Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-09-2012] Trong xã hội người thường, nhiều người bị ảnh hưởng rất sâu đậm, có thể là điều xấu hay điều tốt, vì họ đã thấm nhuần theo nhiều nguyên lý nhất định. Với những tin tưởng như thế có thể đưa đến nhiều xung đột.
Điều đó cũng xảy ra thậm chí trong lúc các học viên chia sẻ với nhau, điều gì đó mà một học viên nào đó nói đôi khi cũng được xem là một sự tấn công do những tư tưởng người thường. Tuy nhiên, từ phương diện tu luyện, cần hiểu rõ là bị chỉ trích cũng không phải là một điều xấu. Về mặt khác, khi một người tu luyện nghĩ rằng anh ấy đang bị tấn công, thì người đó cần phải hiểu rằng có sơ hở trong trạng thái tu luyện của anh ấy.
Chính niệm của một học viên chân tu càng ngày càng mạnh mẽ song song với sự tinh tấn trong tu luyện của người đó. Những gì chúng ta thấy trên bề mặt là những gì nông cạn nhất và có thể được xem như là đang ở giữa của những lạp tử lớn và nhỏ, nhưng vẫn là tầng thấp nhất. Nói cách khác, phần thân thể vật chất cũng cản trở người học viên. Một người hình thành nên tất cả các loại quan niệm và chấp trước và bị những chủng quan niệm và chấp trước này ước chế.
Chân ngã của một người, vốn là phần biết của người đó, phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ của người đó khi anh ấy tu luyện tốt. Nếu phần biết của một học viên có thể là một với thân thể vật chất (“thân thần hợp nhất”), thì anh ấy có thể chứng thực Pháp tại thế gian này bằng chân ngã của mình. Điều này cũng có thể hiểu được từ điều mà Sư phụ giảng:
“Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên —Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!” (“Lời Cảnh Tỉnh”, Tinh tấn Yếu chỉ)
Nếu chân ngã của một học viên có thể khởi tác dụng, người ấy sẽ là một vị Thần tại thế gian. Người ấy sẽ thấy được bản chất của sự việc và sẽ bình tĩnh và lý trí trong mọi hoàn cảnh. Đây là bởi vì lực lượng tại tầng thứ của người ấy đủ mạnh và vì thế có thể chính lại mọi thứ bất chính. Cũng giống như Sư phụ đã giảng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh.” (Chuyển Pháp Luân) Chỉ khi nào một người đạt đến trạng thái này, thì người đó mới có thể vượt khỏi sự u mê của thế gian, không lay động khi đối mặt với tình, trừ dứt hết chấp trước, phản bổn quy chân, trợ Sư Chính Pháp, và giúp Sư phụ hoàn thành những gì Ngài muốn.
Không khảo nghiệm nào lớn đủ để ngăn bước các học viên
Một học viên gặp đủ mọi khó khăn trong khi chứng thực Pháp – cũng giống như đi trong một cơn bão. Nhưng không có cơn bão nào mạnh đủ để ngăn bước các học viên và họ sẽ tiến bước mà không có bất kỳ trở ngại nào. Nếu một học viên đang ở trong “cơn bão”, nhưng tâm trí của người ấy không ở đó, thì “cơn bão” không có ảnh hưởng gì đến anh ấy. Thậm chí ý niệm về “cơn bão” cũng không có và người đó sẽ vượt lên bằng chính niệm và lý tính và đã đồng hóa trong Pháp.
Sau đó, người ấy phải từ bỏ ý nghĩ muốn được an toàn. Trên con đường tu luyện, tôi nghĩ rằng không thành vấn đề nếu một học viên đang ở trong “cơn bão” hay không. Điều quan trọng là người ấy có tới cuối hành trình, trợ Sư Chính Pháp, giác ngộ được những nguyên lý của Pháp, và làm những gì người đó cần phải làm tốt. Tất cả là tùy thuộc vào người ấy hiểu Pháp tốt thế nào và trân quý Pháp nhiều đến đâu. Thật ra, khi một học viên trợ Sư Chính Pháp trên thế gian này, tà ác và người thường mà anh ấy phải đối mặt cũng giống như những cơn bão. Khi một học viên nghĩ những điều đó là can nhiễu, thì chúng sẽ là can nhiễu, vì anh ấy đã công nhận những can nhiễu bên ngoài và bị ảnh hưởng bởi chúng. Nếu anh ấy không nghĩ chúng là can nhiễu, thì chúng không phải là can nhiễu, và tâm trí anh ấy đã ở trên tầng thứ đó. Tất cả là tâm người đó có ở trong Pháp không và sự giác ngộ về Pháp của người đó.
Mọi thứ đối với một học viên đều là khảo nghiệm
Mọi thứ mà một học viên gặp phải đều là khảo nghiệm, khảo nghiệm để biết chắc rằng trong tâm anh ấy có Pháp không, Pháp bén rễ sâu đến dường nào, và loại khổ nạn nào sẽ làm cho người đó lay chuyển tâm nguyện tu luyện của mình. Nếu một học viên có thể thấy rõ ràng rằng mọi thứ đều là khảo nghiệm và đặt tâm ý mình lên trên cao hơn nó, thì anh ấy không bị những khảo nghiệm đó trói chặt. Nói một cách khác, những nghiệp báo này không gây phiền hà rắc rối cho anh vì anh đã ở ngoài chúng. Ngay lúc đó, người đó có thể giải quyết những vấn đề, giống như trong bài thơ “Cảm khái” của Sư phụ “Chân niệm hóa khai mãn thiên tình” (Diễn nghĩa: Chân niệm hoá mở đầy khắp bầu trời trong xanh.)
Một học viên có thể tu luyện là nhờ có một thân người, vốn mang đủ chủng vật chất khác nhau tại nhiều tầng khác nhau và thích ứng với nhiều nguyên lý Pháp khác nhau. Những yếu tố này tất cả đều có ảnh hưởng đến anh ấy ngay cả khi anh ấy không hay biết. Có lẽ đây là điều tại sao một học viên trở nên khiêm nhường hơn khi tu luyện lên cao hơn.
Chú tâm đến tu luyện cá nhân
Một học viên không nên đánh giá ai là người tu luyện cao hơn và ai chưa tu luyện cao. Điều quan trọng là liệu một học viên có thể đồng hóa với Pháp hay không. Một sinh mệnh được sinh ra từ Pháp và không có cái gọi là cao hay thấp nếu tất cả chúng ta đều là thành phần của cùng một Pháp. Ý niệm như thế là bất kính với Pháp. Nếu một sinh mệnh có thể là một phần của Chính Pháp, người ấy phải nhận thức Pháp và học Pháp bằng một tâm thanh tỉnh. Người ấy phải dứt bỏ mọi thứ trước đây, bao gồm những sơ hở mà người ấy vẫn chưa trừ dứt được. Người ấy nên đường đường chính chính tu luyện trong Pháp và thật sự “vô lậu” ở trong Pháp. Có như thế, sinh mệnh của người đó mới đạt được sự thuần khiết mà Pháp yêu cầu.
Chân lý sắp được triển hiện
Những huyền bí trên thế gian này dần dần tan biến và chân lý sắp được triển hiện. Lịch sử đã ủy thác cho các học viên với trách nhiệm vĩ đại như thế. Vô lượng chúng sinh trên vũ trụ, nhưng có bao nhiêu học viên trên thế giới? Một học viên cần phải cứu độ rất nhiều chúng sinh, vậy thì tại sao các học viên lại đi tìm sự khác biệt giữa họ với nhau? Tại sao họ lại có những ý nghĩ không tốt về các học viên khác? Là học viên thì cần phải đoạn dứt tất cả những cảm tính như thế vì không còn thời gian để chấp trước vào chúng. Mỗi một giây phút một học viên có là nhờ sự phó xuất cự đại của Sư phụ. Chỉ cần nghĩ đến sự phó xuất của Sư phụ đối với chúng ta, nghĩ đến sứ mệnh lịch sử của chúng ta, nghĩ đến rất nhiều chúng sinh đặt hy vọng nơi chúng ta. Thử nghĩ chúng ta có cảm thấy xấu hổ khi chúng ta vẫn còn bám víu vào những chấp trước và bất bình của chúng ta không? Chúng ta có xấu hổ khi chúng ta kỳ thị nhau hay trách cứ lẫn nhau không?
Cảm ơn đối với những gì chúng ta gặp phải
Tất cả những điều mà một học viên gặp phải trong thế giới này mục đích là để tôi luyện bản thân và giúp anh ấy đạt viên mãn, vì thế chúng ta cần phải cảm ơn tất cả những điều mà chúng ta gặp phải trên con đường tu luyện. Khi một sinh mệnh dần dần đồng hóa với Pháp, cách tư duy của sinh mệnh đó càng trở nên thuần chính hơn. Tư duy đó chính là của một sinh mệnh của vũ trụ mới. Một sinh mệnh đồng hóa trong Pháp sẽ nhìn nhận mọi việc từ những góc độ khác nhau vì nó tiếp tục giác ngộ những nguyên lý Pháp khác nhau và có thêm nhiều trí huệ.
“Những người này chưa hề đắc Pháp; họ không biết [coi] trọng đức; [họ] tưởng rằng luyện công thông qua thủ pháp thì có thể luyện xuất ra công; họ nghĩ rằng mong muốn điều gì thì cũng có thể truy cầu được; họ tưởng như vậy… Chính vì tư tưởng của bản thân là bất chính, nên [họ] mới chiêu mời những thứ xấu.” (Chuyển Pháp Luân)
Vượt lên trên tầng thứ người thường
Rất nhiều lần, nhiều học viên không nghiêm khắc chiểu theo đúng những nguyên lý của Pháp và vẫn đặt một chân tại thế giới người thường. Con người sống chỉ vì danh, lợi, và tình, nhưng một học viên cần phải từ bỏ những thứ đó và vượt lên khỏi tầng thứ người thường. Người thường tranh đấu vì nhiều lý do khác nhau, nhưng một học viên thì trân quý đức và cuối cùng muốn rời khỏi thế gian. Tại sao những học viên vẫn còn tranh chấp lẫn nhau? Vì họ còn lưu luyến thế gian này và vì thế quyết định rằng còn nhiều lý do và việc đáng phải tranh đấu.
“Hồng lâu nhất mộng”, cuộc sống tại thế gian như giấc chiêm bao. Giới tính của chủ nguyên thần của bạn thậm chí còn khác với [giới tính] nhục thân của bạn. Có gì tại thế gian mê ảo này đáng phải tranh đấu và chấp trước vào? Chỉ có người thường bị mê muội vào những ảo ảnh vì con người sống trong mê.
“Cơ duyên chỉ có một lần, mộng ảo chưa buông bỏ được kia một khi qua đi, mới hiểu ra đã đánh mất là điều gì.” (“Về hưu rồi mới tu“, Tinh tấn Yếu chỉ)
Nếu một học viên Đại Pháp có thể nhìn thấy bằng thiên mục của mình và đã đạt được trí huệ dựa trên Pháp, anh ấy có thể thấy mọi việc rõ ràng và sẽ không bị điều gì trói buộc, bao gồm những nguyên lý của cựu vũ trụ. Thậm chí anh ấy không còn chấp trước vào bất kỳ điều gì mình đã ngộ được. Nếu được như thế, sinh mệnh đó sẽ hoàn thiện và không còn tự ngã.
Từ tận đáy lòng, tôi hy vọng tất cả chúng sinh có thể trân quý Pháp Luân Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/23/容-263136.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/29/136083.html
Đăng ngày 08-04-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.