cần hoàn thành những vai trò đó. Nhưng làm sao để chúng ta cân bằng quan hệ giữa bản thân, con cái và Đại Pháp? Vấn đề này đã làm tôi cùng nhiều học viên lớn tuổi phải đau đầu trong một thời gian dài.
Lấy ví dụ, hiếu thảo với cha mẹ là yêu cầu cơ bản của con cái. Một người nên hiếu kính với cha mẹ và chăm sóc cho con cái của họ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người cần cha mẹ giúp đỡ để nuôi dạy con cái và hỗ trợ họ về tài chính. Họ không có thời gian chăm sóc cho con cái của mình, nên cha mẹ họ phải dành thời gian giúp đỡ con và cháu. Điều này có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm của học viên trong khi làm ba việc.
Sư phụ đã kéo dài mạng sống của nhiều học viên cao tuổi để họ có thể tu luyện Đại Pháp tinh tấn và cứu người. Một khi chúng ta bị cuốn vào cái tình và không dành thời gian tu luyện, cựu thế lực có thể lấy đó làm cái cớ để bức hại chúng ta. Các đệ tử Đại Pháp cần chính lại quan niệm làm thế nào trở thành người tốt trong gia đình và cân bằng mối quan hệ gia đình thật tốt. Đây mới là sự từ bi lớn nhất mà chúng ta dành cho con cái.
Cách làm của vị đồng tu ở nông thôn mà tôi nói ở trên đây đã khiến tôi tỉnh ngộ. Làm cha mẹ rốt cuộc nên cho con cái những gì? Nếu ngay cả con cái mình chúng ta cũng không cứu được có nghĩa là sơ hở trong tu luyện của chúng ta đã quá lớn, cần phải hướng nội tìm, quy chính nhất tư nhất niệm của bản thân, để lực lượng và trí huệ của Đại Pháp có thể quy chính hoàn cảnh gia đình.
Trước tiên chúng ta cần đặt Đại Pháp ở vị trí quan trọng nhất đối với sinh mệnh của bản thân, coi việc tu luyện, cứu người, giảng chân tướng là nhiệm vụ quan trọng nhất. Đối với con cái, việc nào nên làm, việc nào không nên làm, hãy dùng trí huệ của Đại Pháp để quy chính nhân tâm, mới có thể giúp cho gia đình hòa thuận. Nhất định phải lượng sức mà làm, đối với những đòi hỏi không chính đáng của con cái hãy dùng lời nhẹ nhàng mà từ chối. Chỉ bằng cách quy chính bản thân mới có thể quy chính trật tự gia đình, mới có thể giúp chúng ta ở trong Đại Pháp mà có được hạnh phúc vĩnh cửu.
Gia đình hòa thuận không những là cội nguồn của hạnh phúc cá nhân, mà đó cũng là môi trường tốt nhất để chúng ta chứng thực và hồng dương Đại Pháp, từ đó giải thể những bức hại của tà ác. Sư phụ đã cấp cho chúng ta trí huệ và sức mạnh vô hạn, để chúng ta ở trong Đại Pháp để tu luyện bản thân, khai sáng hoàn cảnh tu luyện ổn định, tường hòa của bản thân, ở trong Đại Pháp mà tu luyện viên mãn.
Nếu có chỗ nào chưa phù hợp xin hãy từ bi chỉ ra.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/11/在家庭中摆放好自己的位置-372327.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/6/171791.html
Đăng ngày 23-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.