Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2016] Pháp hội Trung Quốc Đại lục lần thứ 13 trên trang web Minh Huệ đã khép lại. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ hội giao lưu tâm đắc thể hội này và muốn viết ra để chia sẻ với các đồng tu.

Khi đọc bài chia sẻ của các đồng tu, điều thụ ích nhất đối với tôi là tôi đã minh bạch được bản chất của tu luyện chính là hướng nội tìm. Trước kia, trong tu luyện, tôi thường tìm mọi cớ để né tránh việc hướng nội tìm, bởi vì quá trình hướng nội tìm là một quá trình khoan xương xẻo tim – gần như phải mổ xẻ chính mình. Khi phải hướng nội tìm, tôi cũng chỉ xem xét qua loa trên bề mặt rồi thôi, chứ cũng không chú tâm nhiều đến chúng.

Tôi lầm tưởng rằng phát chính niệm có thể trừ dứt được chấp trước. Mỗi khi gặp khổ nạn là tôi lại phát chính niệm để loại trừ can nhiễu và bức hại. Tôi chưa bao giờ nghiêm túc suy xét vì sao lại xảy ra những chuyện này, hay tôi cần phải đối mặt và tu bỏ chấp trước nào, nhân tâm nào. Đó chẳng qua chỉ là tu luyện một cách hình thức. Như vậy cũng có thể hiểu trạng thái tu luyện của tôi là [dở] đến thế nào rồi.

Khi nghe bài chia sẻ “Tống khứ tâm sợ hãi khi ở trong hắc lao” trên đường đi làm về, nước mắt tôi lăn dài trên má. Trải nghiệm và sự can đảm của đồng tu khiến tôi xúc động sâu sắc. Tôi cũng từng gặp phải tình huống như cô ấy, nhưng đã lâu quá rồi. Tôi hoàn toàn đồng cảm với những gì cô ấy phải trải qua trong môi trường hiểm ác ấy. Khi cô ấy hướng nội và nhận ra những sơ hở và vấn đề của mình, cô đã lập tức chính lại bản thân và dũng mãnh tinh tấn. Đó là một trải nghiệm vô cùng đau thương, song nó không chỉ khiến cô ấy thay đổi, mà còn khiến cả môi trường, các tù nhân cùng phòng và lính canh cũng cải biến theo!

Tôi đã ở trong trạng thái tiêu trầm và tu luyện không tinh tấn trong suốt một thời gian dài. Bài chia sẻ của cô ấy như tiếng sấm chấn động tâm can tôi. Chính niệm và hành động kiên định của cô đã truyền cho tôi động lực mạnh mẽ. Cô đã tu luyện nghiêm túc, khiến tôi nhận ra vấn đề của mình trong tu luyện cá nhân. Tôi đã truy cầu sự an nhàn, thoải mái bao lâu nay, thiếu ý chí tinh tấn. Và để che giấu nhân tâm, tôi lại coi việc làm nhiều hạng mục Đại Pháp như tu luyện.

Tu luyện chính là thay đổi từ bên trong

Sư phụ giảng:

“không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công” (Chuyển Pháp Luân)

Kỳ thực, không phải là tôi không hiểu lời giảng này của Sư phụ, chỉ là tôi không muốn chịu khổ, bởi vì quá trình hướng nội quả là thống khổ như xẻo tim khoan xương, và quá trình quy chính lại bản thân càng cần phải dũng mãnh và chính niệm. Tôi đã viện đủ loại lý do để che đậy chấp trước và thiếu sót của bản thân, cũng như để dung túng cho chính mình. Giờ nghĩ lại, thật là quá buồn cười, quá đáng thương, mà cũng quá đáng buồn!

Sư phụ nhắc nhở chúng ta:

“Người tu luyện vĩnh viễn là tu chính mình, từng chút biến hoá nhân tâm ấy là đề cao, chư Thần đều nhìn thấy.” (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu [2016])

Tôi lại một lần nữa cảm nhận được sự từ bi, khích lệ và động viên cũng như kỳ vọng của Sư phụ đối với các đệ tử.

Qua bài chia sẻ đó, tôi còn nhận thức rằng là người tu luyện, ta phải luôn nhận định mọi việc bằng nhãn quan tích cực. Chừng nào ta còn tìm ra khuyết điểm của mình thì đó đều là đề cao, đều là hảo sự.

Lần thứ hai phải loại bỏ tâm sợ hãi, cô ấy đã nhận ra tư tâm của mình ẩn giấu rất tinh vi và giảo hoạt. Khi nhận ra điều này, cô ấy khóc nức nở mà tự trách bản thân đã mang cái tâm vị tư, biến dị lâu nay. Song cô không hề nhụt chí mà bỏ cuộc. Ngược lại, cô khích lệ bản thân lần sau phải làm tốt hơn. Đó là chính tín và dũng khí của một người tu luyện kiên định. Tôi cảm thấy trong quá trình tu luyện, phạm sai lầm cũng không phải là điều đáng sợ, chúng ta biết sai, liền sửa sai, ý chí tinh tấn, ấy mới là trân quý nhất!

Thời gian dài không tinh tấn khiến tôi tụt hậu, đã mất dần thói quen hướng nội tìm bản thân. Trước kia, cứ mỗi khi gặp khổ nạn hay bị bức hại là tôi lại chạy đi tìm đồng tu để chia sẻ và thảo luận, cảm thấy như vậy là đúng. Giờ tôi mới nhận ra ấy là hướng ngoại cầu, bởi vì đệ tử Đại Pháp là phải dĩ Pháp vi Sư.

Là người tu luyện, có sách Đại Pháp trong tay mà không tìm trong Pháp, còn muốn chạy đi hỏi ai? Đồng tu có đề xuất ý kiến thì cũng là do ngộ ra từ trong Pháp. Chỉ khi thật sự có thể tĩnh tâm, thiết thực hướng vào bản thân mình mà tìm kiếm nhân tâm và chấp trước, thì mới có thể chân chính đề cao trong Pháp.

Khi tôi chép lại bài thơ “Khổ kỳ tâm chí” trong Hồng Ngâm, đến câu “Quan quan đô đắc sấm” (Tạm dịch: “Cửa nào cũng phải qua”), tôi chợt nhận ra tu luyện là nghiêm túc, mỗi một cửa đều không bỏ sót, mỗi một quan đều phải chân chính ngộ ra từ trong Pháp thì mới qua được. Yêu cầu của Pháp đối với chúng ta là tuyệt đối nghiêm khắc, bất luận nhân tâm nào cũng không thể lọt qua được.

Tôi vô cùng biết ơn các bài chia sẻ của các đồng tu tham gia Pháp hội, đã giúp tôi tăng cường tín tâm và ý chí trong tu luyện. Con xin cảm tạ Sư phụ vì sự từ bi khổ độ của Ngài. Mỗi bước tiến và đề cao trong tu luyện đều do sự điểm hóa, khích lệ, bảo hộ và dẫn dắt của Sư phụ.

Từ nay, tôi sẽ lấy lại tinh thần và xung phá trong thực tu.

Đây là thể ngộ tại tầng thứ của tôi. Xin các đồng tu hãy từ bi chỉ ra nếu tôi có gì thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/30/338354.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/21/160410.html

Đăng ngày 27-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share