Bài viết của học viên Pháp Luân Công, Cổ Quang

[MINH HUỆ 9-1-2016] Chúng ta đã lập ra thệ ước tiền sử là trợ Sư trong thời Chính Pháp. Sư phụ đã ban cho mỗi học viên những năng lực khác nhau và mong chúng ta phối hợp, và bổ sung cho nhau. Khi mỗi người trong chúng ta sử dụng năng lực đặc biệt của mình và phối hợp với các học viên khác, chúng ta có thể tạo nên một chỉnh thể và chúng ta sẽ hoàn thành được sứ mệnh của mình, là cứu độ chúng sinh. Vì những quan niệm người thường và thiếu chính niệm, chúng ta thường không phối hợp tốt. Vậy nên chúng ta có thể mất đi cơ hội cứu người. Điều này gợi nhắc cho tôi câu chuyện về triết gia thời cổ đại, Thiệu Ung.

Thiệu Ung (tiếng Trung: 邵雍; 1011–1077) là một triết gia, vũ trụ gia, nhà thơ và sử gia đời Tống, người đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của đạo Tân Nho gia ở Trung Quốc. Ông là tác giả của tập Mai Hoa Thi. Ông có một phương pháp dự đoán chính xác được gọi là Hoàng cực thuật.

Hoàng cực thuật gồm có hai phần. Nó dự đoán tương lai rất chính xác. Khi về già, Thiệu Ung truyền lại phương pháp của mình cho hai vị đệ tử, mỗi người một phần.

Trước khi qua đời, ông gọi các đệ tử đến bên giường. Họ khóc lóc và hỏi ai sẽ dạy họ sau khi ông qua đời. Thiệu Ung nói: “Nghe này, hai con nên giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau sau khi ta qua đời. Các con cần phải kể cho nhau khi các con có thể ngộ mới trong sự học của mình. Nếu các con có thể làm được việc đó, năng lực của các con sẽ nhanh chóng tăng lên và Hoàng cực thuật của các con sẽ phát triển nhanh hơn. Các con phải ghi nhớ những lời ta nói!” Sau khi ông qua đời, hai vị đệ tử đều cho rằng thầy của mình đã đưa cho mình kỹ thuật đúng. Họ học hành chăm chỉ và mong ước được cống hiến như sư phụ của mình. Vì vậy họ giữ lấy thể ngộ chân chính cho riêng mình và chỉ tiết lộ một chút kiến thức bề mặt nông cạn cho người kia. Sau nhiều năm khi một vị đệ tử già đi và trở nên ốm yếu ông đã ngộ ra phần còn lại. Ông nhớ lời dặn của sư phụ mình và đột nhiên ngộ ra rằng phần còn lại chắc chắn đã được ban cho vị đệ tử kia.

Cả hai vị đệ tử gặp nhau và chia sẻ. Cả hai họ đều hối tiếc sâu sắc và đã khóc. Cuối cùng họ đã ngộ ra sự an bài của sư phụ. Vì suy nghĩ hẹp hòi, họ đã không phối hợp tốt và cùng nhau đề cao, mà thay vào đó lại phí phạm nhiều thời gian quý báu. Ngay cả về sau này họ cũng không thể phát huy Hoàng cực thuật, họ đã phối hợp với nhau và truyền lại cho các thế hệ sau.

Vài năm trước, một số học viên trẻ và tôi phối hợp với nhau để dạy kỹ thuật vi tính nhằm đột phá phong tỏa Internet của chế độ Trung Quốc cho các học viên khác. Bởi vì một số học viên có những quan điểm khác biệt, chúng tôi đã có mâu thuẫn.

Đôi khi chúng tôi phối hợp kém, hoặc không phối hợp chút nào. Vì việc này, các học viên điều phối đã ngăn chúng tôi lại, và nói chúng tôi có thiếu sót trong tu luyện bản thân. Một vài người trong số chúng tôi đã nói chuyện cởi mở và chân thành, và tìm kiếm chấp trước của mình thay vì chỉ trích những người khác.

Chẳng hạn, một đồng tu thường hay cẩn trọng về vấn đề an toàn đã coi thường một đồng tu mà không chú ý an toàn. Một học viên khác có mâu thuẫn với học viên có tính cẩn thận. Chúng tôi đã chia sẻ quan điểm và nhận ra rằng chúng tôi cần phải hướng nội và tống khứ tâm coi thường người khác. Các học viên trẻ có kỹ năng kỹ thuật tốt giúp một số học viên khác bước ra và tự sản xuất tài liệu.

Khi tôi xem xét hành vi của chính mình, tôi hối tiếc sâu sắc rằng mâu thuẫn giữa các học viên điều phối và tôi đã không được giải quyết nhanh chóng. Những tranh luận của chúng tôi khiến hạng mục bị đình trệ. Bởi vì bận rộn với hạng mục, tôi ít có thời gian học Pháp. Thay vì loại bỏ tâm giận giữ và tâm tranh đấu với nhau, chúng tôi đã lờ đi mâu thuẫn của mình. Những suy nghĩ tiêu cực của chúng tôi về nhau khiến chúng tôi bị can nhiễu và gây tổn thất cho hạng mục.

Một ngày tôi ngộ ra rằng chúng tôi nên phối hợp tốt trong khi làm hạng mục, và tạo thành một chỉnh thể. Do chấp trước của chúng tôi, chúng tôi đã không thể tuân theo an bài của Sư phụ. Tôi cảm thấy thật buồn. Tôi chân thành chia sẻ thể ngộ của mình với các học viên khác có liên quan đến sự bất đồng này. Chia sẻ chân thành của chúng tôi cuối cùng đã giải quyết được mâu thuẫn.

Thật không may, chúng tôi đã nhận ra quá trễ! Cũng như hai vị đệ tử của Thiệu Ung, những người đã quá muộn mới ngộ ra là họ nên phối hợp với nhau. Cựu thế lực đã lợi dụng những quan niệm người thường và chấp trước của chúng tôi và sử dụng chúng để can nhiễu chúng tôi và các hạng mục cứu độ chúng sinh. Vì chúng tôi đã không phối hợp đầy đủ, hạng mục đã không khởi được tác dụng cần có và đã thất bại trong việc cứu những người mà đáng lẽ nó đã có thể cứu được. Chúng ta không bao giờ được mắc lại những lỗi như vậy nữa!

Sư phụ giảng:

“Kết thúc xong nào có tác dụng gì? Chính Pháp chẳng phải vì để cứu người? Chỉ một mình tôi rời đi, sáng [tạo] thế [giới] để làm gì? Hết thảy an bài [từ] tiền sử đều làm cũng như không. Kéo dài thời gian là vì chư vị, vì chúng sinh.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Từ học Pháp, tôi đã ngộ ra: Sư phụ đã chăm sóc chúng ta suốt thời gian dài. Ngài đã gánh chịu thật nhiều để kéo dài thời gian trước khi Chính Pháp kết thúc, để ban thêm cơ hội cho những học viên mà đã không làm tốt và những sinh mệnh vẫn chưa được cứu. Có bao nhiêu học viên đã ngộ ra và trân quý những gì Sư phụ đã làm cho chúng ta!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/9/-321984.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/22/154908.html

Đăng ngày 22-2-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share