Lý Thiên Hạnh – Phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 13–07–2009] Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đang tổ chức các hoạt động để tưởng nhớ những người đã bị tra tấn đến chết trong suốt cuộc bức hại, và để phơi bày sự thật của cuộc bức hại cho toàn thế giới. Ngày 11 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ tại San Diego, California đã tổ chức 1 chuỗi các hoạt động, gồm có một buổi mít tinh, một buổi triển lãm nghệ thuật và cầu nguyện dưới ánh nến tại công viên Balboa. Các đài truyền hinh địa phương Fox và KUSI đã đến quay phim các hoạt động này.

2009-7-12-san-diego711-01--ss.jpg
Ngày 11 tháng 7, các học viên ở San Diego đã tổ chức các hoạt động phơi bày cuộc bức hại tại Trung Quốc.

2009-7-12-san-diego711-02--ss.jpg

Ông Lý Kiện, một học viên Pháp Luân Công, đang đọc một bài diễn văn trong buổi mít tinh

2009-7-12-san-diego711-03--ss.jpg
Buổi triển lãm Chân – Thiện – Nhẫn

2009-7-12-san-diego711-04--ss.jpg
Một thanh niên đang học các bài công pháp

2009-7-12-san-diego711-05--ss.jpg
Ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công

2009-7-12-san-diego711-06--ss.jpg
Cầu nguyện dưới ánh nến để tưởng nhớ các học viên đã mất đi cuộc sống của mình trong cuộc bức hại

Các học viên dựng các biểu ngữ, kêu gọi kết thúc cuộc bức hại. Một phần trong các hoạt động của ngày kỷ niệm gồm có một khu vực triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn miêu tả một cách sâu sắc tâm kiên định của các học viên khi đối mặt với cuộc bức hại này. Nhiều khách tham quan triển lãm xem các bức hoạ và ký vào đơn thỉnh nguyện để lên án cuộc bức hại.

Tiến sĩ Cao Đại Duy, giám đốc Trung Tâm Phục vụ thoái Đảng Toàn Cầu, xem xét lại một cách ngắn gọn cuộc hành trình của các học viên về quá trình làm việc đề chấm dứt cuộc bức hại trên 10 năm qua. Ông cũng cho biết rằng hơn 57 triệu người dân Trung Quốc đã thoái đảng kể từ khi cuốn sách Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản được xuất bản năm 2004.

Ông Lý Kiện, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego, đã lên đọc một bài diễn văn về việc ông cảm ơn tất cả các quan chức chính phủ và mọi người từ tất cả các tầng lớp xã hội ở San Diego đã ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Nhiều quan chức chính phu địa phương đã giúp đỡ giải thoát các học viên bị giam cầm tại Trung Quốc, gồm có các thành viên Nghị Viện Hoa Kỳ bà Suzan Davis,ông Duncan Hunter, ông Bob Filner, và bà Darrel Issa, Thượng nghị sỹ bang California ông Bill Morrow, các thành viên Nghị viện bang California ông Mark Wyland, bà Shirley Horton, và ông Chuck DeVore, Thị trưởng thành phố San Diego ông Jerry Sanders, thành viên Hội đồng thành phố San Diego ông Donna Frye, và một số thị trưởng từ các thành phố xung quanh khu vực thành phố San Diego, gồm có ông Randy Voepel, ông Claude A. “Bud” Lewis, bà Maggie Houlihan, và ông Morris Vance.

Ông Lý Kiện kêu gọi mọi người hãy bảo vệ các nguyên lý của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn và nhận thức được bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ba học viên bị bức hại bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kể về nhũng câu chuyện của chính mình trong buổi mít tinh đó.

Vợ của Tiến sĩ Cảnh Táp đã bị bắt năm 2001 vì tập Pháp Luân Công, và đã bị bức hại tới chết 2 năm trước tại trại lao động cưỡng bức Thập Bát Lý Hà tỉnh Hà Nam. Bản thân tiến sĩ Cảnh Táp cũng bị bắt nhiều lần và bị tra tấn dã man. Trong một lần bị ép ăn, cảnh sát đã làm gẫy gần hết răng của ông.

Cô Vu Bình đến từ Đại Liên đã kể về câu chuyện của gia đình cô. Mẹ của cô là một người tu luyện, nhưng bố của cô thì không tu luyện. Năm 2002, bố của cô bị cảnh sát đe doạ vì vợ của ông tập Pháp Luân Công. Ông đã mất tích. Ba ngày sau, ông được phát hiện tại nhà khi đó đang bị bất tỉnh, và đã qua đời ngay sau đó. Hè năm 2007, mẹ của cô Vu bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam vào năm 2008. Hiện nay bà đang trong tình trạng tồi tệ.

Mẹ của cô Joanna Vương bị bắt ở An Huy và đã bị kết án 1 năm tù giam trong trại lao động cưỡng bức.

Cô Vu và cô Joanna Vương đã nhận được sự giúp đỡ của các quan chức chính phủ để cứu mẹ của họ. Đại biểu Quốc hội ông Chuck DeVore đã viết thư tới chính phủ Trung Quốc, yêu cầu phóng thích các thành viên trong gia đình của hai cô.

Lúc 7 giờ chiều, các học viên tổ chức lễ cầu nguyện dưới ánh nến để tưởng nhớ những người đã bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc. Một vài người khách tham quan đã tham gia cùng các học viên để bày tỏ sự ủng hộ của họ với Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/13/204439.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/17/109236.html
Đăng ngày: 19 – 7 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên bản.

Share