[MINH HUỆ 18-07-2009] Trưa ngày 17 tháng 7 năm 2009, hơn 2500 học viên Pháp Luân Công tập trung tại West Lawn trên đồi Capitol, Washington DC để chuẩn bị cho buổi Diễu hành lớn. Với các bảng trưng bày và biểu ngữ nhiều màu sắc, đoàn diễu hành của các học viên mang thông điệp: “Chấm dứt cuộc bức hại của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công.

Đến Washington DC tham gia các hoạt động phản đối cuộc bức hại là trách nhiệm của tôi

Trong đoàn diễu hành có một người đàn ông phương Tây khá cao, tầm tuổi trung niên, mặc một chiếc áo phông màu vàng với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Ông ta giữ một tấm áp phích chữ xanh trên nền trắng “Thế giới cần Chân Thiện Nhẫn”. Mặt bên kia của áp phích đề khẩu hiệu “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Người đàn ông này tên là Fava, cả gia đình ông ta gồm 3 người, đã từ Ý sang Mỹ để tham gia sự kiện có quy mô lớn lần này.

2009-7-18-083203-1--ss.jpg
Fava, đến từ Ý, tin tưởng rằng Pháp Luân Công là cuộc sống của mình

Fava bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau chuyến đi đến Bắc Kinh năm 1995. “Tôi đến Washington lần này bởi vì ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công 10 năm rồi. Chúng ta không thể để cuộc bức hại tiếp diễn. Đây không phải lần đầu tiên tôi đến Washington. Tôi thường tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm của các học viên. Thực tế là tôi đến đây hầu như hàng năm. Nhưng lần này, nó có ý nghĩa khác, bởi vì học viên Pháp Luân Công đang kháng nghị một cách hòa bình cuộc bức hại đã kéo dài 10 năm. Tôi cảm thấy trách nhiệm của mình phải tham dự.

Khi được hỏi tại sao bản thân là người Ý mà lại quan tâm đến những vấn đề tại Trung Quốc, Fava trả lời phóng viên: “Là một học viên Pháp Luân Công, tôi có trách nhiệm phải quan tâm đến những gì xảy ra tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, tôi đã từng sống ở Trung Quốc trong tám năm và còn giữ lại rất nhiều kỷ niệm. Vì vậy tôi quan tâm đến những điều tốt đẹp của người Trung Quốc và cuộc sống của họ.

Con trai của Fava là Thiên Lập Kim, chín tuổi. Cậu bé học Pháp hằng ngày và luyện công thường xuyên. Cậu nói các bài công pháp khiến cậu cảm thấy thư thái. Thiên Lập Kim cho biết những khi cảm thấy sai trái, cậu có thể tuân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để đề cao và duy trì tâm tình của mình. Khi phóng viên hỏi lý do cậu đến Mỹ, Thiên Lập Kim ngây thơ và thành thật đáp: “Cháu cũng muốn tham gia, cháu muốn giống như một học viên Đại Pháp thật sự.

Pháp Luân Công ngày càng được nhiều sự đồng tình và ủng hộ tại Hồng Kông

Trong lễ diễu hành, phóng viên đã có cuộc nói chuyện với ông Hồng Chương, điều phối viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông. Ông cho biết: “Các hoạt động thường niên của học viên Pháp Luân Công tại Washington DC là tâm điểm được cộng đồng thế giới quan tâm. Thông qua những hoạt động này, chúng tôi có thể nâng cao nhận thức của người dân trên toàn thế giới và chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.

Nói về Pháp Luân Công trong môi trường đặc biệt ở Hồng Kông, ông Chương nói: “Các học viên ở Hồng Kông cũng chịu sức ép tương đối lớn trong những năm đầu kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại, bởi vì chúng tôi đứng trực tiếp đối đầu với ĐCSTQ. Chính phủ Hồng Kông cũng chịu sự điều khiển trực tiếp từ ĐCSTQ. Dường như áp lực che kín bầu trời và bao phủ trái đất. Chúng tôi vô cùng buồn bã. Nhưng là học viên Đại Pháp, chúng tôi nỗ lực giảng rõ sự thật một cách hòa bình, phản đối cuộc bức hại một cách có lý trí và đã được sự đồng tình, ủng hộ của người dân Hồng Kông. Hiện nay tình thế ngày càng tốt hơn. Mặc dù vẫn còn sự can thiệp và bức hại trên mọi lĩnh vực nhưng ảnh hưởng của ĐCSTQ đang suy yếu dần. Chúng tôi cố gắng hết mình để nói rõ sự thật, bởi vì có rất nhiều người Hồng Kông đến từ Trung Quốc đại lục. Chúng tôi tổ chức các cuộc diễu hành để giới thiệu và ủng hộ phong trào thoái Đảng, cùng với nhiều hoạt động giảng rõ sự thật khác và đã đạt được kết quả rất tốt. Nhiều người Trung Quốc đã đến xem các hoạt động này và nhận các tài liệu giảng rõ sự thật”. Ông Chương cho biết thêm: “Có 12 trung tâm Hỗ trợ Rút khỏi ĐCSTQ tại Hồng Kông. Nhiều khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đã đến nhận tài liệu và có một số tuyên bố trực tiếp thoái Đảng.

Học viên Đức: Rất mong đợi cơ hội này

2009-7-18-083203-2--ss.jpg
Kinh Tống, học viên người Đức, mong đợi cơ hội đến Washington DC tham gia các hoạt động

Kinh Tống, nhân viên thiết kế cho một công ty tại Đức, có một nửa dòng máu là gốc Hoa, đã tu luyện Pháp Luân Công kể từ năm 1995. Anh cảm thấy rất tự hào về sự kiện hôm nay: “Có rất nhiều học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành lớn chống lại cuộc bức hại. Tôi thấy lần này có nhiều người tham dự hơn những năm trước. Công việc của tôi rất bận và có rất ít cơ hội để tham gia những hoạt động như thế này. Đối với tôi, đây là cơ hội quý báu để đến và tham gia vào sự kiện này. Tôi cảm thấy có rất nhiều ý nghĩa.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi hiểu làm thế nào để trở thành một người tốt

Cuối buổi diễu hành, một phóng viên tình cờ gặp và nói chuyện với bà Thái, người tỉnh Sơn Đông. Bà Thái đến Mỹ cách đây một năm và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ thời gian đó. Khi còn ở Trung Quốc, con trai bà có gọi điện về và khuyên nên tập Pháp Luân Công. Anh ta cho biết mình cảm thấy rất thư thái và gợi ý bà tham gia tu tập. Nhưng bà trả lời rằng không dám tập bởi vì ĐCS rất tàn nhẫn với Pháp Luân Công và lo sợ khi biết con trai tập nó. Tuy nhiên, khi đến Mỹ, thấy cả con trai lẫn con dâu đều tu luyện và có nhiều liên lạc với các đồng tu khác, bà cũng dần dần bắt đầu tự mình tập Pháp Luân Công.

Bà Thái nói với phóng viên về những chuyển biến tích cực của con trai: “Nó đã có sự thay đổi lớn. Giờ sức khỏe của nó rất tốt. Con dâu kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công thì chăm sóc tôi rất chu đáo, tử tế.

Về những thay đổi mà Pháp Luân Công mang lại cho bản thân, bà Thái hạnh phúc nói: “Từ bé tôi đã mắc bệnh viêm cuống phổi, đau dạ dày và nhiều chứng bệnh linh tinh khác. Sau sáu tháng tu luyện Pháp Luân Công, tất cả những bệnh tật đều biến mất. Nhìn thấy những chuyển biến khả quan ấy, chồng tôi cũng bắt đầu tu tập.

Bà Thái tiếp tục: “Pháp Luân Công dạy các học viên sống theo tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn, trở thành người tốt, luôn đối xử tử tế trong mọi trường hợp, không chống đối lại người khác khi có mâu thuẫn, không có suy nghĩ xấu về người khác, trái lại, cần đối xử thân ái với mọi người. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi không biết làm thế nào để trở thành một người tốt.

Bà Thái rất vui được chia sẻ cảm xúc về cuộc diễu hành lớn ngày hôm này: “Tôi cảm thấy cuộc diễu hành rất tuyệt diệu. Các học viên, không kể già hay trẻ, đều đối xử với mọi người rất tử tế. Điều này thật vĩ đại. Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/19/109303.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/18/204806.html
Đăng ngày: 20-07-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share