Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 4-5-2018] 14 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mẫu Đơn Giang đã đệ đơn kiện vài công an vì đã bắt giữ họ phi pháp và làm họ bị thương.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 23 tháng 4 năm 2018, công an đã xông vào nhà ông Cung Trình Các và bắt giữ ông cùng 13 vị khách, cũng là các học viên Pháp Luân Công.

Ông Cung, bà Tằng Đức Vân, bà Kim Long Kim, 83 tuổi, bà Tống Tú Ngọc, 78 tuổi, bà Tào Thục Phương, 75 tuổi và bà Kim Kim Ngọc đã được thả ra vài giờ sau đó.

Tám học viên khác, gồm có bà Cao Tú Thanh, bà Vương Minh Diễm, bà Vương Mi Hoằng, bà Phạm Lệ Mẫn, bà Khương Chung Mai, bà Trương Thục Mẫn, bà Trương Lệ và bà Lý Hồng Vĩ, mỗi người bị giam giữ hành chính 15 ngày. Họ đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ phi pháp và được thả vào ngày 27 tháng 4.

Gần đây 14 học viên đã đệ đơn kiện Mai Vĩnh Cương (phó Đồn công an Đông An), Lý Học Quân (phó Đội An ninh Nội địa thành phố Mẫu Đơn Giang) và hai cấp dưới của ông ta là Doãn Hàng và Mã Quần, cùng với lính canh Lý Tĩnh Vĩ của trại tạm giam thành phố Mẫu Đơn Giang.

Bắt giữ phi pháp

Công an không trình căn cước hay giấy khám xét nhà khi họ xông vào nhà ông Cung. Họ cũng không mặc đồng phục theo quy định của pháp luật khi thực hiện các vụ bắt giữ.

Khi bà Phạm từ chối không đi, một công an đã tóm lấy cổ bà và lôi bà từ tầng bốn xuống đưa vào xe công an. Cổ bà Phạm bị nhiều vết thương.

Bà Cao đã quở trách công an vì bức hại các học viên Pháp Luân Công. Anh của bà, ông Cao Nhất Hỉ, đã chết trong vòng chín ngày sau khi bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Người mẹ 90 tuổi của họ đã quá đau khổ và đã qua đời.

Công an đã tịch thu các sách Pháp Luân Công của ông Cung, cùng hai máy tính xách tay, ba máy tính để bàn và năm điện thoại di động.

Một công an tiết lộ rằng các học viên đã bị theo dõi trong nhiều tháng trước khi bị bắt giữ.

Công an Lý Học Quân đã chở bà Cao về nhà để lục soát nơi ở của bà. Bà Cao đã sợ hãi đến nỗi phát bệnh tim.

Ngược đãi 8 học viên bị giam

Bà Cao Tú Thanh, bà Vương Minh Diễm, bà Vương Mi Hoằng, bà Phạm Lệ Mẫn, bà Khương Chung Mai, bà Trương Thục Mẫn, bà Trương Lệ và bà Lý Hồng Vĩ bị giam một đêm tại Sở công an Đông An trước khi bị đưa đến trại tạm giam thành phố Mẫu Đơn Giang. Họ đều từ chối ký vào biên bản giam giữ.

Một học viên đã từ chối kiểm tra y tế. Một công an đã đổ đầy một cốc nước máy và đưa cho bác sỹ trại tạm giam để thử nước tiểu, nhằm “hoàn thành” quá trình kiểm tra theo yêu cầu.

Các học viên đã từ chối mặc đồng phục tù nhân và không chịu chụp hình.

Ngoại trừ bà Vương Mi Hoằng, tất cả bảy học viên còn lại đều bị giật tóc ra và đặt vào bảy cái túi khác nhau. Vẫn chưa rõ lý do tại sao các lính canh lại thu thập mẫu tóc của họ.

Sáng ngày 25 tháng 4, bà Trương Lệ bị lôi ra khỏi xà lim để chụp hình. Bảy học viên còn lại vốn đang bị giam trong bảy xà lim riêng biệt đã hô to yêu cầu các lính canh dừng lại.

Lính canh Lý Tĩnh Vĩ đã tát vào mặt bà Lý Hồng Vĩ khi bà đứng gần cửa xà lim. Một trong những răng cửa của bà rơi ra, trong khi một vài cái răng khác trở nên lung lay. Miệng bà bị chảy máu.

Răng cửa của bà Lý bị rơi ra sau khi bị lính canh tát

Quần áo của bà Vương Minh Diễm và bà Vương Mi Hoằng bị xé nát khi các lính canh lôi họ ra khỏi xà lim để chụp hình.

Bà Cao Tú Thanh bị đá vào hai chân, để lại những vết bầm tím, khi bà từ chối chụp hình.

Vết bầm tím trên chân bà Cao

Vương Thăng, giám đốc trại tạm giam, đã xuất hiện vào buổi trưa. Bà Lý đã cho ông ta thấy cái răng cửa bị gãy và đề nghị có giấy viết để viết đơn kiện. Vương đã tìm cớ và rời đi.

Điên cuồng tìm kiếm cái răng cửa bị gãy

Để huỷ bằng chứng về cái răng cửa bị gãy, nhiều nữ lính canh đã cưỡng ép lột áo bà Lý để lục soát người bà. Lính canh Hàn Tuyết đã dò tìm khắp người bà Lý. Thậm chí một nam lính canh cũng tham gia lục soát người bà.

Họ không thể tìm thấy cái răng gẫy và đã ném bà Lý xuống đất. Bà không thể đứng dậy trong một giờ. Toàn thân bà rất đau đớn.

Sáng ngày 26 tháng 4, hơn 10 lính canh đã đến xà lim. Bà Lý lại nhấn mạnh quyết định kiện những các lính canh chịu trách nhiệm. Một lính canh đã hỏi về chiếc răng, và bà đã từ chối trả lời.

Hai tiếng sau, giám đốc Vương và lính canh Hàn đến. Bà Lý đang ngồi trên giường thì Vương và Hàn đột nhiên kéo cái chăn và ném bà lên một chiếc giường khác. Họ lại lục soát người bà và kiểm tra tất cả quần áo của bà. Họ đã rời đi sau khi không tìm thấy cái răng.

Được thả sớm sau khi tuyệt thực

8 học viên đã cùng tuyệt thực không lâu sau khi bị bắt giữ. Trong vài ngày họ trở nên rất yếu. Khoảng 9 giờ sáng ngày 27 tháng 4, lính canh Hàn nói với họ: “Các bà có thể về. Các bà khiến chúng tôi đau đầu trong mấy ngày vừa qua. Chúng tôi không muốn giữ các bà nữa.”

Lý Học Quân: +86-13945343051, +86-15504530351

Mai Vĩnh Cương: +86-13945343051, +86-15504530351


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/4/364944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/7/169608.html

Đăng ngày 27-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share