Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 2- 2- 2017] Khi tôi còn là một đứa trẻ, gia đình tôi không trân quý hay tuân theo cách ứng xử lịch sự và nhã nhặn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, của tổ tiên chúng ta. Ông bà, bố mẹ, và người thân của tôi đều là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì vậy lớn lên tôi dần hình thành nên tính hiếu chiến và tranh đấu – là những đặc điểm của văn hóa Đảng.

Vì tôi không hiểu biết về cách [cư xử] đường hoàng và lịch sự mà người Trung Quốc cổ xưa dùng để ước chế câu thúc bản thân, nên tôi thường thề nguyền, chửi rủa và dùng những từ ngữ “cực đoan.” Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng hành vi và cách ứng xử của mình là hoàn toàn bình thường.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận ra rằng hành vi và cách ứng xử của mình khác với các học viên khác.

Tôi đã rất tự hào vì mình được trở thành một học viên khi tuổi còn trẻ, nghĩ rằng hành vi và cách ứng xử của mình không phản ánh ra văn hóa Đảng. Nhưng không phải, cho đến khi đọc Cửu Bình tôi mới nhận ra những suy nghĩ, ngôn từ và cách tôi làm mọi việc là “cực đoan.” Ngoài ra tôi còn hay cãi lý, tranh luận.

Khi tham gia làm hạng mục Đại Pháp cùng các học viên khác, tôi không biết thông cảm cũng như bỏ qua cho họ khi thấy những thiếu sót của họ.

Thay vì hướng nội hoặc đưa ra những lời khuyên tích cực, thì ngay lúc đó tôi lại có những ý nghĩ tiêu cực về người khác, và nghĩ họ bất tài và giải quyết vấn đề quá chậm chạm. Khi chỉ ra điều gì, tôi thường đi đến cực đoan bằng cách đưa ra những lời cảnh báo nghiêm trọng, hoặc là giữ im lặng và để họ gánh chịu hậu quả do những “lỗi lầm” của họ. Sau đó, tôi phân tích và chỉ ra lỗi lầm của họ, cố gắng khiến họ phải thừa nhận họ đã sai và chịu trách niệm cho những thiếu sót đó.

Ngoài ra, tôi hay đi sang cực đoan kiểu ĐCSTQ trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, tôi không thích bị thiệt. Tôi luôn xới cơm đầy bát, rót trà tràn đầy chén. Mọi thứ tôi làm phải là tốt nhất, nếu không tôi sẽ mất ngủ vì chúng.

Cứ khi nào học viên khác thiện ý chỉ ra những chấp trước của tôi, tôi lại bảo họ rằng tôi đã như vậy từ hồi còn nhỏ, và cố gắng che đậy những thiếu sót của mình. Giờ đây tôi đã hiểu một câu tục ngữ của người Trung Quốc cổ xưa: “Ánh trăng tròn rồi sẽ khuyết, chén kia đầy rồi sẽ tràn.”

Trên bề mặt, “đi sang cực đoan” không đạt được tiêu chuẩn để trở nên “thuần tịnh, tử tế và từ bi.” Tuy nhiên, khi tôi hướng nội để xem những chấp trước đó đang khống chế hành vi của mình như thế nào, tôi thấy mình ích kỷ và đang cố gắng che giấu bản thân mình.

Tôi biết rằng ngay khi nhận ra bất cứ vấn đề gì trong tu luyện, tôi cần lập tức tu chính bản thân mình. Tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, tôi sẽ có động lực để làm tốt hơn và loại bỏ tận gốc những chấp trước của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/2/342574.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/5/162079.html

Đăng ngày 23-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share