Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-4-2016] Gần đây, một học viên ở tuổi 50 ở địa phương chúng tôi đã qua đời. Đó là một mất mát to lớn đối với Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Điều đó cũng khiến các thành viên gia đình của ông có một số hiểu lầm về Đại Pháp.

Vị học viên đã qua đời này vô cùng kiên định vào đức tin của mình. Ông đã từng bị giam trong trại cưỡng bức lao động trong ba năm và bị kết án thêm sáu tháng nữa bởi vì không từ bỏ đức tin của mình. Khi ông tuyệt thực, ông bị bức thực một cách dã man đến nỗi răng của ông đều bị bật ra hết khi họ cạy miệng ông ra. Ông hầu như không còn một chiếc răng nào. Thậm chí những cai ngục tà ác nhất cũng phải khâm phục sự kiên định của ông.

Sao một học viên kiên định như vậy lại có thể bị cựu thế lực cướp đi sinh mạng? Đó là câu hỏi mà rất nhiều bạn đồng tu đều băn khoăn.

Tôi đã gặp học viên này ba lần. Một lần, ông tới để lấy tài liệu Pháp Luân Đại Pháp từ một học viên khác khi tôi tình cờ ở đó. Tôi mời ông ấy ở lại một chút để chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng ông ấy từ chối. Học viên kia nói với tôi rằng ông ấy không bao giờ chia sẻ việc tu luyện của bản thân và không bao giờ đọc Tuần báo Minh Huệ. Tôi nghĩ chúng tôi nên nói chuyện với ông ấy về vấn đề đó. Học viên kia nói ông ấy sẽ không lắng nghe.

Tôi có cơ hội nói chuyện với ông ấy hai lần khi chúng tôi đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Trong lần nói chuyện gần nhất, ông ấy nói rằng ông ấy rất lo lắng việc ông không thể bảo vệ những người mà ông đã cứu. Tôi hỏi điều gì đã khiến ông có suy nghĩ như vậy. Ông nói với tôi rằng một trong những bạn học cũ của ông tin tưởng và ủng hộ Đại Pháp, và đã thoái các tổ chức Cộng sản. Nhưng năm ngoái ông ấy đã qua đời. Tôi nói với đồng tu rằng ông ấy được Sư phụ bảo hộ và ông ấy phải dựa vào chính niệm của mình.

Cứu người, như Sư phụ đã nói với chúng ta, là cứu nguyên thần của họ – không phải thân thể họ. Bất cứ ai có nhận thức tích cực về Đại Pháp đều có thể được phúc báo và thậm chí sinh mệnh cũng được kéo dài, nhưng điều đó không có nghĩa rằng người ấy sẽ không bao giờ chết.

Học viên đó đã không đáp lại những gì tôi nói. Khi tôi nói ông ấy nên đọc Tuần báo Minh Huệ, ông nói trong đấy không có gì đáng để ông ấy đọc, bởi vì tất cả các bài viết đều là của người tu luyện và học Pháp là đủ rồi.

Dựa trên thái độ đó, ông ấy đã không coi trọng những người khác và không thể vứt bỏ chấp trước vào tự ngã. Ông ấy tự làm tất cả mọi thứ và không bao giờ phối hợp với những học viên khác. Nói cách khác, ông dường như bị tiêu chuẩn của riêng mình phong bế.

Tôi cho rằng lý do Sư phụ nói chúng ta cần phối hợp với nhau là bởi vì không có sinh mệnh nào trong vũ trụ này là cô lập, tất cả các sinh mệnh phải phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau. Thể ngộ của tôi là chúng ta không thể sinh tồn nếu thoát ly khỏi chỉnh thể các học viên; điều đó có thể sẽ tạo ra sơ hở để cựu thế lực lợi dụng.

Sư phụ đã giảng:

“Nhưng vũ trụ to lớn này của chúng ta, dẫu nó có to lớn đến mấy, thì nó cũng không tồn tại một cách cô lập trong vũ trụ;” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York, lễ Phục sinh năm 2004)

Khi một số học viên chỉ ra vấn đề này và trích dẫn một bài chia sẻ kinh nghiệm hay, những học viên khác tranh cãi rằng bài viết đó là của một người tu luyện và đó không phải là Pháp. Đó đúng là do những người tu luyện viết, nhưng Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng:

“Các đệ tử trao đổi với nhau về cảm thụ và tâm đắc thể hội trong tu luyện là điều rất cần thiết, miễn là không phải cố ý khoe khoang bản thân.” (Pháp hội, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sư phụ cũng nói với chúng ta rằng:

“Tỉ học tỉ tu”

(Chân tu, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“So sánh việc học việc tu với nhau”

Nếu bạn cho rằng một bài chia sẻ kinh nghiệm nào đó không phù hợp với Pháp, hoặc bạn có thể ngộ ở tầng thứ cao hơn, thì việc chia sẻ thể ngộ đó của bạn không có gì sai cả. Nếu bạn không chấp nhận chỉ bởi vì đó là bài viết của một học viên khác, không phải bạn đang đặt bản thân mình lên trên người khác sao? Đó thực sự là chấp trước vào tự ngã.

Dựa trên thể ngộ hữu hạn của tôi về Pháp, chìa khóa chính là hướng nội để tìm ra những thiếu sót của chúng ta khi chúng ta nhận thấy vấn đề của những người khác và đề cao tâm tính của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/8/326375.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/16/156303.html

Đăng ngày 06-05-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share