Bài viết của một học viên Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2009] Trong bài “Thủ Trung” (Tinh tấn yếu chỉ 1), Sư Phụ đã giảng:

Trình độ hiểu biết của các đồ đệ rất khác nhau, cho nên vẫn có những vị luôn đi từ thái cực này sang thái cực khác. Cứ đọc xong Pháp tôi viết là họ liền có hành xử cực đoan, do vậy liền này sinh trục trặc mới.

Trong các bài giảng Pháp gần đây, Sư Phụ đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nhìn vào trong. Một số bạn học viên đã có những hành xử cực đoan, tin rằng khi đối mặt với những vấn đề, họ chỉ nên nhìn vào trong và họ không cần thiết phải chỉ ra những điểm yếu của người khác. Khi họ nghe những học viên khác nói về họ hoặc không đồng tình với họ, hoặc thảo luận về những lý do mà nhiều học viên đang bị bắt bất hợp pháp, họ tin rằng những học viên đang nói về những thứ đó chỉ hướng ngoại và không tu luyện bản thân. Thậm chí còn tệ hơn, họ từ chối thảo luận bất kỳ vấn đề gì với các học viên khác, điều này làm cho một số học viên không muốn nói nữa.

Để tu luyện trong Đại Pháp, đúng là phải nhìn vào trong. Tuy nhiên, “nhìn vào trong” không phải giống như đơn giản là không chỉ ra thiếu xót của người khác hay là giác ngộ triệt để một mình (không đặt câu hỏi, không nhận sự trợ giúp từ người khác, hoặc thảo luận với những người khác) như trong Thiền tông. Với những học viên đề cao bản thân họ tới một tầng cao hơn bằng việc tham dự các buổi tâm đắc thể hội và trao đổi thể ngộ với các bạn đồng tu là một đường tu mà Sư Phụ đã để lại cho chúng ta, vì thế chúng ta phải theo nó. Chúng ta có thể trao đổi ý kiến, chẳng hạn về thể ngộ trong “nhìn vào trong“, suy nghĩ của chúng ta về các thiếu xót của các học viên khác, hiểu biết về những mẫu thuẫn xảy ra giữa các học viên, và đưa ra lời khuyên cho các bạn đồng tu để chính lại sự thiếu xót của họ. Mục đích của việc trao đổi ý kiến là không phải tìm bạn tri âm, mà là lưu ý vào lời khuyên để chính lại những sai xót của chúng ta và đề cao tới một tầng cao hơn cùng nhau.

Từ Pháp, chúng ta biết rằng chỉ ra những thiếu xót của các bạn đồng tu là yêu cầu của Sư Phụ và trách nhiệm của các học viên để đồng hoá Đại Pháp. Nó cũng là sự từ bi tu luyện được bởi các đệ tử Đại Pháp. Có một câu thành ngữ: “Người ngoài sáng suốt nhất.” Khi một học viên đối mặt với một vấn đề, các học viên gần nhất với anh ấy hoặc cô ấy có thể xét vấn đề dựa trên Pháp và đưa ra quan điểm của họ một cách chân thực. Điều này có thể giúp người học viên đang đối mặt với vấn đề trở nên thanh tỉnh. Cùng lúc đó, nó cũng là tiến trình tu luyện cho các bạn đồng tu để nhận ra lỗi lầm của chính họ bằng “nhìn vào trong” và học được từ vấn đề này để hiểu vấn đề rõ ràng hơn theo Pháp lý.

Từ bi chỉ ra bất kỳ điều gì là không có gì xấu theo tiêu chuẩn Pháp. Nhân tính ẩn sâu trong quá trình chỉ ra những gì không đúng là những thứ mà chúng ta nên tống khứ. Là các đệ tử Đại Pháp chúng ta nên tin tưởng những người khác và từ bi tha thứ cho nhau. Chúng ta cũng nên xả bỏ những chấp trước như bảo hộ tự ngã và thận trọng với người khác. Thay vào đó, chúng ta nên trao đổi ý kiến bằng một cách hoàn toàn trung thực và đề cao lên cao tầng cùng nhau. Có lẽ điều này sẽ giúp các học viên Đại Pháp như một chỉnh thể trở nên thành thục hơn.

Đây là nhận thức của tôi. Tôi hy vọng các bạn học viên sẽ từ bi chỉ ra bất kỳ điều gì không đúng.

Viết ngày 17-08-2009.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/19/206705.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/2/110504.html
Đăng ngày: 18-09-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share