Bài viết của Thư Tĩnh

[MINH HUỆ 14-1-2017] Lúc tôi còn trẻ, mẹ tôi đã nói với tôi một câu ngạn ngữ: “Nguyện nhân hảo nhĩ tài hảo” (Mong cầu điều tốt lành cho người khác thì bạn cũng được tốt lành) tôi đã không hiểu ý nghĩa của nó cho lắm, và nghĩ rằng bà chỉ là muốn dạy dỗ tôi không nên thù ghét người khác mà thôi.

Sau khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp và học rất nhiều các bài giảng Pháp của Sư phụ về cuộc sống, tôi nhận ra rằng những câu ngạn ngữ như này đều chứa đựng nội hàm rất thâm sâu mà hầu hết chúng ta không thể hiểu được nó một cách thấu đáo.

Khoa học đã chứng minh được rằng tư duy của con người là vật chất. Khi một ai đó suy nghĩ điều gì đó, thì ý nghĩ đó có thể tạo nên một thứ vật chất và sản sinh ra năng lượng có thể gây ảnh hưởng đến những người khác.

Nhận thức này tương đồng với những lời giảng của Sư phụ: “Tướng do tâm sinh.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Mỗi khi chúng ta phàn nàn hay ôm giữ những suy nghĩ tiêu cực về người khác, thì nó sẽ sản sinh ra một loại vật chất tương ứng rót vào trường không gian của họ. Dù chúng ta không nhìn thấy, nhưng người liên quan có thể thực sự chịu nhận và cảm nhận được, điều đó khiến họ thấy khó chịu. Vì thế, cách hành xử của người đó có thể sẽ xấu đi.

Điều này giải thích được cho mối tương quan giữa thái độ của tôi về ai đó với việc người đó xử sự với tôi thế nào. Mỗi khi trong tôi có những ý nghĩ tiêu cực về người khác, thì người đó và tôi sẽ bất hòa, nhưng nếu tôi bảo trì được những ý nghĩ từ bi và tích cực về người khác, thì anh ấy/cô ấy sẽ đối xử rất tốt với tôi.

Câu ngạn ngữ “Nguyện nhân hảo nhĩ tài hảo” không phải là mơ hồ, bởi bất kỳ suy nghĩ nào của chúng ta đều tồn tại một loại vật chất. Chúng ta có thể cảm nhận được nó, giống như việc chúng ta biết có không khí ở xung quanh mình, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy được nó vậy.

Nếu một ai đó thường có những suy nghĩ tiêu cực hay đấu tranh với người khác, thì anh ấy/cô ấy sẽ có thể làm hại họ hay hại chính bản thân mình.

Có một câu chuyện cổ truyền thống, kể rằng có một con ngựa phàn nàn về một con lợn rừng cùng đến ăn cỏ với nó trên một đồng cỏ. Con ngựa đã bảo người thợ săn là hãy giết chết con lợn đó đi để nó có thể sở hữu được tất cả cánh đồng cỏ. Người thợ săn đã giết chết con lợn, nhưng đã đặt lên lưng con ngựa một cái yên ngựa và bắt nó làm nô lệ của mình. Câu chuyện này đã minh chứng rằng, khi muốn gây hại cho người khác thì rốt cuộc sẽ gây hại cho chính mình.

Pháp Luân Đại Pháp dạy con người trở nên lương thiện, làm người tốt, và yêu cầu các học viên chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, làm người tốt không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn cho chính bản thân mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/1/14/340799.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/5/162402.html
Đăng ngày 6-4-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share