Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-05-2013] Ngày 13 tháng 05 năm 2013 đánh dấu 21 năm Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền và cũng là ngày sinh nhật của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Để chào mừng sự kiện này, các học viên Pháp Luân Công ở địa khu đại Cao Hùng đã tổ chức một lễ diễu hành vào ngày 05 tháng 05. Lãnh đạo quận Mỹ Nùng, ông Tạ Hạc Lâm; Ủy viên Hội đồng Thành phố, ông Lâm Phú Bảo; lãnh đạo quận Kỳ Sơn, ông Trần Đông Phủ, đã tham dự sự kiện này.

Trong lễ diễu hành, khán giả có thể nhìn thấy những lá cờ, các tấm biểu ngữ lớn, và một mô hình khổng lồ của cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Bên cạnh đó là các học viên Pháp Luân Công đang biểu diễn các bài công pháp, trong khi Đoàn nhạc Tian Guo chơi nhạc và một đội trống lưng với màn trình diễn rất sống động. Ngoài ra, còn có các học viên nữ trong trang phục thiên nữ xinh đẹp đang phân phát tài liệu, hoa sen giấy, và những quả bóng. Buổi diễu hành đã nhận được phản hồi nồng nhiệt từ phía khán giả.

Hơn 600 học viên tập hợp trước Đền Khổng tử và đồng thanh hô: “Chúc mừng sinh nhật Sư phụ! Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo!”

Khán giả thưởng thức lễ diễu hành và chụp ảnh

Lãnh đạo quận Mỹ Nùng, ông Tạ Hạc Lâm, cảm ơn các học viên vì đã mang đến sự an lành và hữu hảo tới quận của ông. Ông cũng gửi lời chúc mừng của mình nhân dịp sinh nhật của Sư phụ Lý và chúc cho buổi lễ được thành công.

Ủy viên Hội đồng Thành phố, ông Lâm Phú Bảo nói: “Các học viên Pháp Luân Công không chỉ có được sức khoẻ tuyệt vời mà còn đóng một vai trò tích cực trong xã hội.” Khi nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Lâm nói rằng không có gì phải sợ chính quyền này. “Chỉ cần bạn chân chính, bạn sẽ có thể đứng vững. Pháp Luân Công là một đức tin tuyệt vời. Nó không có liên quan gì đến chính trị.”

Lãnh đạo quận Mỹ Nùng, ông Tạ Hạc Lâm (trái) và Ủy viên Hội đồng Thành phố, ông Lâm Phú Bảo (phải) phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

Lãnh đạo quận Kỳ Sơn, ông Trần Đông Phủ, cũng có bài phát biểu chúc mừng và nói rằng ông thật sự muốn học Pháp Luân Công. Ông Tào Kiện, một cựu chiến binh, cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Lãnh đạo quận Kỳ Sơn, ông Trần Đông Phủ (trái) và cựu chiến binh Tào Kiện (phải), phát biểu tại lễ kỷ niệm

Nhiều người đã xem buổi diễu hành và muốn học Pháp Luân Công

Một cặp vợ chồng kỹ sư và giáo viên tham dự lễ kỷ niệm cùng với ba người con của họ

Cô Phương Lệ Phân và chồng, anh Ngô Bá Hiên, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ khi họ còn là sinh viên. Cô Phương cho biết chồng cô từng rất nóng tính và có thói quen xấu là chửi thề. Anh đã hoàn toàn thay đổi sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Bây giờ, anh là một người đàn ông tốt bụng, lịch thiệp và biết đỡ đần công việc nhà cho vợ và bố mẹ. Cô Phương cũng cảm nhận được sự bình yên thật sự trong tâm hồn sau khi cô bắt đầu tu luyện. Cô là một người mẹ bận rộn với ba đứa con nhỏ, tuy nhiên cô cho biết mình có được nguồn năng lượng lớn dồi dào nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Trương Thanh Nghị, một giáo viên nghệ thuật đã về hưu, là thành viên kỳ cựu trong Đoàn nhạc Tian Guo

Ông Trương Thanh Nghị, 78 tuổi, là một giáo viên nghệ thuật đã về hưu. Ông là một thành viên kỳ cựu của Đoàn nhạc Tian Guo. Trước đây sức khoẻ của ông không được tốt. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, hiện nay ông rất khoẻ mạnh và có thể hăng hái giúp đỡ người khác. Vài năm trước, ông Trương đã gọi điện về Trung Quốc Đại lục mỗi ngày để nói rõ sự thật về Pháp Luân Công.

Cựu sỹ quan hải quân đã về hưu, ông Phiền Tự Á, cùng hai con trai

Cựu sỹ quan hải quân đã về hưu, ông Phiền Tự Á, đã tu luyện Pháp Luân Công được 12 năm. Ông nói: “Nhờ ơn cứu độ từ bi của Sư phụ mà bệnh gút nghiêm trọng của tôi đã được cải thiện rất nhiều.” Ông cũng chia sẻ những lợi ích của Pháp Luân Công với bạn bè và đồng nghiệp của mình. Ông và hai con trai đã phân phát các thẻ đánh dấu sách tại sự kiện này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/10/庆大法弘传21周年-高雄学员谢师恩-273332.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/5/12/139498.html

Đăng ngày 17-05-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share