Bài viết của Vũ Lâm, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Hồ Bắc, Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 10-05-2018] Tôi là một nữ đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, năm nay 63 tuổi. Trong cuộc sống tôi đã trải nghiệm rất nhiều, tôi tin vận mệnh là trời an bài, vạn sự đều có nhân duyên; Trong đời gặp bao nhiêu ngăn trở đều giữ vững sự thiện lương, thiện lương mới là bến cảng tránh bão, điều này là thật, vô cùng xác thực. Hôm nay tôi nói mấy câu chuyện chia sẻ cùng các bạn.
Sống chung nhà với người khác
Lúc nhỏ nhà tôi ở nông thôn, khi tôi lên 9 tuổi, vì cậu tôi đã ngoài 30 tuổi mà chưa có con cái, khó tránh bị người đời ngầm chửi rủa, cha mẹ liền cho đứa con thứ ba trong bốn đứa con để cậu nhận làm con gái. Theo lẽ thường thì tôi sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, nhưng tôi bị đối xử như một tiểu nô lệ, bị đói và lạnh là ấn tượng khó quên trong suốt cuộc đời, không biết được sự ấm áp của gia đình là thế nào.
Trước tiên nói về ký ức bị đói. Lúc đó, mỗi ngày sau khi tan học, những đứa trẻ khác đều được người lớn phần sẵn một bát cơm to thức ăn để trong nồi giữ nhiệt, điều đó đối với tôi chưa từng có. Buổi trưa cậu mợ ăn cơm, tối thì nấu canh rau, tôi chỉ được ăn một bát canh rau, trong khi cậu mợ thì ăn no. Nhưng mỗi ngày sau khi tan học, tôi phải ra đồng ruộng nhặt lấy một rổ rau cho lợn, về nhà cắt rửa sạch sẽ rồi cho lợn ăn. Cậu về tới nhà, việc trước tiên là hỏi tôi đã cho lợn ăn chưa, còn đi sờ bụng lợn thấy căng tròn thì mới không nói gì.
Làm việc nhà cũng là tôi làm những việc nặng, ví như ban đêm mùa đông, tôi phải nấu chín một nồi rau khoai lớn cho lợn ăn, thường xuyên nhịn đến đêm khuya, mợ tôi thì phụ trách việc khâu vá. Vườn rau, các loại rau, cậu làm bờ ruộng, mợ trồng rau, tôi thì bụng đói đi ra giếng trước nhà xách hai thùng nước, đường đi là một đường chạy nhỏ tưới rau. Có một lần, vì đi rất nhiều lượt rồi, sân trước cửa đều bị ướt, thoáng một cái trượt chân trên mặt đất, người té ra rất xa, thùng đổ sang một bên, cả người đau đớn, cứng đờ, nói không ra hơi. Cậu mợ đều không tới đỡ tôi, mợ còn lớn tiếng mắng: “mắt bị mù à”.
Mẹ ruột tôi sống ở sát bên, giữa cách một vườn rau. Mẹ trông thấy liền chạy tới, miệng vừa khuyên mợ “em à, em không phải khổ, đừng để người bị chịu khổ” vừa đỡ tôi đến trước cửa ngồi xuống. Mẹ lại vội vàng lấy hai thùng nước xách giúp vài chuyến nữa, cậu mợ cũng có thể chịu khổ, dường như cả nhà tôi thiếu nợ họ.
Lại nói về ký ức giá rét. Chăn đắp mùa đông là cậu mợ làm từ ruột chăn cũ bỏ đi vừa đen vừa cứng, ngủ một đêm cũng không ấm lên, vì bị lạnh mà trường kỳ nghẹt mũi, tiền đình đau nhức khó chịu. Mười bảy tuổi tốt nghiệp phổ thông trung học, mặc dù điểm số các khoa đều tốt nhưng lúc đó không thể thi đại học, ĐCSTQ tiến hành hãm hại thanh niên trí thức, tôi cũng chỉ có thể quay về nông thôn làm việc. Tôi hàng ngày làm không biết đêm ngày, có lúc điểm công đều là đội sản xuất nhiều nhất nhưng khi phân tiền, tôi lại được không đến một phần. Mùa đông, sửa đê làm đê đập, trời mưa đến đôi ủng cũng chẳng có, một đôi giày giải phóng đi đến vài năm, sau này thủng mấy chỗ cũng không có mua, trời mưa đôi chân chẳng khác nào như ngâm trong nước. Có một năm, đang sửa đoạn bậc đê, ho khan liên tục một hai tháng, một phân tiền thuốc cũng không có, về sau phát triển thành viêm phổi mãn tính, sau này mùa đông hàng năm đều bị ho vài tháng.
2. Hiểu rõ nhân sinh – vô oán vô hận
Lúc mợ tôi 36 tuổi đã sinh con gái, đây chính là em gái tôi. Năm đó, tôi 17 tuổi, đã quay về quê hương làm ruộng. Tôi chăm sóc em gái chu đáo, mỗi ngày làm ruộng xong về nhà, còn tắm rửa cho em gái, vì thấy mợ không biết chăm trẻ, tắm không sạch.
Những năm thập niên 80, cậu chuyển nhà tới huyện ngoại thành, cách chỗ tôi ở không xa, bản thân tôi tự mua nhà cửa. Về sau em gái lập gia đình là kén người ở rể, vợ chồng em gái cứ sống trong nhà, còn làm kinh doanh trên phố; cậu mợ thì mở cửa hàng thực phẩm, cuộc sống cũng coi như tương đối tốt.
Tôi năm 23 tuổi tốt nghiệp tham gia công tác, về sau lập gia đình, gia cảnh vô cùng khó khăn, tiền lương thấp thê thảm, sinh thêm đứa con, vừa không được bất cứ sự giúp đỡ nào lại còn phải thuê giúp việc trông trẻ, mở quán cơm để kiếm tiền, cuộc sống vô cùng khó khăn. Cậu thì nói với mọi người tôi đối đãi với cậu không tốt, không biếu cậu tiền, lời này truyền đi rất xa, truyền đến cả họ hàng thân thích tỉnh khác, khi tôi nghe được cũng chỉ là kham chịu.
Năm 1996, tôi tu luyện Pháp Luân Công, Sư phụ từng chút từng chút cải biến tôi, khiến tôi không lại nghĩ về quá khứ nữa, cho dù có nghĩ đến cũng là nhẹ như mặt nước phẳng lặng. Tu luyện khiến tôi ngộ được nhân duyên cuộc đời, minh bạch đây là trong luân hồi thiếu nợ nghiệp; người tạo khổ nạn cho tôi là giúp tôi trả nợ nghiệp; Đồng thời cũng thúc đẩy thành cơ duyên tu luyện của tôi, luyện tinh thần chịu cực chịu khổ của tôi. Tôi nên cảm ơn họ.
Cứ khi tâm oán hận của tôi khởi lên, tôi liền cảnh báo chính mình, tôi là đồ đệ Đại Pháp, phải nghe theo Sư phụ, đối đãi với ai cũng tốt.
Sư phụ giảng:
“Không thể nhẫn nại cũng phải nhẫn, là một người tu luyện chư vị phải từ bi! Vừa rồi tôi đã giảng chư vị không thể yêu kẻ thù của chư vị thì chư vị tu luyện không thành, không thể thành Phật được. Mọi người thử nghĩ xem khi ai đối với chư vị không tốt liệu có phải là đời trước chư vị nợ họ, chư vị không trả người ta có được không? Lúc đó nói không chừng chư vị đối với người ta còn ác hơn là hiện giờ đối với chư vị, gây đau khổ cho người khác nói không chừng còn lớn hơn cả [thế] này nữa!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996]).
Lời Sư phụ giảng đã mở ra ký ức của tôi, tôi dường như thực sự nhìn thấy tình cảnh chính mình trước đây đã làm tổn hại người ta như thế nào. Tâm tôi dần dần bình tĩnh lại.
Về sau con gái vào Đại học, tôi tiết kiệm ăn mặc cũng có thể gom góp ít tiền, mua chút đồ biếu tặng cậu mợ. Con gái không ở bên cạnh, tôi có đồ ăn ngon, bản thân không nỡ ăn, liền mang tới biếu cậu mợ.
Năm 2003, tôi vì tín ngưỡng của mình mà bị ĐCSTQ bức hại bắt giam, đầu tháng 10 năm 2004 trở về nhà, anh trai cho tôi 2.000 đồng để tôi bồi dưỡng thân thể. Việc đầu tiên tôi liền lấy tiền anh trai cho ra 500 đồng phụ thêm tiền sinh hoạt cho cậu mợ, đây là lần đầu tôi biếu cậu mợ tiền sinh hoạt. Lúc này cả nhà cậu mợ đều không muốn nhận, tôi lại kiên trì đưa, em gái mới chịu nhận. Từ đó về sau, hàng năm tôi biếu cậu mợ 2.000 đồng phụ thêm tiền sinh hoạt; lại theo truyền thống Trung Quốc, hàng năm vào tết Đoan Ngọ, Trung Thu, sinh nhật cậu mợ, năm mới, cả năm dịp này đều mua đồ tới vấn an cậu mợ.
Một hôm, có nữ đồng nghiệp gặp tôi mua cho cậu mợ một túi to lễ phẩm, liền hỏi tôi: “bạn qua thăm cha mẹ nuôi bên này nhân dịp lễ gì vậy?”, tôi trả lời xong, cô ấy nói: “cô em chồng tôi cũng là con nuôi của cha mẹ chồng tôi mà chưa bao giờ thấy cô ta mua được đồng quà nào, chỉ đến dịp nghỉ liền mang con cái tới, để nhờ trông nom, mỗi lần đến vài tháng, đến cả quà quê cũng chẳng mang theo chút nào”.
Khoảng năm 2013, mợ bệnh nặng, nằm trên giường không dậy nổi. Tôi nghe vậy liền đi thăm hỏi. Chỉ thấy sắc mặt mợ vàng như đèn cầy, nhìn một cái thì thấy là không được bao lâu nữa rồi. Vì vợ chồng em gái mở cửa hàng thịt, 2 giờ sáng mỗi ngày đều dậy đi làm sớm, cũng rất vất vả. Mợ nằm trên giường đói, muốn ăn cũng không có đồ để ăn. Thấy tình cảnh này, trong tâm tôi thật sự xúc động, tôi nghĩ: người chân phải làm nhiều việc thiện, nếu không thì khiến bản thân tạo tội rồi. Tôi nghĩ, ăn cơm là quyền tối thiếu của con người, không thể để người bị đói. Tôi liền làm cơm ở nhà mang tới cho cậu mợ.
Đến lúc này, tôi biết thế nào gọi là lấy đức báo oán. Con người sau khi trải qua thống khổ, thể nghiệm sâu sắc được điều đó, người thống khổ như thế là rất khó mà chịu đựng. Tôi trải qua quá nhiều lần bị đói rồi, biết bị đói sẽ làm cho người ta thống khổ cực lớn, người không có đồ ăn thì khó mà chống đỡ sinh mệnh, khó mà có thể sinh hoạt. Đứng ở vị trí người khác mà nghĩ, chứ không phải là “ngươi trước đây thiếu nợ ta quá nhiều…” như thế này là tâm báo đền. Tôi liên tiếp vài ngày mang cơm cho cậu mợ. Về sau cháu gái đằng nhà mẹ đẻ mợ biết bà bị bệnh, liền chủ động tận tâm mang cơm cho họ, chỗ ở của cháu gái rất gần cậu mợ, chỉ cách hai ba hộ nhà.
Sự tán dương của cậu mợ
Năm nay, cậu 83 tuổi. Thời trẻ cậu bị cận nặng, hơn 50 tuổi thì hai mắt mù. Kể từ lúc mợ phát bệnh, tôi thường mua trái cây, đồ ăn vặt, thức ăn nấu chín… đi thăm hỏi hai người, giúp giải ưu phiền, an ủi tâm cô đơn của cậu mợ.
Mợ nằm trên giường bệnh, tôi sau khi mang cơm đến, liền đứng cạnh bàn cho cậu mợ ăn, chăm sóc cậu mợ ăn xong mới đi, dặn cậu mợ thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Cậu mợ qua tôi cảm nhận được sự mỹ hảo của Đại Pháp, cũng rất tin những lời tôi nói. Hàng ngày đều thành tâm niệm chín chữ này. Được Sư phụ bảo hộ, mợ dần dần khá lên, có thể ngồi trước cửa phơi nắng, có thể ngồi vào bàn ăn cơm.
Hơn nửa năm trước, mợ bệnh nằm trên giường, tôi liền mua đĩa CD, sao chép một vài video chân tướng để cậu mợ có thể xem và nghe. Vì những tiết mục này mang theo năng lượng rất mạnh, sau khi mợ nghe vài hôm, lại có thể ngồi dậy được, lại có thể ngồi chơi ở phòng khách.
Hai người già trong tình cảnh gian nan khốn khổ cực độ, nhận được sự tiếp đãi như vậy, cảm giác được an ủi, chỉ cần có người đến hỏi thăm là họ liền cực lực khen ngợi tôi trước mặt mọi người. Những lời cậu mợ tán dương tôi cũng được truyền rất xa, đến cả họ hàng thân thích tỉnh ngoài đều biết, bà con quê quán, còn có người dân ở xung quanh chỗ cậu mợ cũng đều dùng ánh mắt khen ngợi nhìn tôi.
Lúc gần cuối năm ngoái, mợ đã trên bờ vực sinh tử, tôi liền ngày ngày hỏi thăm bà, có hôm tới hai lần. Tôi sống ở tầng khá cao, đi lên đi xuống đều không dễ dàng. Có lúc mang cho bà đồ ăn đồ uống, mua đồ ăn, nấu bát cháo, canh ngân nhĩ, tính đủ cách để bà ăn được chút ít có sức mà gắng gượng.
Tháng chạp năm ngoái vô cùng tiếc nuối mợ đã rời khỏi nhân thế, thọ 80 tuổi.
Cảm ân Sư phụ đã ban cho con thân thể khoẻ mạnh cùng với năng lực vượt xa người thường, để con có thể chăm sóc cha mẹ nuôi lúc tuổi già cô đơn hiu quạnh; Cảm ân Sư phụ đã tạo ra sinh mệnh này để con có thể trở thành đồ đệ Đại Pháp thánh khiết.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/10/365013.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/14/170288.html
Đăng ngày 15-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.