[MINH HUỆ 10-1-2013] Cách tốt nhất để học Pháp là gì? Nó không đơn giản như vậy và nó không phải là việc cố gắng đào sâu vào ý nghĩa bề mặt của các chữ. Dưới đây là một số nhầm lẫn mà một số học viên đã mắc phải về vấn đề này.

Bỏ qua các bài kinh văn và bài ​​giảng của Sư phụ

Một số học viên chỉ đọc Chuyển Pháp Luân và không bao giờ đụng đến những bài giảng và kinh văn khác của Sư phụ. Họ nói đại loại như “Sư phụ nói rằng chúng ta vẫn có thể viên mãn thông qua việc đọc Chuyển Pháp Luân”. Trên thực tế, khi một học viên bỏ qua những bài giảng và bài kinh văn khác của Sư phụ thì đó là một dấu hiệu cho thấy rằng người đó không thực sự tin tưởng vào Sư phụ và Pháp.

Một số học viên đọc tất cả các sách, bài giảng và kinh văn của Sư phụ nhưng rất ít khi giảng chân tướng, phát chính niệm hay luyện công. Họ có thể đọc xong Chuyển Pháp Luân trong một hoặc hai ngày và vì thế nghĩ rằng họ học Pháp tốt hơn những học viên khác. Điều này giống với những gì mà Sư phụ đã giảng trước đó; khi những thầy tu chỉ đọc kinh Phật nhưng phớt lờ việc tu luyện thì họ không phải là những người tu luyện chân chính.

Sư phụ đã cảnh báo chúng ta rằng:

“Đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp” ( Bình “Uy nghiêm của Đại Pháp” – Tinh tấn yếu chỉ II)

Sư phụ cũng giảng cho chúng ta rằng:

“Những người này chỉ muốn từ Đại Pháp mà được những điều tốt, mà không muốn vì Đại Pháp chi tổn; từ cái nhìn của chư Thần, những người này là những sinh mệnh bất hảo nhất. Hơn nữa Pháp này là căn bản của vũ trụ, những ai cho đến nay không thể đứng ra thì sau khi ma nạn này qua đi sẽ bị đào thải.” (“Kiến nghị”-Tinh tấn yếu chỉ II)

Chỉ tập trung vào làm việc

Một số học viên chỉ để toàn tâm toàn ý vào làm việc. Họ nhầm lẫn việc họ hoàn thành được bao nhiêu việc với việc họ tu luyện tốt ra sao. Họ nhầm tưởng rằng họ đã học Pháp rất nhiều lần rồi nên họ không cần phải học Pháp nữa.

Giống như người thường làm việc Đại Pháp, họ không thể cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả ngay cả khi họ đã làm rất nhiều việc. Hơn nữa, vì họ làm mọi việc không dựa trên Pháp nên họ có thể dễ dàng trở thành mục tiêu bức hại của tà ác.

Không bao giờ đọc các bài tâm đắc thể hội trên Minh Huệ Net

Một lần, một nữ học viên lớn tuổi đã nói với tôi rằng bà ấy không bao giờ đọc bất kỳ bài tâm đắc thể hội nào trên Minh Huệ Net. Bà ấy chỉ muốn hiểu Pháp từ kinh nghiệm của chính bản thân. Tôi đã giải thích rằng chúng ta có thể tìm thấy những thiếu sót của mình và nhanh chóng thăng tiến thông qua việc đọc các bài tâm đắc thể hội của các học viên khác. Hình thức chia sẻ sự hiểu biết của chúng ta về Pháp này là cần thiết và đã được Sư phụ chấp nhận.

Khăng khăng ngoan cố vào những hiểu biết về Pháp trước ngày 20 tháng 07 năm 1999

Một số học viên cứ khăng khăng ngoan cố bám víu vào những hiểu biết của họ về Pháp có được trước ngày 20 Tháng 7 năm 1999 và không đồng ý với việc các học viên Đại Pháp tham gia vào các hoạt động giảng chân tướng trong thời kỳ Chính Pháp. Vì họ không thể nhận ra sự khác biệt giữa tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp và tu luyện cá nhân nên họ không thể đột phá được trạng thái tu luyện cá nhân.

Khái quát vội vàng trong việc hiểu Pháp

Một số học viên coi hiểu biết của mình là toàn bộ Pháp và bác bỏ tất cả những gì mà họ không đồng ý. Nếu chúng ta có thể hiểu rằng những người khác nhau hiểu Pháp khác nhau tại các tầng thứ riêng của họ, và có một thái độ khiêm tốn học hỏi từ việc chia sẻ kinh nghiệm với những học viên khác thì chúng ta có thể thăng tiến nhanh chóng.

Nhìn nhận mọi việc bằng tâm người thường

Khi bài kinh văn của Sư phụ được đăng trên trang Minh Huệ Net về việc đệ tử Đại Pháp Trung Quốc sử dụng truyền hình để cho người dân biết chân tướng vào năm 2002, tôi nghĩ  tôi đã tìm ra lý do tại sao Sư phụ đặt tên bài kinh văn này là ”Dùng chính niệm mà xét vấn đề”. Sau đó, tôi nhận ra rằng chúng ta nên nhìn nhận mọi việc bằng chính niệm thay vì những tư tưởng của người thường khi chúng ta gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình tu luyện của mình.

Từ đó, tôi đã cố gắng suy xét mọi tư tưởng của tôi bằng chính niệm. Nói thì dễ nhưng làm thì khó.

Bất cứ khi nào một người thường gặp khó khăn thì suy nghĩ đầu tiên của họ là phán xét và giải quyết nó theo quan niệm và tư tưởng con người của mình. Vào lúc đó, các  tâm chấp trước về tranh đấu, tật đố và truy cầu danh lợi của họ nổi lên.

Đối với một người thường, thật khó để thay đổi tâm lý cố hữu của họ. Nhưng là học viên Đại Pháp, chúng ta không nên bám theo cách làm việc của người thường.

Sư phụ giảng:

“Điều con người khó bỏ được nhất là quan niệm, có người thậm chí vì giả lý mà hy sinh sinh mệnh chứ không cải biến, ấy thế mà quan niệm là hậu thiên hình thành. Người ta vẫn luôn nhìn nhận loại niệm đầu vốn khiến bản thân không cân nhắc thêm nhưng lại không tiếc gì mà hy sinh hết thảy mà không dao động ấy là tư tưởng của chính mình, ngay cả thấy chân lý cũng bài xích. Kỳ thực, ngoại trừ phần thuần chân của tiên thiên ra, hết thảy quan niệm đều là hậu thiên hình thành, thật sự không phải bản thân mình đâu.” (“Tồn tại vì ai” – Tinh tấn yếu chỉ)

Đi sang cực đoan

Khi những người khác không thể chấp thuận lời khuyên hoặc ý kiến ​​của một học viên thì học viên đó có thể cảm thấy bất công: “Tôi đang giúp bạn đề cao tâm tính của mình. Sao bạn lại hiểu lầm tôi? Tốt thôi! Tôi sẽ không quan tâm đến tình hình của bạn nữa! “. Người học viên này đã không hướng nội và không nhận ra rằng giọng điệu của anh ấy không được tốt và rằng anh ấy đã thiếu khoan dung với các bạn đồng tu. Đây là một ví dụ của việc đi sang cực đoan.

Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

_____________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/10/怎么才是法学的好-267597.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/3/23/138606.html

Đăng ngày 13-04-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share