Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 5-5-2018] Bà Triệu Chí Sinh, 65 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh. Ngày 5 tháng 3 năm 2018, trước kỳ họp của Lưỡng hội (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc (những ngày trước và trong các cuộc họp chính trị như thế này được xem là “ngày nhạy cảm”), người của Sở Công an khu Triều Dương và Đồn Công an Thái Dương Cung đã xông vào nhà bà Triệu. Họ lục soát nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công cùng các tài sản cá nhân khác.
Bà Triệu Chí Sinh
Bà Triệu đã bị bắt giữ vì viết thư có nội dung về Pháp Luân Công gửi cho nhiều quan chức chính quyền. Hiện bà đang bị giam tại Trại tạm giam Triều Dương đã hơn 50 ngày.
Bị bức hại hơn 17 năm
Bà Triệu đã nhiều lần bị giam trong một trại lao động cưỡng bức và nhà tù kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Bà cũng bị bức hại tài chính và được xem là người “năm không” – đó là, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không an sinh xã hội và không thẻ tín dụng.
Vì giương một biểu ngữ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 5 năm 2000, bà Triệu đã bị bắt giữ và bị giam tại trại tạm giam Triều Dương trong một tháng.
Bà Triệu bị ép phải nghỉ hưu vào năm 2000. Tuy nhiên, vào “những ngày nhạy cảm” chính trị, bà bị người của đơn vị nơi bà công tác giám sát. Họ đặt một ghế sofa gần thang máy toà nhà bà ở và giám sát bà 24/24.
Tháng 5 năm 2000, bà Triệu bị bắt giữ vì phân phát tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công.
Lao động cưỡng bức và tù giam
Tháng 8 năm 2001, bà bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Nữ Đại Hưng, ở đây bà bị đánh đập, cấm ngủ và chịu nhiều hình thức tra tấn khác.
Sau khi bà Triệu ở trong trại lao động cưỡng bức 14 tháng, bà đã bị kết án 3 năm tù. Bà bị chuyển trực tiếp đến Nhà tù Nữ Bắc Kinh.
Ở đó, bà bị tra tấn cấm ngủ hơn 1 tuần. Các lính canh dùng thắt lưng trói bà lại trong tư thế ngồi song bàn suốt cả đêm. Sáng hôm sau khi lính canh thả ra, bà không thể đứng dậy được.
Bà còn bị tra tấn bằng cách bị lính canh và tù nhân lột sạch quần áo của bà vào mùa đông.
Những lần khác, các tù nhân dạng chân bà ra, rồi ấn đầu và thân trên của bà xuống sàn, khiến chân và lưng bà đau đớn cực độ. Bà phải đi khập khiễng trong thời gian dài sau đó, nhưng các tù nhân buộc tội bà giả vờ bị thương.
Khi việc bà Triệu bị bức hại được phơi bày trên Minh Huệ Net, bà đã bị tra hỏi về cách thức phơi bày bức hại lên mạng. Vì từ chối cung cấp chi tiết, bà đã bị giam trong một phòng nhỏ nhiều ngày và bị ép phải ngủ trên sàn nhà. Sau đó bà bị chuyển đến Khu giam giữ số 10 rồi Khu giam giữ số 4.
Tịch thu lương hưu
Khi bà Triệu ở trong trại lao động cưỡng bức, uỷ ban cưu trú đã ngừng cấp lương hưu cho bà vào năm 2002. Gia đình bà được thông báo rằng tiền sẽ được đưa vào bảo hiểm xã hội sau khi bà được thả ra.
Sau khi được trả tự do vào tháng 7 năm 2005, bà Triệu đã đến uỷ ban cư trú để hỏi về lương hưu của bà. Lúc đầu họ bảo bà hỏi đơn vị công tác của bà về lương hưu, và một tháng sau đó, khoản tiền hưu này của bà đã bị từ chối. Họ tuyên bố bà không đảm bảo yêu cầu làm việc 10 năm. Tuy nhiên, bà đã nhắc họ rằng thật sự bà đã làm việc hơn 10 năm tính đến tháng 11 năm 2003.
Tu luyện hơn 20 năm
Bà Triệu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Trước khi tu luyện, bà bị nhiều căn bệnh như viêm dạ dày ruột, viêm khớp và u xơ tử cung. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi căn bệnh đã được chữa lành. Bà đã sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Đến ngày hôm nay, bà Triệu chưa từng từ bỏ tu luyện, thay vào đó bà nghiêm khắc yêu cầu bản thân tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Công. Sự kiên định của bà đối với Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ bức hại bà rất tàn bạo. Nhưng, sau 20 năm, bà vẫn không ngừng tinh tấn tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn.
Những người tham gia bức hại bà Triệu Chí Sinh:
Vu Cửu Tường (于久翔), Giám đốc Phòng 610 khu Triều Dương: +86-13911627279
Điền Khang Ninh (田康宁), Trưởng Phòng 610 khu Triều Dương: +86-13901093098
Tiếu Hưng Quốc (肖兴国), Sở trưởng Sở công an Triều Dương: +86-10-65094217
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/5/364990.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/27/170560.html
Đăng ngày 8-6-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.