Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-7-2016] Sư phụ giảng:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng: nếu tâm tật đố không dứt bỏ được, thì một người rất khó có được chính niệm, khi tâm tật đố không dứt bỏ, thì tu luyện giống như leo cây tìm cá, như tìm hoa trong gương, mò trăng dưới nước, là công dã tràng.

Từ lâu tôi đã muốn viết một bài để trao đổi về tâm tật đố, bởi vì tôi cảm thấy cho đến hiện nay, loại tâm này vẫn còn tồn tại phổ biến, gây can nhiễu rất lớn đến phương diện đồng hóa với Pháp và việc cứu độ chúng sinh.

Trong những người tu luyện, những năm gần đây tôi nhìn thấy tâm tật đố có vài loại hình thức biểu hiện dưới đây:

Biểu hiện tương đối phổ biến là cái gọi là “bệnh đau mắt”, chính là không muốn nhìn thấy người khác có chuyện tốt. Nhẹ một chút chính là không muốn nhìn thấy người khác có chuyện tốt một cách “có nguyên tắc”, ví dụ như đối với người mà các phương diện là tương đương với bản thân, tự bản thân mình cũng cho rằng họ cũng ngang phân với mình, nếu như đối phương có chuyện gì tốt, thì cái tâm tật đố kia bắt đầu quấy rối khiến cho bản thân cảm thấy không yên.Tâm tật đố nghiêm trọng chính là không phân biệt đối tượng, hễ người ta có việc tốt thì đều khó chịu. Mức độ khó chịu và độ mạnh yếu của tâm tật đố là tương ứng. Lấy một ví dụ: một đóa hoa tươi xinh đẹp, người không có tâm tật đố thấy được thì sẽ thưởng thức từ nội tâm và quý trọng nó. Tâm tật đố nhẹ một chút khi thấy đẹp thì sẽ có cảm giác ngưỡng mộ ở trong lòng hoặc là tự ti với cảm giác không thoải mái lắm. Nghiêm trọng một chút thì sẽ nói: “Ngươi đẹp ư? Kỳ thực có rất nhiều hoa đẹp hơn ngươi, ngươi xem kìa vẻ ngoài của ngươi còn có chút khó coi, so với hoa gì đó còn kém xa.” Nghiêm trọng nữa thì sẽ khạc nhổ hoặc ném cho viên đá: “Đẹp xấu cái gì? Ngươi kỳ thực là xấu xí muốn chết.” Nghiêm trọng nhất chính là trực tiếp tiến tới nghiền nát hoa dưới chân một cách vui sướng.

Tự cho là đúng, xem thường người khác, với người mà cảm thấy có các phương diện không bằng mình, thì trong tâm coi thường, có cái thì sẽ che giấu, có cái thì từ trong thần sắc hay ngôn ngữ đều trực tiếp thể hiện ra một sự ngạo mạn đối với người bị xem thường. Ở giữa nhóm người tu luyện thì biểu hiện là nói thầm sau lưng đồng tu, điều này rất dễ dàng bị cựu thế lực điều khiển sinh ra gián cách thậm chí gây tổn thất lớn hơn.

Cười trên nỗi đau người khác: người khác mà có chuyện tốt thì trong tâm liền khó chịu, người khác gặp tai họa thì ngược lại âm thầm vui mừng cao hứng thậm chí còn thừa cơ hãm hại.

Lấy tiêu chuẩn của mình hoặc tiêu chuẩn đúng sai của người thường mà đo lường người khác, không đạt được “tiêu chuẩn” thì tức giận bất bình.

Người có tâm tật đố mạnh thì thông thường tồn tại phổ biến một số đặc điểm và nguy hại sau đây:

Tâm tật đố dễ dàng sinh ra ở người có tính cách hướng nội, tư tưởng nho gia mà cựu thế lực an bài xuất hiện chính là cung cấp môi trường thích hợp đối với phương diện sản sinh tâm tật đố của người Trung Quốc. Tư tưởng bình quân chủ nghĩa của tà đảng càng nuôi dưỡng và tăng cường tâm tật đố hơn. Loại người này thông thường rất tự tư, phàm là làm các việc thì xuất phát từ tự ngã một cách bản năng, rất ít cân nhắc đến lợi ích và cảm giác của người khác.

Phổ biến là tính tự tôn, tâm giữ thể diện mạnh. Biểu hiện của những người này là không thể đụng vào, đụng vào là nổ, những người nhẹ thì trả đũa bới móc chà đạp bạn hoặc bới móc chỗ sai của bạn, những người nặng thì đến chết cũng không qua lại với nhau, thậm chí chửi bới phỉ báng, không từ thủ đoạn nào.

Cái tâm này vô cùng xảo trá đê hèn, biểu hiện ra thường là ôn hòa, cẩn thận nhường nhịn, thậm chí ngữ khí cũng hòa nhã, nhưng lời nói ra lại kích thích và can nhiễu nhân tâm, hoàn toàn đi ngược lại với đặc tính vũ trụ.

Tâm phản nghịch mạnh, không phục, thích làm trái ngược, đối nghịch. Những điều biểu hiện ở trong người tu luyện là đối với đồng tu làm hạng mục cứu độ chúng sinh thì không cổ vũ ủng hộ viên dung, mà là áp chế, phản đối, bắt bẻ, vặn vẹo, bới lông tìm vết, làm thế nào cũng không tôn trọng, lúc nào cũng có thể bới ra phần mà họ cho rằng không tốt, khởi tác dụng phá hoại.

“Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết”, thích gây chuyện mất đoàn kết. Cảm thấy mình là cao nhân giỏi nhất trong những người tu luyện, thích kéo bè kéo cánh gây chia rẽ, chụp mũ bừa bãi đối với những người đồng tu không theo mình, lăng mạ những đồng tu mà họ tật đố, những người này là dễ bị ma lợi dụng nhất, gây ra những tổn thương cho người khác.

Tâm lý xấu xa tăm tối, trường hợp phổ biến trong những người này là lòng dạ nhỏ nhen, tâm oán hận và tâm phục thù đều rất mạnh, dù chỉ vô tình khiến họ không thoải mái, thì họ tất sẽ tìm cơ hội mà đáp lại. Giống hệt như việc cựu thế lực ghi sổ từng món cho đệ tử Đại Pháp rồi tìm cơ hội ra tay.

Làm việc thì cực đoan, nói chuyện thì ngôn bất do trung (nghĩ một đằng nói một nẻo), những người này thông thường là thiếu chính niệm. Tâm tật đố là mẫn cảm nhất, bởi vì nó có liên quan đến tâm so sánh, tâm tranh đấu, tâm hiển thị, tâm oán hận, tâm hư vinh, tâm danh lợi, có liên quan đến rất nhiều nhân tâm, rất dễ biểu hiện ra.

Làm thế nào tu bỏ tâm tật đố? Tại tầng thứ hiện tại tôi nhận thấy nếu muốn tu bỏ tâm tật đố ta cần phải từ chuyển biến căn bản từ “vị tư” thành “vị tha”. Tôi ngộ rằng ý nghĩa tồn tại của chúng sinh trong vũ trụ mới chính là “vị tha”. Lấy ví dụ, coi tâm tật đố là một khối ung thư mà xét, nếu như muốn cho nó chết, chỉ cắt bỏ nó thôi thì không có tác dụng gì, chỉ có cách là điều chỉnh cái thân thể mang “tính axit” đang nuôi dưỡng khối ung thư thành “kiềm tính” thì mới có thể giải quyết vấn đề từ căn bản. Việc sinh sản và nuôi dưỡng tâm tật đố chính là đặc tính vị ngã vị tư của sinh mệnh sau khi đã bại hoại của cựu vũ trụ. Cho nên phải theo yêu cầu của Pháp tu thành vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thì mới có thể mà tu bỏ tâm tật đố từ căn bản.

Mỗi một nhân tâm đều là chướng ngại trên đường tu luyện. Chúng ta là lựa chọn “nuôi hổ gây họa”, mang theo những nhân tâm vô cùng nguy hiểm này để giải thể theo cựu vũ trụ mà tiêu hủy, hay là nén đau mà tấn công tiêu diệt chúng, đồng hóa với “Chân-Thiện-Nhẫn” tiến vào vũ trụ mới thành trụ bất diệt, mỗi người đều cần phải tự hỏi bản thân rõ ràng! Nói cho cùng thì cho dù là trong tu luyện chúng ta xuất hiện lười biếng cũng vậy, nhân tâm và chấp trước dứt bỏ khó khăn chậm chạp cũng vậy, đều là không trân quý cơ duyên tu luyện, không trân quý sinh mệnh chân chính của bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/30/331868.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/21/158351.html

Đăng ngày 11-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share