Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21- 02 -2016] Trang web Minh Huệ đã đăng ba thông báo của Ban biên tập liên quan đến Thần Vận trong vòng không quá sáu tuần. Thông tri thứ nhất “Nghiêm cấm mang video Thần Vận ra hải ngoại” đã thúc giục các học viên tuân thủ theo yêu cầu của Sư phụ rằng những băng đĩa Thần Vận chỉ được lưu hành và trình chiếu ở Trung Quốc Đại Lục và không một nơi nào khác.

Thông tri thứ hai “Năm nay sẽ không cung cấp đĩa Thần Vận cho Đại Lục” nói rằng “… xét thấy tại Trung Quốc Đại lục cũng có không ít học viên lấy nhận thức cá nhân và sở thích làm chuẩn để tùy ý đối đãi với việc phát hành video biểu diễn Thần Vận, xét thấy hành vi tự theo ý mình của những người này đã can nhiễu đến việc làm và mong muốn của Thần Vận, …”

Khi đọc thông tri này và thông tri thứ ba “Năm nay đình chỉ phát hành DVD Thần Vận [bản dành cho] Đại Lục”, tôi thấy rất buồn. Tôi thấy việc những học viên và những người ủng hộ Đại Pháp ở Trung Quốc sẽ không còn được xem đĩa Thần Vận vì những hành xử không đúng của một vài cá nhân là một tổn thất quá lớn. Tôi đồng thời cũng hiểu được những hậu quả nghiêm trọng của việc không nghiêm túc đối đãi với những thông báo của Ban biên tập Minh Huệ.

Tôi nhận ra rằng những thông tri này là để cho tất cả chúng ta hướng nội và tìm ra những chấp trước ẩn sâu bên trong.

Tâm chấp trước mà tôi tìm thấy chính là “tự ngã”.

Tâm chấp trước vào tự ngã biểu lộ ở nhiều tình huống khác nhau. Nó có thể là khi chúng ta cứ khăng khăng rằng những đồng tu khác phải làm theo cách của chúng ta, làm tiến độ các hạng mục Đại Pháp bị chậm lại. Nó cũng có thể là khi trong những mâu thuẫn, chúng ta đã hành xử một cách thiếu lý trí và không tuân theo những yêu cầu của Đại Pháp, làm cho người thường không lý giải được, và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp của thân nhân chúng ta.

Tâm chấp trước vào tự ngã cũng biểu lộ khi chúng ta cảm thấy tự mãn và cố hiển thị những thành tựu nhỏ trong các hạng mục Đại Pháp. Điều này đã cản trở chúng ta trong việc nhận thức những yêu cầu cao hơn trong tu luyện và đề cao trong Pháp.

Chấp trước này cũng khiến chúng ta hay tranh cãi và ngạo mạn, cố gắng thuyết phục người khác khi giảng chân tướng bằng cách sử dụng tài hùng biện hơn là giữ chính niệm. Đôi lúc chấp trước này khiến chúng ta tập trung quá nhiều sự chú ý vào vẻ bề ngoài, quần áo hoặc những vấn đề sức khỏe.

Tâm chấp trước vào tự ngã nổi rõ hơn khi mà tiến trình Chính Pháp sắp kết thúc. Khi quá hào hứng chứng thực bản thân, giống như những học viên được nhắc đến trong những thông tri của Ban biên tập Minh Huệ, chúng ta thực sự là đang phá hoại Pháp.

Sư phụ đã vài lần nhắc nhở chúng ta về việc chứng thực bản thân. Thái độ bất cẩn của chúng ta đối với việc tu luyện đã gây nên rất nhiều tổn thất. Đã đến lúc chúng ta nên đối đãi nghiêm túc với việc tu luyện và trân quý mọi điều mà Sư phụ đã ban cho. Chúng ta không đủ năng lực gánh chịu những hậu quả của việc tu luyện theo ý mình và không trợ Sư Chính Pháp.

Chúng ta hãy cùng nhớ lại và cố gắng làm theo những điều Sư phụ giảng.

“Đệ tử: Lúc không mang bất kỳ ý nghĩ hay dự định kế hoạch nào, chứng thực Pháp hiệu quả cực tốt, ngược lại thì hiệu quả sẽ không được tốt.

Sư phụ: Đúng, nhiều sự việc mọi người không mang ý nghĩ của người thường mà làm thì cũng sẽ không có chấp trước của cá nhân. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với Pháp, chư vị không được có bất kỳ chấp trước của con người, không có những điều của bản thân và những nhân tố cá nhân ở trong đó, việc này nhất định sẽ làm tốt. Một khi thêm vào nhân tố cá nhân, sự việc này sẽ làm không tốt. Chư vị nhất định phải chú ý đến một vấn đề: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý. Trong quá trình chứng thực Pháp và tu luyện cũng là quá trình từ bỏ ‘cái tôi’, làm được như thế mới là chứng thực bản thân chư vị một cách chân chính, bởi vì những thứ của người thường thì cuối cùng chư vị cũng phải buông bỏ, buông bỏ tất cả chấp trước của người thường mới có thể vượt qua được tầng của người thường. Chư vị là người tu luyện, chư vị cần phải có uy đức, uy đức của chư vị từ đâu mà có? Đó chẳng phải là do chư vị có thể buông bỏ bản thân trong những hoàn cảnh gian khổ, không có bản thân; là một đệ tử Đại Pháp hoàn toàn có thể làm được vì Pháp mà chịu trách nhiệm chăng? Bản thân điều ấy chẳng phải đã là uy đức sao? Vả lại là trong hoàn cảnh khổ cực mà làm được. Khi càng nhấn mạnh bản thân, mang theo tự ngã của bản thân, thì càng không có uy đức, vì vậy những việc làm không dễ dàng thành công. Không dễ dàng làm tốt. Bởi vì những việc của Đại Pháp phải là thần thánh nhất, vì vậy càng không mang quan điểm của bản thân, không mang theo những nhân tố của bản thân, kết quả sẽ tốt hơn, thành công cũng dễ hơn.”

( trong “Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/21/324394.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/1/155756.html

Đăng ngày 6-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share