[MINH HUỆ 1-3-2016] Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, lời hứa hay lời thề rất được xem trọng. Người Trung Quốc cổ đại tôn trọng những lời thề họ đã đưa ra và sợ những hậu quả do việc phá vỡ chúng. Khi phát lời thề, tay họ sẽ cầm một cành cây, khi thề xong thì liền bẻ gãy cành cây đó, ý tứ là nếu họ không giữ lời hứa, họ sẽ có một kết thúc giống như cành cây bị gãy đó. Hoặc họ sẽ quỳ xuống dưới đất, hướng lên trời thề rằng nếu họ vi phạm thệ ước, họ sẽ sẵn sàng chịu thiên lôi trừng phạt.

Dưới đây là hai câu chuyện về hậu quả của việc vi phạm thệ ước.

Hiển Nhân hoàng hậu vi phạm thệ ước mà hai mắt đã bị mù

Năm Tĩnh Khang thứ hai (năm 1127 sau Công nguyên), Tống Khâm Tông Triệu Hoàn, Tần phi và các quan viên trong triều đình, cùng hơn 10.000 người khác, đã bị quân lính nước Kim bắt giữ và đưa về phía bắc tới nước Kim. Sự việc này đã đi vào lịch sử Trung Quốc và được biết đến với tên gọi “Tĩnh Khang chi biến” (biến cố triều Tĩnh Khang).

Sau đó, Tống Khâm Tông đã đàm phán và đạt được thỏa thuận với nước Kim cho thả Hoàng Hậu Hiển Nhân. Vào lúc chuẩn bị khởi hành, nhà vua cầm tay Hoàng Hậu Hiển Nhân nói: “Nếu như ta còn được về nam, chỉ mong được phong làm chủ cung Thái Ất là đủ rồi, không dám kỳ vọng gì xa xôi.” Hoàng hậu Hiển Nhân nói: “Ta về nước rồi, nếu như không nghĩ cách cứu ngài, thì mắt ta sẽ bị mù.” Đây chính là lời thề của hoàng hậu Hiển Nhân.

Khi Hoàng hậu Hiển Nhân trở về, khi đó Tống Cao Tông đã lên ngôi, một nước không thể có hai chủ, do đó ông không có ý định đón Khâm Tông về cung. Hoàng hậu Hiển Nhân đã rất thất vọng nhưng bà không nói thêm nhiều về việc này.

Không lâu sau, Hoàng hậu Hiển Nhân đã bị mù, tìm kiếm thầy thuốc khắp nơi không ai chữa khỏi. Sau này, một người đạo sĩ đã tiến cung, dùng kim vàng khêu vào mắt hoàng hậu, mắt trái liền sáng lại. Hoàng hậu rất vui mừng, đề nghị người đạo sĩ chữa nốt mắt bên phải của mình, nhưng người đạo sĩ đã nói: “Hoàng hậu nhìn một mắt thôi, còn một mắt ứng nghiệm với lời thề của người.”

Cái chết khủng khiếp sau khi vi phạm thệ ước

Tần Quỳnh (Tần Thúc Bảo) và người anh em họ La Thành muốn biết tuyệt học gia truyền võ nghệ của nhau, đó là “Tần gia giản” và ‘La gia thương”. Cả hai đều đã thề rằng họ sẽ không cố ý che giấu bất cứ điều gì. Tần Thúc Bảo đã thề: “Nếu tôi có nửa điểm giấu giếm, tất sẽ thổ huyết mà chết.” La Thành lập thệ: “Nếu tôi có nửa điểm giả dối, tất sẽ bị loạn tiễn xuyên thân mà chết.”

Tần Quỳnh dạy đến tuyệt kỹ “Tát thủ giản” của Tần gia, trong tâm nảy sinh một niệm sợ người em họ sau này sẽ vượt qua bản thân mình, trong lúc suy nghĩ thoáng qua đó đã không dạy hết toàn bộ. La Thành khi dạy tuyệt kỹ của mình cũng sợ anh họ sẽ thắng, cho nên đã dạy không chuẩn xác một vài chiêu thức. Cả hai đều không nghĩ quá nhiều về những gì họ đã làm.

Sau này, La Thành sau đó đã bị trúng gian kế trong một trận giao chiến. Ông và con ngựa của mình đã bị mắc kẹt trong một dòng sông đầy bùn, và bị loạn tên của kẻ thù giết chết. La Thành, vốn nổi tiếng bách chiến bách thắng, đã mất mạng khi mới 23 tuổi.

Tần Thúc Bảo sau này trở thành một trong những người khai cơ lập nghiệp triều Đường. Khi ông tham gia một cuộc thi võ thuật, ông đã nhấc một cái vạc nặng nghìn cân, thụ thương rồi thổ huyết mà chết.

Thệ ước thần thánh trang nghiêm nay lại bị xem nhẹ như một câu nói đùa. Mọi người thề chỉ đơn giản là để hiển thị hoặc để nhận được theo cách của họ. Nhưng sự trang nghiêm của thệ ước thì không biến đổi theo nhận thức của con người. Những hậu quả của việc vi phạm thệ ước là không thể xem nhẹ.

Chúng ta đã thực hiện thệ ước của mình?

Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta đã phát nguyện trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Vậy chúng ta đã thực hiện thệ ước của mình chưa? Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta vi phạm thệ ước đã có với Sư phụ?

Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta rằng đệ tử là có thệ ước và cảnh báo chúng ta về những hậu quả của việc vi phạm thệ ước:

“Chúng ta ngồi đây có những học viên, tôi biết, là không tinh tấn, có những [vị] thậm chí rất không tinh tấn, mà Sư phụ đang nghĩ, rằng chư vị làm sao bây giờ? Tại sao chư vị không có chính niệm? Sư phụ chẳng phải là tới cứu chư vị, bộ Pháp này chẳng phải là tới cứu chư vị? Hơn nữa trên thân chư vị còn kiêm cả chức trách cứu người khác, bản thân thực thi chưa tốt, thì làm sao bây giờ? Không thực hiện thệ ước của mình với Thần, thì hậu quả là mình đã định ra trong thệ ước.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Không tinh tấn trong tu luyện cũng có nghĩa là đang vi phạm thệ ước. Liệu chúng ta đã có nhận thức rõ ràng về vấn đề này trong cuộc sống thường ngày của chúng ta hay chưa? Khi chúng ta buông lơi tu luyện, chúng ta có nhắc nhở chính mình rằng chúng ta đang không giữ thệ ước của mình không?

Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa đảng, chúng ta nói dối một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ về nó. Không nhiều người trong chúng ta đối đãi với lời thề một cách nghiêm túc. Chúng ta thường không thực hiện những gì chúng ta đã hứa. Cổ nhân có câu: “Lời hứa đáng giá nghìn vàng.” Nói dối là một vấn đề nghiêm trọng, phương diện này làm không tốt sẽ phản ánh đạo đức bản thân chúng ta.

Thời gian để chúng ta thực hiện thệ ước của mình hiện còn lại không còn nhiều khi mà tiến trình Chính Pháp sắp kết thúc. Chúng ta phải có nhận thức thanh tỉnh về những thệ ước mình đã xác lập và hãy chú trọng vào điều đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/1/324709.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/4/155791.html

Đăng ngày 28-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share