Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 19-05-2018] Ngày 16 tháng 5 năm 2018 tám cư dân ở huyện Phú Dụ bị bắt vì đã đệ đơn truy tố cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công dẫn đến những lần bị tạm giam của họ trước đây.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Các học viên Phạm Tinh Đào, Phạm Lệ Quyên, Hoành Lợi, và Vương Điện Dân đều là lao động tự do, họ đã bị bắt vào thời điểm sau khi họ mở cửa hàng kinh doanh. Ngay trước khi bắt học viên họ Vương, cảnh sát địa phương đã đến bệnh viện địa phương để sách nhiễu mẹ của học viên này vốn đang phải điều trị đột quỵ và cao huyết áp.

Cùng ngày hôm đó, các học viên Phan Đông Hoa, Tiểu Hồng (họ của học viên này vẫn trong quá trình được điều tra), Tả Đức Tú (60 tuổi, giáo viên), và Châu Minh Lỗi nằm trong số 4 học viên khác cũng bị bắt giữ.

Tại thời điểm viết báo cáo này giới tính của các học viên vẫn chưa thể xác định. Họ bị tạm giam từ 5 đến 10 ngày.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương thời, bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác mà phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân trực tiếp chịu trách nhiệm đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân họ Giang, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một cơ quan an ninh vượt ra ngoài pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này có quyền lực vượt trên tất cả các lực lượng công an và tòa án trong việc triển khai các chỉ thị của họ Giang đối với Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân đứng đơn trong các vụ hình sự, và rất nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn truy tố kẻ cựu độc tài họ Giang.

Trong “ý kiến về cải cách hệ thống thụ lý”, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc tuyên bố rằng sẽ đảm bảo việc đăng ký và giải quyết mọi khiếu nại đã được đệ trình. Chính sách mới này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 2015.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/19/366750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/24/170527.html

Đăng ngày: 10-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share