Bài của học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 8-12-2008] Là đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, chúng ta có quan hệ như thế nào với chúng sinh? Chúng ta có quan hệ như thế nào với xã hội và môi trường này? Đã đi đến bước này, các đệ tử Đại Pháp cần phải xác định cho đúng mối quan hệ của họ, hiểu rõ trách nhiệm và sứ mệnh mà chúng ta gánh vác và thực sự trừ bỏ những quan niệm người thường. Dưới đây là hiểu biết hiện tại của tôi về vấn đề này. Xin hãy vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.

Sư Phụ đã giảng trong Hồng Ngâm: “La Hán nơi cõi người. Quỷ thần sợ mười phần ( “Uy Đức” ). Trong Hồng Ngâm 2 có bài “Thần tại thế chứng thực Pháp” ( “ Sợ chi ?”) . Trên thực tế, Sư Phụ đã chỉ rõ rằng chúng ta là thần, thần sống giữa đời thường. Nhưng khá thường xuyên chúng ta không nhận ra rằng chúng ta chính là thần hay không phải lúc nào cũng nhận thấy điều đó, và do đó đối với nhiều việc chúng ta lại đối đãi với tâm người. Nếu chúng ta là thần, vậy thần sẽ nhìn thế giới này như thế nào?

Trong mắt của thần, con người là con người bất kể họ tốt hay xấu. Tiêu chí để phân biệt người tốt hay xấu là tiêu chuẩn tâm tính. Đó là điều mà sinh mệnh cao cấp thấy rõ nhưng con người lại dùng quan điểm để phán xét lẫn nhau ví dụ như người này ưa nhìn hay xấu xí, sang hay hèn, thông minh hay ngu ngốc, sự phân biệt đó không tồn tại trong mắt của chư thần.

Là một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp, chúng ta có quan hệ như thế nào với người thường? Câu trả lời khá là đơn giản. Về cơ bản đó là quan hệ của người cứu độ và người được cứu độ. Chúng ta có họ hàng, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè và kẻ thù. Đó là những mối quan hệ giữa người với người. Đó không phải là mối quan hệ giữa đệ tử Đại Pháp và con người thế gian. Mặc dù trên bề mặt, chúng ta vẫn có mối liên hệ như vậy, trong tâm chúng ta không nên có khái niệm này. Đó là biểu hiện cái tình của con người. Khi Chính Pháp đến thế giới này, chúng ta những đệ tử Đại Pháp sẽ viên mãn và trở về nơi nguyên thủy của mình. Chúng ta không còn liên hệ gì với con người thế gian. Chúng ta vẫn thường nói về nhảy ra khỏi thế giới người thường, trong khi trên thực tế là rất nhiều khi chúng ta vẫn giống như con người. Tóm lại, bên cạnh suy nghĩ về cứu độ chúng sinh hay chứng thực Pháp, tất cả các suy nghĩ khác đều là tâm người thường.

Tam Giới được tạo ra vì Chính Pháp. Trong thế giới con người, tất cả những gì xung quanh chúng ta mà có liên quan đến những nhu cầu cơ bản như thức ăn, quần áo, nhà cửa và phương tiện đi lại tồn tại là vì Pháp. Ví dụ, việc cư trú, phương tiện giao thông, thiết bị truyền thông và thức ăn cũng như việc làm kinh doanh, đi làm, kiếm sống dựa trên lao động tay chân, v.v. Tất cả những phương thức sinh hoạt này đều tồn tại vì Pháp. Theo cách nghĩ này, vì mối liên hệ giữa chúng ta và nhân loại là người cứu độ và người được cứu độ, sẽ không khó để suy ra mối liên hệ giữa chúng ta với môi trường xung quanh và với xã hội này. Trên thực tế, Sư Phụ đã giảng rõ cho chúng ta: “Sử dụng có chọn lọc những phương thức chuẩn mực và chính trực” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Manhttan 2005)

Sự tồn tại và diễn tiến của xã hội nhân loại này cũng chỉ giống như đóng một vở kịch. Trời là màn, đất là sân khấu. Nội dung của vở kịch là chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Chúng ta diễn như thế nào và chứng thực Pháp ra sao phản ánh l‎ý trí, trí huệ và sự từ bi của các đệ tử Đại pháp và qua quá trình đó, uy đức và thành tựu của đệ tử Đại Pháp được thiết lập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/8/191261.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/12/22/103185.html
Đăng ngày 30-12-2008: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share