Bài viết của Xuân Duyên đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 07-04-2018] Thời còn thơ ấu, ĐCSTQ làm “Đại Nhảy vọt” tạo ra nhân hoạ – đại đói kém, bần cùng cực độ: thời niên thiếu lại gặp phải sự ngu muội và hoang đường của “Đại Cách mạng Văn hoá” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tư tưởng tôi; vận động chính trị không ngừng khiến cho tinh thần tôi không thể nào xoá đi được dấu ấn thống khổ. Năm đó, thụ nhận thâm sâu văn hoá Đảng độc hại, tôi lòng đầy cảm xúc mạnh mẽ lấy nó “làm chân lý mà đấu tranh”, phát thệ “phấn đấu trọn đời” vì nó. Cuối cùng lại phát hiện ra hết thảy đều là lời giả dối không thật, tôi chỉ là một kẻ bị lừa.
Một thanh niên như tôi, không cần biết làm ra sao trong đội sản xuất, miễn một ngày đạt mười điểm công. Vất vả khổ cực làm một năm, chỉ kiếm được 100-200 đồng bạc, quần áo thiếu mặc không nói, ngay cả cơm ăn cũng là vấn đề, không nuôi nổi bản thân. Trong lầm lạc, không có đường lựa chọn, vì ấm no vì nuôi gia đình sống qua ngày chỉ có thể liều mạng làm việc. Có lúc nghĩ: cuộc sống tại sao lại khó khăn như vậy? Con người rốt cuộc vì cái gì mà sống?
Bước ngoặt trọng đại của sinh mệnh
Tháng 3 năm 1997 là bước ngoặt trọng đại của cuộc đời tôi – Gia đình ở quê tôi có người dì cả tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 13 tháng 5, một người bạn trong thành phố gửi tặng tôi hai cuốn sách Đại Pháp “Chuyển Pháp Luân’ và “Chuyển Pháp Luân (Quyển 2)”. Tôi thức khuya dậy sớm trong thời gian hai ngày xem xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, Pháp lý trong sách khiến tôi chấn động rất lớn. Tôi nói với vợ: cuốn sách này tôi muốn xem cả đời, nửa đời sau tôi có sách để xem rồi. Năm đó, tôi tròn 45 tuổi.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thân thể tôi rất khoẻ, tôi không phải vì chữa bệnh khoẻ người mà tu luyện, mà là thấy được Đại Pháp dạy người ta làm người tốt. Xem hết một lượt “Chuyển Pháp Luân”, niệm đầu tiên của tôi là: “tôi muốn theo vị Sư phụ này làm một người tốt”
Đã luyện công thì phải nghe Sư phụ. Tôi làm nghề mộc, làm công việc sửa chữa trong thành phố, ăn cơm trăm nhà, thuốc rượu đều biết, đặc biệt là nghiện rượu nặng. Vợ nghe tôi nói muốn bỏ rượu, giật mình nói: “Anh có thể bỏ được rượu sao? Anh mà bỏ được rượu thì em bỏ được cơm!”. Tôi không muốn cá cược với vợ, tôi muốn tu luyện thì phải bỏ rượu, bỏ thuốc, cũng khó chịu mất vài hôm, thuốc rượu đều bỏ hết, vợ giơ ngón tay cái lên nói với tôi: “Xem ra anh thật sự muốn tu luyện đấy!”
Pháp Luân Đại Pháp muốn tôi coi nhẹ danh lợi, dùng “Chân – Thiện – Nhẫn” làm tiêu chuẩn làm người tốt, “bất thất bất đắc”(Chuyển Pháp Luân), “tố đáo thị tu”(Thực tu – Hồng Ngâm)
Không lấy (tiền hoa hồng)
Tôi làm nghề thợ mộc, thường làm các vật dụng gia đình, xây nhà, trang trí…trong thành phố. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thuận theo đạo đức trượt dốc trong xã hội, tôi cũng theo nước chảy bèo trôi, thường hay lấy đồ đem về nhà mình. Có một câu nói: “ngu gì không cầm, lấy không thì ai không lấy”. Nhà tôi xây mái bằng bốn gian, tất cả “các đồ kim khí nhỏ” đều là lấy từ công trình về.
Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết tu Thiện, biết đạo lý làm người tốt, tôi không những sửa bỏ loại hành vi này mà còn coi nhẹ danh lợi, không lấy tiền hoa hồng. Chiểu theo tục lệ tiền hoa hồng là 10%, tôi mỗi năm làm công việc sửa chữa, tiền hoa hồng của việc mua bán vật liệu cũng được tầm vài ngàn đến trên vạn Nhân dân tệ. Cái này đối với một gia đình không dư dả gì như tôi mà nói là một con số rất cám dỗ. Nhưng tôi cứ kiên trì một xu không lấy. Có rất nhiều nhà máy, nhà buôn muốn cùng tôi lập “khế ước” luật bất thành văn, muốn hợp tác với tôi, tôi đều bày tỏ rõ ràng: có thể hợp tác nhưng tôi không lấy tiền hoa hồng vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi để cho chủ nhà làm công việc mua vật liệu là “một tay nắm hai nhà”, vừa chiếu cố người mua cũng chiếu cố người bán, tôi là muốn “hàng thật giá thực”. Tôi nói, nếu bạn nhất định muốn đưa tôi tiền hoa hồng, vậy bạn hãy để số tiền này cho chủ nhà thuê tôi làm việc dùng để mua vật liệu đi.
Sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nghiêm khắc dùng tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn yêu cầu bản thân, làm việc cẩn thận, chăm chỉ, không lừa đảo, không lãng phí vật liệu, cũng không kén ăn kén uống, cho dù chủ nhà ăn cơm trưa chỉ cho tôi vài cái bánh bao, một ca nước lọc, tôi cũng theo đó làm việc thật tốt. Có lần, làm xong cho một nhà, trong lúc vô ý bà đưa cho tôi dư 1.000 Nhân dân tệ tiền công, sau khi tôi phát hiện lập tức trả lại. Cả nhà bà cùng bạn bè đều rất cảm động: “Người tu luyện Pháp Luân Công thật tốt!”.
Nhiều năm qua, phàm là nhà nào tôi làm qua và nhà máy bán vật liệu, đều biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đều biết nhân phẩm tôi tốt, đều biết tôi làm chất lượng cao. Họ đều giới thiệu tôi cho bạn bè họ, đến nỗi về sau tôi không cần ra chợ tìm việc nữa, chỉ cần ở nhà nghe điện thoại là được rồi. Trong sinh hoạt, lúc mua vé xe bus, người bán vé trả thừa tiền, lúc đổ xăng xe máy trả thừa tiền, tôi đều ngay lập tức trả lại. Người khác vì đi sai đường đâm xe tôi hỏng, tôi cũng không trách. Một lần nhà tôi bán ngô, lúc thanh toán khách hàng đưa nhiều hơn 160 Nhân dân tệ. Tôi cảm thấy không thoả đáng, liền tính lại, trả lại tiền thừa cho khách hàng. Tôi nói với anh: Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh rất cảm động, đồng thời cũng làm “tam thoái” (thoái xuất khỏi tổ chức đội, đoàn, Đảng cộng sản).
Mấy năm nay tuyển cử trưởng thôn, có mấy người ứng cử vì tranh làm trưởng thôn liền bỏ tiền mua phiếu bầu. Gia đình tôi bốn, năm phiếu, mấy người ứng cử mấy năm nay đưa cho tôi tiền mua phiếu là vài ngàn tệ. Cái này đối với một người trong trại lao động bị bức hại mất đi năng lực lao động như tôi mà nói, thật sự là một khoản thu nhập lớn. Nhưng tôi làm một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, chưa từng lấy khoản tiền này. Vì không để cho họ hiểu lầm, mỗi lần họ đưa cho tôi tiền, tôi tạm thời giữ lại, sau khi tuyển cử xong, bất kể là trúng tuyển hay không, tôi đều trả lại tiền cho họ. Tôi còn nói với họ: nếu làm trưởng thôn sau này phải thiện đãi Đại Pháp, thiện đãi đệ tử Đại Pháp.
Một số họ cũng thoái xuất khỏi tổ chức đội, đoàn, Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Để hàng xóm lấy đi một nửa khoản tiền bồi thường
Có một năm được mùa, hàng xóm đốt pháo sân trước rơi trúng vào đống bụi rậm trước cửa nhà tôi, một đống ngô khô tất cả đều bị thiêu sạch. Đồng thời, sân tường hàng xóm bên trái nhà tôi cũng có vết tích ám khói. Nhà anh ta lại tới thôn báo án đầu tiên, nói là đống bụi rậm nhà mình bị cháy mất rồi.
Lúc cán bộ quản lý đường phố tới điều tra, hàng xóm giành nói trước nhà anh ta bị cháy mất như thế nào, yêu cầu đòi bồi thường. Nhưng người cán bộ vừa nhìn thì biết chỉ có một nhà bị cháy, mà không phải hai nhà bị cháy, họ không thể bồi thường cho cả hai nhà được. Vì cần phải quay lại cảnh hiện trường bị cháy, cần lưu lại hồ sơ. Nhưng trước sự yêu cầu mãnh liệt của hàng xóm, người cán bộ cũng không có cách nào, đành phải lấy từ 200 đồng NDT tiền bồi thường cho nhà tôi đưa cho anh ta 100 NDT. Tôi là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, không có tính toán với hàng xóm. Tôi chỉ là nghĩ, nhà hàng xóm rất khó khăn, vợ đang bị bệnh, không thể tính toán 100 NDT với anh ta.
Dùng từ bi ngăn vụ tranh chấp vịt
Có một năm, nhà tôi nuôi hơn 20 con vịt, bên cạnh cũng có nhiều nhà nuôi vịt, ban ngày đều thả bơi ở hồ nhỏ phía trước. Một hôm, hơn 3 giờ chiều, vịt nhà tôi đều về nhà rồi. Đột nhiên, cô hàng xóm tới nhà tôi tìm vịt, nói nhà cô thiếu mất một con vịt. Cô quan sát kỹ lưỡng vịt nhà tôi, sau đó đột nhiên bắt lấy một con nói “đây là vịt nhà tôi”, nói xong ôm lấy đi về.
Vợ tôi ngăn lại nói: “vịt của nhà chị, chị đều nhận ra, con vịt này căn bản không phải của nhà em, đây là vịt nhà chị, em không thể mang đi!” nhưng cô gái đó nhất mực chắc chắn là vịt nhà cô, không mang đi không được. Hai người không ai nhường ai, tranh cãi mặt đỏ tía tai, thanh âm càng lúc càng cao.
Chứng kiến tình huống này tôi nghĩ: theo nhân phẩm của vợ tôi, cô ấy sẽ không nhận vơ vịt của người khác, mà vợ tôi còn xác thực rằng nhận biết rõ gà vịt của nhà mình. Nhưng hai người đang nóng như lửa, nếu tôi lại “tham chiến”, vì vợ mà nói, chẳng những không giải quyết vấn đề mà ngược lại đổ thêm dầu vào lửa. Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Làm sao đây? Tôi bỗng nhiên trong cái khó ló cái khôn, nghĩ ra một cách mà mọi người đều có thể chấp nhận được. Tôi nói: “thế này đi, em gái, em xem giờ mặt trời vẫn còn rất cao, trời vẫn còn sớm, hai nhà chúng ta đều thả vịt ra hồ, để một lát tự chúng về nhà (thường vịt chúng đều tự nhận biết nhà của mình), em thấy được không?” Cô gái vừa nghe, lập tức bỏ con vịt xuống nói: “Được, đây là một cách hay, cứ làm thế đi!” Cô đặt con vịt xuống.
Hai nhà chúng tôi đều thả vịt nhà mình ra hồ nước. Tôi nói với vợ: “Em không được trông vịt, về nhà nấu cơm đi”. Qua khoảng một tiếng, cô gái mặt ửng đỏ quay lại nhà tôi xin lỗi: “Vịt nhà em chạy sang nhà hàng xóm, giờ quay về rồi. Vừa rồi đã làm chị nhà tức giận rồi” lại liên tục xin lỗi.
Thiện đãi kẻ quấy nhiễu
Hơn mười năm sau, nhân viên “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên môn bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân tự mình thiết lập), quan chức chính phủ, cảnh sát, trưởng thôn, họ trường kỳ giám sát, quấy nhiễu. Tôi biết nhiều người họ là bị Giang Trạch Dân nói dối lừa gạt, đầu độc, cũng có một số người là nhận tiền bạc dẫn dụ, bất luận tình huống thế nào, tôi đều thiện đãi họ. Vì Pháp lý Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng ta: đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không có kẻ thù, chỉ có từ bi và thiện niệm.
Cảnh sát tìm đến nhà tôi, tôi đưa cho họ bức thư tôi viết, nói cho họ chân tướng: tố cáo Giang, trào lưu thoái Đảng, Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới, sự việc tự thiêu Thiên An Môn, mổ cướp nội tạng sống v.v, nói cho họ biết đạo lý thiện đãi Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp để bảo bình an. Đặc biệt là từ khi đệ tử Đại Pháp toàn quốc khởi tố Giang Trạch Dân tới nay, tôi đem chứng cớ chứng minh tội lớn tày trời của Giang Trạch Dân, chứng cớ Pháp Luân Đại Pháp là tốt đã hồng truyền hơn 20 năm qua, phân ra đưa cho toà án, quản lý khu phố, cảnh sát, trưởng thôn, người dân. Một số người họ minh bạch chân tướng, đến nhà tôi chỉ là “làm theo phép” cho có lệ, chứ không thực sự quấy nhiễu.
Giảng chân tướng tại đồn công an
Một lần, tôi lái xe máy lên quốc lộ dán biểu ngữ hai bên, bị cảnh sát phát hiện phóng xe đuổi theo. Mặc dù tôi đã lên xe đi rồi nhưng bị bọn họ bắt kiểm tra giấy phép lái xe.
Qua vài hôm họ tới bắt tôi lên đồn công an. Trên đường đi tôi không ngừng nhẩm bài “Uy đức” (Hồng Ngâm):
“Đại Pháp bất ly thân
Tâm tồn Chân Thiện Nhẫn
Thế gian đại La Hán
Thần quỷ cụ thập phân”
Tạm dịch:
Đại Pháp chẳng ly thân,
Trong Tâm: Chân Thiện Nhẫn;
La Hán nơi cõi người,
Quỷ thần sợ mười phần.
Tại đồn công an, một cảnh sát họ Lý vài lần nói tôi “thực sự cầu thị” khai báo vấn đề. Tôi hỏi cậu “thực sự cầu thị” là thế nào?. Cậu trả lời: là thành thực khai báo vấn đề. Tôi nói: “không đúng”. Tôi liền nói về Pháp Luân Công với cậu. Cậu nói: “Tôi là học triết học, học duy vật biện chứng, cái này của anh là tôi mù tịt không biết gì. Tôi không hiểu Pháp Luân Công, anh nói với tôi Pháp Luân Công cũng là mít đặc. Anh thực sự cầu thị khai báo vấn đề”.
Tôi nói: “Anh không biết gì về Pháp Luân Công thì quản Pháp Luân Công thế nào? Cái gì là ‘thực sự cầu thị’ vấn đề này không làm rõ ra thì làm sao có thể nói thông? Nếu anh muốn nói chuyện thì trước tiên phải nghe tôi nói rõ những vấn đề này, nếu không một từ tôi cũng không nói”. Cậu ta nói” “không được”. Tôi nói: “vậy tôi không nói nữa”. Sau một hồi giằng co, cậu nhún nhường nói: “nếu tôi để anh nói, anh cái gì cũng có thể nói phải không” Tôi nói: “có thể, nhưng điều kiện tiên quyết là cậu không được ngắt lời giữa chừng” Cậu ta trả lời: “Được, vậy anh nói đi” Tôi khiến bản thân có được thời gian giảng chân tướng đồng thời dẫn dắt cậu ta theo hướng của tôi.
Tôi đi từ Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất có trên 100 triệu người tu luyện, tác dụng kỳ diệu chữa bệnh khoẻ người, đề cao đạo đức, hình thế hồng truyền trong ngoài nước, trấn áp những hiểu sai về Pháp Luân Công, nguyên nhân tại sao học viên lại đi thỉnh nguyện v.v. các phương diện đều tóm lược diễn giải rõ. Tiếp tục giải thích đến câu “thực sự cầu thị” nói trên.
Tôi nói: “thực sự cầu thị” một câu phân làm ba phần: 1. Thực sự, 2. Cầu, 3. Thị. Trước tiên nói “thực sự”. Trong vũ trụ chúng ta tồn tại hết thảy sự vật đều gọi “thực sự”, chỉ cần là trên thế giới đã có sự tình, sự vật đều gọi là “thực sự”, bao gồm tôi vừa giảng về Pháp Luân Công hồng truyền, phát triển, người tu luyện tâm thân khoẻ mạnh v.v, tất cả đều là khách quan tồn tại “thực sự”.
“Cầu” thì là do người đi điều tra, tìm tòi, nghiên cứu. Nguyên chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch, đã tổ chức những nhân viên và bạn lâu năm của mình thâm nhập thực địa điều tra Pháp Luân Công nửa năm, đều đem kết quả báo cáo cho Trung ương.
“Thị” là kết luận, kết quả, chính là Đạo, chính là Lý. Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch trong báo cáo nói: “Pháp Luân Công với quốc với dân chỉ có trăm lợi mà không một hại”. Đây chính là toàn bộ quá trình Chủ tịch quốc hội Kiều Thạch tiến hành “thực sự” “cầu” “thị”
Tôi giảng gần hai tiếng, người cảnh sát kia quả nhiên không nói một lời, im lặng lắng nghe. Lúc tôi nói xong, cậu kinh ngạc hỏi: “Trình độ văn hoá của anh là gì?” Tôi nói: “Tôi đi học vào thời đại Cách mạng Văn hoá loạn động, không có văn hoá gì, nhưng là tu Pháp Luân Đại Pháp được khai mở trí huệ” Cậu ta hỏi: “vậy anh có làm gì phi pháp không?” Tôi trả lời: “Tôi không có làm gì phi pháp cả” Tôi chỉ chơi chữ thôi, tôi không có trái với pháp luật người thường, cũng không có trái với Pháp Luân Đại Pháp. Cậu ta nói: “vậy anh đi về đi”
Trải qua sự việc này, về sau tôi lại viết một bài “thiển tích ‘thực sự cầu thị’” trên Minh Huệ (tiếng Trung).
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/7/363319.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/22/169450.html
Đăng ngày 24-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.