Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Sơn Tây

[MINH HUỆ 27-04-2018] Tâm tranh đấu của tôi theo thời gian bộc lộ ngày càng mạnh mẽ, hệt như Sư phụ giảng: “… mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy” (Chuyển Pháp Luân). Bình thường không sao, nhưng khi giảng chân tướng hoặc trong gia đình, nếu có người không nghe chân tướng, hoặc có biểu hiện phản đối, tâm tranh đấu liền nổi lên, tôi liền muốn tranh hơn thua với người ta, lấn át người khác, nên luôn nhận kết quả ngược lại, không những không đạt hiệu quả giảng chân tướng mà còn đuổi cả chúng sinh đi.

Tôi nhận ra tâm tranh đấu của mình có ngăn nguyên là do từ nhỏ đã bị nhuộm trong thùng thuốc nhuộm văn hóa đảng, trong đầu tràn đầy tư tưởng văn hóa đảng, nên thói quen vừa gặp mâu thuẫn liền dùng tư duy “đấu tranh” đã trở thành tự nhiên rồi. Sau khi tu luyện, tôi không thực tu trong Pháp, từng lời nói hành vi, từng tư tưởng vẫn không theo tiêu chuẩn của Đại Pháp yêu cầu bản thân mà lại dùng tiêu chuẩn người thường phân biệt đúng sai, không vừa ý cái gì là biểu hiện ra ngay mới thấy thoải mái, v.v.. Tâm tranh đấu có thể dẫn đến những tư duy phụ diện, tâm tật đố, tâm oán hận, các loại tâm bất hảo v.v.. và ảnh hưởng không tốt đến làm ba việc: học Pháp luyện công tư tưởng không thanh tịnh, không dùng thiện tâm đi giảng chân tướng. Nhận thức được mức nghiêm trọng đó, tôi không ngừng hướng nội, nhưng đều là nghĩ trước quên sau, được một hôm thay đổi rồi nhưng đến hôm sau lại đâu đóng đấy.

Mùa thu năm 2017, khi tôi và một đồng tu đang giảng chân tướng cho một người thân thích của tôi, do tâm tranh đấu không bỏ và mang cái tình của người thường đi giảng chân tướng, khi đối phương không muốn nghe thậm chí còn bôi nhọ Đại Pháp, tôi không giữ vững tâm tính, bị tâm người thường dẫn động nên đã tranh đấu với người ta, đồng thời tất cả các tâm không tốt đều bộc lộ ra: tâm áp đặt, tâm tranh đấu, tâm cầu danh, tâm tật đố, tâm oán hận v.v.. thậm chí còn nghĩ người như thế này nên bị đào thải, hoàn toàn xong rồi. Do không dùng tâm từ bi cứu người theo lời dạy của Sư phụ, dẫn đến việc người thân thích đó đã gọi điện báo cảnh sát, tôi và đồng tu bị bắt phi pháp.

Qua bài học giáo huấn này, tôi đã nhận ra tính nguy hiểm của tâm tật đố, và hiểu được nếu dùng tư tưởng người thường, phương thức người thường đi làm việc Đại Pháp thì căn bản không thể được. Do tôi học Pháp ít, không dùng tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp đốc thúc bản thân, nên đã không tu xuất được tâm từ bi của người tu luyện. Lần hướng nội này, tôi mới hiểu tại sao Sư phụ luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải học Pháp học Pháp thường hằng.

Kể từ đó, tôi chăm chỉ học thuộc Pháp, dùng mỗi lời dạy của Sư phụ đối chiếu hành vi của mình, trừ bỏ nhân tâm, chân chính phản bổn quy chân. Tôi lại vừa học đến đoạn Pháp :

“Có rất nhiều người muốn tu luyện lên cao tầng; hiện nay nó được bày ngay trước mặt chư vị, chư vị có lẽ còn chưa phản ứng được gì; chư vị đi [khắp] nơi để bái sư, tốn bao nhiêu tiền, [mà] chư vị tìm chẳng được. Hôm nay [nó] được đặt đến cổng nhà chư vị, phải chăng chư vị vẫn không nhận ra!” (Chuyển Pháp Luân)

Một chữ “đặt” này, một chữ “đưa/mang/tặng”(送) này chính là tâm huyết, không quản khó khăn, và tấm lòng từ bi hồng đại không cần báo đáp của Sư phụ, đọc đến đây, lòng tôi vô cùng chua sót, lệ tuôn dào dạt. Sư phụ, ngài đã dạy con làm người phải khiêm nhường, làm việc cũng phải từ bi! (Thể ngộ tại tầng thứ của tôi.)

Những lời dạy của Sư phụ mọi thời mọi khắc luôn ở trong tâm tôi. Còn nhớ vào buổi “Giảng Pháp tại Úc Châu”, để đáp ứng tâm nguyện của các đệ tử muốn được nhìn Ngài, trong khi chúng đệ tử thì ngồi thì Sư phụ trong suốt quá trình giảng Pháp đều đứng giảng.

Sư phụ giảng:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể!” (Thanh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi nhẩm lại đoạn Pháp này và biến mỗi câu mỗi chữ thành một bức tranh, khắc sâu vào trong tâm trí tôi. Nhờ đó, trong giao tiếp xã hội, trong gia đình tôi đều chú ý đến mỗi lời nói hành vi, mỗi tư mỗi niệm của mình. Bất kể gặp mâu thuẫn gì, hình ảnh hiền từ của Sư phụ lại hiện lên, cứ như Ngài ở ngay trước mắt tôi, và trong tức khắc tôi đã kìm chế được bản thân, hướng nội tìm. Tôi luôn nhắc nhở chính mình: “Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành” (Chuyển Pháp Luân). Tôi toàn tâm toàn ý đối xử tốt với mọi người, giúp người khác không vì mục đích cá nhân và luôn nghĩ cho mọi người. Khi không dùng nhận thức người thường xem xét vấn đề, không nhìn đến bề mặt vấn đề, chỉ tu tâm tính, một mực đề cao tâm tính, dùng tâm từ bi đối nhân xử thế, mâu thuẫn đã được hóa giải, những đắng cay trong tâm cũng biến thành ngọt bùi, pháp lý “Cật khổ đương thành lạc” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm) đã triển hiện trong tôi.

Trước kia, có chuyện gì không phải người trong nhà liền đổ trách nhiệm cho tôi, thay vì lúc nào cũng tranh đấu gay gắt hay dùng lời châm chọc chế giễu với mọi người như trước, tôi đã có thể nhẫn nhường và thản đãng đối mặt mọi thứ, không động tâm.

Đặc biệt đối với người thân thích đã báo cáo tôi với cảnh sát, người nhà tôi rất tức giận, muốn mắng anh ấy một trận. Tôi đầu tiên hướng nội tìm nguyên nhân và phát hiện sự tức giận đó bắt nguồn từ tôi, do tôi làm không tốt nên để anh ấy làm điều xấu. Tôi cũng nghĩ người thân thích kia khi lỡ báo cảnh sát như vậy hẳn cũng khó chịu lắm, áp lực lắm, mình không nên đưa thêm gánh nặng cho anh ấy. Nên tôi đã khuyên mọi người trong nhà nên thiện đãi anh. Anh ấy mới là người bị hại đáng thương hơn cả. Để tránh cho người thân đó khó xử, tôi lại nhờ một đồng tu khác đến giảng chân tướng cho anh ta. Mỗi khi lộ ra những tâm không tốt, tôi liền nhớ đến lời dạy của Sư phụ, liền tương kế tựu kế tiêu trừ những tư tưởng không tốt khác, tâm tranh đấu dần dần qua ma luyện đã được dần dần tu bỏ.

Tôi ngộ rằng, chúng ta không chỉ trên bề mặt pháp lý là phải phù hợp với Pháp, mà ở thái độ, ngôn hành đều phải phù hợp với Pháp, như thế mới khởi tác dụng tốt đẹp. Khi gặp vấn đề, hướng nội, tu bản thân, cải biến bản thân mà không phải yêu cầu người khác tu, hay chấp trước vào cải biến người khác.

Bây giờ, một khi xuất hiện tâm tranh đấu, tôi liền lập tức có thể khắc chế, tiêu trừ, tu bỏ nó. Cùng với tâm tranh đấu là các tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, tâm tự mãn, tâm coi thường người khác, tâm tự cao tự đại, yêu và ghét, v.v.. các tâm không tốt đều dần dần yếu đi. Từ trong Pháp, tôi có thể buông bỏ nhân tâm, tâm hồn tôi nhẹ nhàng, thản đãng, bình hòa, và sinh mệnh tôi đắm chìm trong sự tốt đẹp và thần thánh của Đại Pháp.

Sư phụ, đệ tử có được đề cao đều nhờ có sự khổ công an bài của Ngài, đệ tử sẽ buông bỏ chấp trước không phụ tâm huyết của Ngài, con xin gửi lời cảm tạ vô ngần đến Ngài: Cảm tạ Sư phụ! Pháp Luân Đại Pháp hảo! Sư phụ hảo!

Đây chỉ là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào không thỏa mong các đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/27/364625.html

Đăng ngày 23-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share