Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-6-2018] Con gái của bà Lưu Hân đứng ngồi không yên khi mẹ cô không trả lời điện thoại suốt cả ngày.

Sợ hãi và lo lắng, cô đã đến nhà của mẹ. Cô gõ cửa nhưng không có ai trả lời. Cô lo lắng mở của bằng chìa khoá dự phòng của mình, trước mắt cô là hiện trường của một cuộc đột kích bạo lực của công an.

Phòng ốc trong nhà là một mớ hỗn độn. Dấu chân ở khắp nơi. Một chiếc dép màu xanh đi trong nhà của mẹ cô nằm giữa tiền sảnh. Những mảnh giấy nhỏ [dùng trong giao dịch, thanh toán] phủ đầy sàn nhà của phòng làm việc. Điện thoại của mẹ cô ở trên bàn vẫn đang kêu chuông báo với 67 cuộc gọi nhỡ. Hộc tủ bị mở. Máy tính của bà Lưu, các sách Pháp Luân Công và những tấm ảnh bình thường bà Lưu vẫn để trên bàn giờ không thấy nữa. Cô nhìn thấy chiếc dép xanh còn lại ở trong phòng tắm.

Sự hỗn loạn đau lòng trong những căn phòng nói với cô một sự thật rõ ràng: mẹ cô và cha dượng đã bị bắt giữ phi pháp.

Khi ký ức về những lần mẹ bị bắt giữ và kết án vẫn còn chưa phai nhạt trong tâm trí cô gái trẻ mới tốt nghiệp đại học, thì hiện cô lại đối mặt với một cơn ác mộng mới. Cô nhắc nhở bản thân mình phải mạnh mẽ.

Cô tự nhủ rằng cô không còn là một bé gái chỉ biết khóc lóc và không biết làm gì khi mẹ bị bắt giữ. Lần này, cô đã trưởng thành. Cô là hy vọng duy nhất của gia đình. Cô phải đảm nhận trách nhiệm giải cứu cha mẹ.

Cô đã thuê luật sư bởi cô nghĩ rằng với sự giúp đỡ của luật sư, cha mẹ cô sẽ sớm trở về nhà. Hơn hết, họ đã không làm gì sai khi giữ vững đức tin vào Pháp Luân Công.

Nhưng cô gái trẻ không bao giờ tưởng tượng được sự bất công tàn nhẫn mà cô phải đối diện khi đương đầu với cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.

Ngày 11 tháng 4 năm 2018, ba ngày sau khi vợ chồng bà Lưu bị bắt giữ, con gái bà và luật sư đã đến đồn công an, viện kiểm sát và Trại tạm giam để thu thập thêm thông tin về vụ án của cha mẹ cô. Họ bị đối xử lạnh lùng và bị chối đẩy qua lại giữa các cơ quan khác nhau. Công an đã từ chối cung cấp một thông báo tạm giam; trại tạm giam từ chối cho luật sư gặp thân chủ.

Vài ngày sau, khi luật sư gặp được bà Lưu, bà đang bị huyết áp cao nguy hiểm (áp lực tâm thu của bà là hơn 200 mmHg).

Luật sư và gia đình bà Lưu đã quay lại đồn công an ba lần để nộp đơn bảo lãnh để bà được điều trị y tế. Nhưng Chu Dương Phi, phó Đồn công an thị trấn Nhân Hoà, đã từ chối yêu cầu của họ. Ông ta nói: “Tôi không phụ trách trường hợp này” để trốn tránh trách nhiệm.

Ba tháng sau khi bà Lưu bị bắt giữ, huyết áp của bà vẫn ở mức nguy hiểm là hơn 200 mmHg, con gái bà Lưu vô cùng lo lắng. Thay vì thả bà để điều trị y tế, viện kiểm sát đã thông qua việc bắt giữ họ và chuẩn bị tiếp tục bức hại cặp vợ chồng này thêm nữa.

Do những nỗ lực giải cứu cha mẹ bị công an chặn đứng, con gái bà Lưu bị áp lực to lớn, kiểm tra sức khỏe xuất hiện triệu chứng loạn nhịp tim, và buồn ngủ suốt cả ngày.

Bị bức hại nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công và tình cảnh của con gái

Ngày 8 tháng 4 năm 2018, bà Lưu Hân cùng chồng là ông Từ Trí Ngân, ở khu Bạch Vân, thành phố Quảng Châu, đã bị bắt giữ. Công an nói với gia đình họ rằng camera giám sát đã ghi hình họ đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Đội An ninh Nội địa đã đệ đơn tố cáo họ và sau đó lệnh cho công an địa phương bắt giữ và lục soát nhà họ.

efc3344c437a555c6a9aea2d819ba38a.jpg

0b9adae0e9fd9e44e64040506910e8b8.jpg

Ông Từ Trí Ngân và bà Lưu Hân

Con gái bà Lưu viết trong bức thư gửi cho công an để yêu cầu trả tự do cho mẹ cô: “Với công an, họ chỉ đang thực thi mệnh lệnh bức hại. Nhưng đối với tôi, việc liên tục bắt giữ và bức hại mẹ tôi là một cơn ác mộng lặp đi lặp lại.”

Hơn 19 năm qua, đôi vợ chồng đã bị bắt giữ và kết án liên tục vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Lưu Hân, tuổi ngoại ngũ tuần, đã bị công an bắt giữ vào năm 2000 khi đang đến thăm một người bạn ở tỉnh khác. Công an đã lấy đi các sách Pháp Luân Công và những tài liệu liên quan của bà, cùng với 20.000 nhân dân tệ tiền mặt bà mang theo trong chuyến đi.

2f0a9887968e2670a8814917ce5bdbd8.jpg

Minh họa tra tấn: Cổ, cổ tay và mắt cá chân bị xích.

Khi ở trong trại tạm giam, bà bị công an xích cổ, cổ tay và mắt cá nhân. Họ đánh đập bà và dậm mạnh lên cổ bà, ghì mặt bà xuống đất. Bà gần như bị ngạt thở. Một lần khác, trong khi vẫn đang bị xích, công an đã xô bà từ trên giường bổ nhào xuống đất.

Khi bà Lưu phơi bày hành vi phạm pháp của họ, công an đã trả đũa tàn bạo. Họ chuyển bà từ trại tạm giam đến một nơi thẩm vấn bí mật vào giữa đêm. Họ xích bà vào một cái ghế và không cho bà ngủ. Họ bôi dầu cù là quanh hai mắt bà và thổi khói thuốc vào mặt bà. Một viên công an còn giật mạnh còng tay của bà khiến toàn thân bà đau đớn cực độ.

Trong một lần tra tấn khác, họ treo một tay của bà lên, toàn bộ trọng lượng cơ thể tập trung lên cái tay bị còng. Bà nhớ lại: “Nó đau đến nỗi tôi chỉ có thể chịu đựng được bằng cách cắn vào lưỡi của mình. Công an nói với tôi rằng không ai chịu nổi hình thức tra tấn này.”

Bảy tháng sau, bà Lưu bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và liên tục bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần khi ở trong trại lao động.

Không lâu sau khi bà được thả ra vào tháng 10 năm 2003, chồng bà khi đó đã ly dị bà.

Con gái bà Lưu nhớ lại: “Tôi còn đang học mẫu giáo khi mẹ bị kết án giam giữ trong trại lao động. Tôi không biết nó có ý nghĩa gì với bà hay với tôi. Ba năm không có mẹ là một khoảng thời gian đau khổ của tôi. Khi gặp lại mẹ, tâm tôi tràn ngập sợ hãi và oán giận.

“Sau khi mẹ trở về nhà, cha tôi đã ly dị mẹ. Nhưng đối với tôi mà nói, khoảng thời gian ngắn ngủi mẹ ở nhà nộp đơn ly hôn là rất quý giá. Mẹ vẫn vậy – dịu dàng, ân cần, và lạc quan. Bà thậm chí còn hiểu tôi hơn. Tình cảm của hai mẹ con chúng tôi đã được hàn gắn lại.

“Cuối cùng tòa án đã trao quyền nuôi dưỡng tôi cho cha. Dù mẹ muốn ở bên cạnh tôi lâu hơn, nhưng cha đã đuổi bà ra khỏi nhà. Tôi chỉ được gặp mẹ vào cuối tuần và những ngày lễ.

“Tôi thường xuyên gọi điện cho mẹ. Khi mẹ không trả lời điện thoại, tôi lo lắng không biết có phải mẹ lại bị bắt giữ nữa hay không. Khi mẹ trả lời điện thoại, tôi sẽ khóc và cầu xin: ‘Mẹ, xin mẹ đừng bị bắt đi nữa.’”

Vài năm sau khi ly dị, bà Lưu đã gặp ông Từ Trí Ngân, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Họ đã kết hôn và xây dựng gia đình, nhưng hạnh phúc của họ không kéo dài lâu.

Ngày 22 tháng 5 năm 2010, họ bị bắt giữ khi đang từ khu mua sắm thức ăn trở về nhà. Công an lục soát nhà họ và tịch thu tài liệu Pháp Luân Công cùng nhiều tài sản giá trị khác.

Sau khi bị bắt giữ, vì bị bức hại tinh thần nghiêm trọng, huyết áp của bà Lưu tăng rất cao. Sợ rằng bà sẽ chết, trại tạm giam đã từ chối nhận bà và công an đã thả bà.

Ông Từ vẫn bị giam giữ hơn một năm, trước khi bị Toà án khu Thiên Hà kết án 5 năm tù vào tháng 6 năm 2011.

Tại Nhà tù Tứ Hội, ông Từ bị tra tấn liên tục, gồm cả bị cấm ngủ và bị đánh đập tàn bạo. Ông bị các bệnh tim nặng và viêm khớp cột sống. Ông được thả ra khi ở bên bờ cái chết.

Giờ đây, chỉ bốn năm sau khi ông Từ trở về nhà, vợ chồng họ lại bị bắt giữ.

Lời của con gái gửi đến công an

Trong nỗ lực giải cứu mẹ, con gái bà Lưu đã viết những lời sau trong thư gửi đến công an:

“Khi lần đầu tiên luật sư gặp mẹ tôi, bà đã nhờ ông ấy dặn dò tôi ba việc: Một, hãy là một người tốt chính trực và thiện lương; Hai, đừng căm hận công an mà đã bắt giữ mẹ, vì họ là người bản tính thiện lương, nhưng lại bị lừa dối; Ba, đừng mong nhớ bà. Điều thứ ba là khó khăn đối với tôi, nhưng tôi nghe lời mẹ, và phóng hạ tâm oán hận đối với công an.

“Giờ tôi viết thư này cho các vị. Tôi tin các vị đều là người tốt và chỉ đang thực hiện công việc của mình. Nhưng tôi hy vọng các vị biết huyết áp mẹ tôi rất cao và tôi rất lo lắng cho sức khoẻ của bà. Nếu bà bị kết án tù, tôi không biết liệu bà có sống sót nổi vì bị tra tấn trong lúc giam cầm hay không.

“Điều này với các vị mà nói thì chỉ là một quyết định đơn giản. Nhưng với tôi, nó là tất cả. Tôi thành tâm mong các vị giúp đỡ: hãy trả tự do cho mẹ tôi. Là con gái, tôi khao khát mong chờ ngày được được đoàn tụ với mẹ và cha dượng. Chúng tôi sẽ vô cùng cảm kích sự giúp đỡ của các vị.”

Cuối cùng, cô nói: “Tôi hy vọng có một ngày khi các vị nhìn lại con đường sự nghiệp công an của mình, các vị có thể tự hào nói với con cái của mình rằng, trong cuộc bức hại tàn ác nhất và chưa từng có này, cha của con đã bảo vệ người tốt và duy hộ chính nghĩa.”

Bài liên quan:

Ông Từ Trí Ngân ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, bị kết án lén lút năm năm tù (ảnh)

Thông tin liên lạc của những người bức hại:

Chu Dương Phi (周扬飞), phó Đồn công an Nhân Hoà: +86-13802755285

Cảnh sát Khâu (邱), phó Sở công an khu Bạch Vân: +86-20-86330579

Cảnh sát Lại, phó Sở công an khu Bạch Vân: +86-20-83112644

trại tạm giam khu Bạch Vân: +86-20-83114500

Viện kiểm sát khu Bạch Vân: +86-20-61819872, +86-20-86351998, +86-20-86382000


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/29/370412.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/9/171058.html

Dịch ngày 22-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share