Bài của Wu Tong, học viên thành phố Đại Liên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-10-2008] Trước đây, tôi rất miễn cưỡng tham gia nhóm học Pháp vì tôi thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Thế là tôi tìm mọi cớ để tránh học với nhóm. Sau khi đọc Tuần báo Minh Huệ và thông qua học Pháp, tôi nhận thấy mình đã bị bỏ xa. Nhóm học Pháp được thành lập trong các khu vực khác nhau, mà tôi vẫn còn kiếm cớ để không tham gia. Thực tế đó là vì thói lười nhác và chấp trước tiện nghi của tôi. Nhận thức được điều này, tôi chắc chắn sẽ đi học nhóm đúng giờ mỗi ngày.
Trong nhóm chúng tôi có năm đến sáu học viên. Sau khi học Pháp một lúc, các học viên duỗi chân, dựa vào tường, hoặc đặt sách vào lòng. Với bản thân tôi, tôi tìm cho mình một tư thế thoải mái nhất. Đôi khi tôi còn ăn khi cảm thấy uể oải hoặc đọc khi ngồi trên giường. Cũng có những khi tôi ngồi trên ghế sofa và ngủ gật với quyển sách trong lòng. Tôi không thể nghe một chút nào những gì mà các bạn học viên đọc. Tôi thực sự muốn lên giường đi ngủ khi buồn ngủ, nhưng tôi kiềm chế không làm thế chỉ bởi vì không muốn mất mặt. Thực tế, tôi không có ý chí loại bỏ hay tiêu trừ can nhiễu buồn ngủ, hay hướng nội tìm kiếm.
Tình trạng này kéo dài một thời gian. Một hôm, trước khi chúng tôi học Pháp, một bạn học viên nói, “Chúng ta học Pháp như thế nào đều được ghi lại trong một không gian khác. Trong một trường thiêng liêng như vậy, chúng ta đang làm những thứ như ngủ và nói chuyện. Đó thực sự là bất kính với Sư Phụ và Đại Pháp.” Tôi biết bạn học viên này luyện tập hơn mười năm rồi mà quyển sách của chị vẫn còn như mới. Khi đọc sách, chị mở nó nhẹ nhàng, và cẩn thận để không làm hỏng giấy. Chị trân trọng quyển sách sâu trong tâm mình. Khi chị cầm quyển sách bằng cả hai tay, chị đặt phần bọc sách phía dưới. Khi chị đọc, chị ngồi trong thế liên hoa song bàn với hai tay nâng sách. Chị rất kỉ luật với bản thân mình. Nếu chị có những niệm xấu trong tâm trí khi đọc sách, chị tìm bên trong để loại bỏ nó ngay lập tức. Do vậy, hàm nghĩa sâu xa của Pháp triển hiện với chị. Chị nói nội dung của Chuyển Pháp Luân khắc sâu trong tâm trí chị. Sư Phụ đã làm quá nhiều cho chúng ta, mà sao ta vẫn còn không thể nâng sách bằng hai tay của mình?
Sau khi nghe xong, một học viên khác và tôi rơi nước mắt. Cả nhóm im lặng và chúng tôi đều thấy xấu hổ. Thực tế, chúng tôi đã không chú ý đến tư thế của mình trong một môi trường thiêng liêng như vậy. Sư Phụ nói, “Thời ấy người đi học, đề phải chú trọng đả tọa, khi ngồi cũng giảng phải có tư thế.” (Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân). Nếu người đi học thời xưa có thể đạt được như vậy, thì học viên cần phải chú trọng, thậm chí hơn thế, đến sự tôn trọng Pháp và Sư Phụ.
Đó không phải là Đại Pháp không triển hiện nội hàm sâu hơn cho chúng ta. Đó là, “Trong vũ trụ này, có một nguyên lí rằng: bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất.”(Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân). Nếu chúng ta thực sự nghiêm khăc với mọi suy nghĩ của mình, các nguyên lí của Pháp sẽ hiển hiện cho chúng ta. Nếu như chúng ta thậm chí không thể ngồi xuống học Pháp, thì chúng ta làm sao có thể chịu được khó nạn đây? Mọi người là ngang nhau trước Đại Pháp. Tôi bây giờ đã hiểu ra rằng nếu như ta không thật sự tôn trọng Pháp và Sư Phụ, và không đạt đến yêu cầu của Đại Pháp, hàm nghĩa sâu xa của Đại Pháp sẽ không thể triển hiện cho chúng ta. Dù tôi đã học Pháp nhiều năm như vậy, nhưng tôi mới có được nhận thức này sau khi bạn học viên đã chỉ ra nó. Tôi thật xấu hổ cho bản thân mình.
Bây giờ tất cả mọi người trong nhóm học Pháp của chúng tôi đều nghiêm khắc với bản thân mình. Chúng tôi ngồi ngay thẳng, nâng sách bằng hai tay, và đọc Pháp từng từ một. Dù khi chúng tôi mệt, nhưng chúng tôi không bê trễ một mặt nào. Nếu chân đau, chúng tôi chuyển từ thế liên hoa song bàn sang đơn bàn. Nghĩ về Sư Phụ đã chịu đựng khó nạn đến mức nào cho chúng ta. Sao chúng ta có thể xứng đáng với sự cứu độ của Sư Phụ? Mọi người đều tinh tấn qua buổi chia sẻ kinh nghiệm này.
Nếu có bạn học viên nào trong trạng thái tương tự, làm ơn sửa đi. Trong các không gian khác, chúng sinh quì gối nghe Pháp. Chúng ta, học viên Đại Pháp phải trân trọng sự thiêng liêng của Pháp. Ứng xử của chúng ta là biểu hiện của tâm tính và tầng cấp, Đại Pháp mang đến cho chúng ta thật nhiều. Sao ta có thể không phù hợp chuẩn mực của Đại Pháp ?
Đây chỉ là phần hiểu biết nông cạn của tôi. Làm ơn chỉ giáo những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/10/30/188871.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/11/24/102491.html
Đăng ngày 3-12-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.