Bài viết của một học viên Đài Loan

[MINH HUỆ 24-12-2016] Vào đầu học kỳ, một vài học sinh lưu ban đã được xếp vào lớp tôi. Hàng ngày, chúng thường nói những lời lẽ thô tục, chửi mắng lẫn nhau, và không tuân thủ nội quy. Tôi đã cố chịu đựng sự có mặt của chúng trong lớp; tôi đã nói chuyện riêng với và thường xuyên giúp đỡ chúng. Tôi cảm thấy kiệt sức vì kỳ thi đã đến, giống như một chiếc chai đã chứa đầy nước mà không thể rót thêm được vào nữa. Chỉ cần thêm một giọt nữa thôi, nó sẽ chảy tràn ra ngay. Tôi đã không nghĩ được rằng đây là một tình trạng tốt mà mình có ở trong tâm. Tuy nhiên, sau khi hướng nội trong suốt ba tháng trời, tôi vẫn không biết được rằng tôi có liên quan gì đến tình huống này.

Sư phụ đã giảng:

“Phật quang phổ chiếu,
Lễ nghĩa viên minh” (Dung Pháp, Hồng Ngâm)

Vậy, tại sao môi trường quanh tôi lại có thể đầy những thứ bất hòa như vậy?

Một hôm, một học sinh lại nói những lời thô tục; tôi đã ngay lập tức giận giữ, bắt em phải đứng dậy và yêu cầu em phải viết bản kiểm điểm. Cậu bé đã viết: “Em rất tiếc vì đã nói những lời thô tục. Nếu có cơ hội khác, em sẽ không nói như vậy nữa.” Tôi chợt ngộ ra được vấn đề là gì. Cách mà những học sinh này thiếu tôn trọng, thiếu kiên nhẫn, coi thường người khác, tự cho rằng mình đúng và lười biếng đang phản ánh vấn đề của chính tôi!

Tôi nhận thấy rằng việc tôi ngắt lời người khác chính là không tôn trọng họ. Tôi giải quyết các việc một cách vội vàng vì sự lười biếng của mình, và không sẵn lòng dành thêm thời gian cho các việc đó. Tôi ích kỷ và luôn cảm thấy bản thân mình cao minh hơn những người khác, và thường hay phán xét mọi thứ từ quan điểm của chính mình.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi giữa các em học sinh nảy sinh mâu thuẫn, tôi nhận thấy mình tâm sợ mất mặt, hướng ngoại. Hướng nội sâu thêm, tôi thấy ẩu giấu bên trong là tâm thù hận, tôi luôn nhớ đến diện mạo của những học sinh này khi chúng cư xử không đúng cách. Tôi ôm giữ các quan niệm người thường về chúng và đã không thể đối đãi với chúng như với các học sinh khác. Rõ ràng là tôi nên đối xử với chúng công bằng và không vị tư.

Sau khi tôi nhận ra vấn đề của mình, thì lại có một học sinh nói một từ thô tục. Tuy nhiên lần này tôi đã mỉm cười và hỏi em: “Tại sao em lại nói như vậy?” Cậu bé đáp: “Em xin lỗi, em cứ quen nói như vậy. Em biết là sai rồi và em sẽ tự sửa chữa ạ.” Tôi đã khích lệ cậu bé nên thay đổi và nói rằng tôi tin em sẽ làm được tốt. Theo cách này, tâm trạng ở “có thể bùng nổ bất cứ lúc nào” của tôi đã biến mất. Học sinh này đã hỏi tôi: “Tại sao cô không tức giận nữa ạ? Em không bị phạt nữa sao?”

Tôi nói cho em biết rằng vì cô tu luyện Pháp Luân Công và Sư phụ của cô đã yêu cầu các đệ tử phải luôn nghĩ cho người khác trước. Sau khi tôi nói ra điều này với các học sinh, cậu bé đã xin lỗi tôi vì những hành xử của mình và hỏi tôi Pháp Luân Công là gì và tại sao pháp môn lại bị bức hại [ở Trung Quốc].

Nhìn vào các học sinh của mình, tôi thấy thật hạnh phúc vì các em đã tìm hiểu được sự thật về Pháp Luân Công, tôi cảm ơn các em vì đã giúp tôi thấy được thiếu sót của mình.

Sau khi tôi tìm ra vấn đề của bản thân mình, tôi luyện bài công pháp thứ năm và cảm thấy như mình đã được tái sinh thành một người mới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/24/339301.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/1/162026.html
Đăng ngày 30-3-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác

Share