Bài viết của Tích Duyên, đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HỆU 6-5-2018] Khoảng hai năm trước tôi tới một nhóm học Pháp, lúc đó các học viên ở đó luôn kiên trì học thuộc Pháp, mỗi lần học thuộc vài đoạn. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu học Pháp tập thể cùng mọi người. Mặc dù nhiều năm trước tôi cũng đã tự học thuộc Pháp, trừ bỏ đi tâm lý ngại khó khi học thuộc Pháp, nhưng chỉ có thể học thuộc một câu một hoặc vài câu một, vẫn không thể thuộc lưu loát cả một đoạn, hơn nữa lại quên theo thời gian. Nhưng hiện tại, học thuộc Pháp tập thể cùng nhóm học Pháp như vậy giúp tôi biết tranh thủ thời gian để học thuộc Pháp hơn.
Trong suốt hai năm học thuộc Pháp, tôi đã thụ ích rất nhiều. Thứ nhất, là có thể tĩnh tâm học Pháp, vì bình thường học Pháp tập thể, mỗi câu Pháp chỉ đọc một lần, tư tưởng chỉ cần hơi xao lãng là sẽ bỏ lỡ mất, thực tế là nó cũng bằng như không học câu đó. Còn khi học thuộc Pháp thì phải đọc đi đọc lại, từng câu tưng chữ đều phải nhập tâm thì mới thuộc được. Thứ hai, quá trình học Pháp đã bộc lộ ra tâm lười nhác của tôi, tâm qua loa lấy lệ. Vì không thể nghiêm túc yêu cầu bản thân, có lúc rất dễ dàng sản sinh ra suy nghĩ kiểu như làm cho có. Bởi vì hiện tại đã phát hiện ra những vấn đề này, nên sau đó tôi liền trong quá trình thực tu mà tu bỏ chúng.
Đồng thời học thuộc Pháp cũng khiến tôi học được thực tu, dễ dàng nhìn ra chỗ thiếu sót trong tu luyện của bản thân hơn. Hiện tại, tôi thấy nhiều điều giảng trong sách “Chuyển Pháp Luân” là dạy làm tu tâm tính là gì, làm thế nào để tu tâm tính, xem ra có vẻ tâm tính của tôi đã đề cao lên. Hiện tại, trong công tác và sinh hoạt hàng ngày, khi gặp vấn đề thì trong đầu não tôi nhanh chóng hiện lên Pháp mà Sư phụ giảng, chỉ đạo tôi thực tu. So với trước kia, tôi là đang dần dần học được cách tìm trong từng ý từng niệm của bản thân, mỗi khi gặp sự tình nào đó không thuận tâm, hướng nội tìm thì đều phát hiện ra vấn đề của tự mình, là do bản thân có chấp trước mà thành, cũng thể ngộ hơn về Pháp Lý mà Sư phụ giảng trong Hồng Ngâm III:
Đối đích thị tha, Thác đích thị ngã
Diễn nghĩa:
Cái đúng là họ, cái sai là mình.
Tôi tham gia một nhóm giảng chân tướng, mỗi cuối tuần chúng tôi lại cùng nhau ra ngoài gọi điện thoại giảng chân tướng. Trong quá trình này đã thể hội rất nhiều, mọi người tỷ học tỷ tu, trạng thái tinh tấn của đồng tu cũng giúp tôi rất nhiều. Các đồng tu bất luận là giá rét hay nóng nực, gần như mỗi ngày đều đi ra ngoài gọi điện thoại giảng chân tướng, đã kiên trì như vậy trong nhiều năm. Trong số các đồng tu có một dì, nhất tâm đều đặt tại tu luyện, mỗi ngày học Pháp, giảng chân tướng, giúp đồng tu lên mạng tải tài liệu, v.v,… luôn cảm thấy thời gian không đủ dùng. Các đồng tu khác cũng vậy, mỗi lần ra ngoài, họ đều rất nhanh chóng tiến nhập vào trạng thái toàn tâm toàn thân đi cứu người, một lần số người khuyên tam thoái được tương đối nhiều.
Ra ngoài giảng chân tướng khó tránh khỏi gặp phải các dạng thời tiết như nắng, gió và mưa, v.v,… cũng không ngăn được bước chân đi cứu người của các đồng tu. Có khi một ngày trước vừa mới mưa, mặt đất còn ẩm ướt; hoặc xung quanh vừa bẩn vừa lộn xộn, cũng không thể làm ảnh hưởng gì tới các đồng tu. Mà tôi là có đắn đo, sinh ra tâm sợ bẩn, đều có thể kịp thời phát hiện và thanh trừ, nhờ đồng tu dẫn dắt, mỗi ngày đều có thu hoạch. Còn có vài lần, trong khu vực chúng tôi giảng chân tướng, thỉnh thoảng có người đi qua, mỗi lần đó tâm tôi lại trở nên bất ổn, lo sợ người khác nghe thấy, nổi tâm sợ hãi, không muốn gọi điện thoại giảng chân tướng. Lúc này lại gặp đồng tu, ở chỗ đó vững vàng mà hết sức chăm chú giảng chân tướng nữa, so sánh với họ, tôi quả là có chênh lệch quá lớn.
Tôi ngộ ra rằng, giảng chân tướng cứu người là một việc thần thánh, có liên quan chặt chẽ với tu luyện tâm tính, không phải là những thứ mang tính hình thức. Chỉ có đề cao tầng thứ thì lời nói ra mới có uy lực, mới có thể giải thể nhân tố tà ác sau lưng con người thế gian, mới có thể cứu họ.
Viết ra những lời này, một phần là muốn giao lưu cùng các đồng tu, nhưng phần chủ yếu là đã tìm ra được khoảng cách của bản thân với các đồng tu, để tôi có thể đi thật tốt trên con đường tu luyện sau này. Có chỗ nào không đúng, xin từ bi chỉ chính.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/6/365043.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/4/171757.html
Đăng ngày 18-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.