Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Tây

[MINH HUỆ 29-09-2012]

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công 13 năm trước. Hàng ngày tôi đều học Pháp bất cứ khi nào tôi có thời gian và tôi cố gắng tập trung cao độ. Tôi càng học Pháp, tôi càng khám phá được rằng Pháp vô biên đến nhường nào.

Gần đây tôi học Pháp thậm chí còn tinh tấn hơn và sự hiểu biết của tôi về Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn trở nên sâu sắc hơn. Khi nhìn lại, tôi tự hỏi: “Liệu mình đã thực sự thực hành các nguyên lý chưa?”

Sư phụ giảng:

“Tôi truyền Đại Pháp đã bốn năm rồi, có một bộ phận học viên mà tâm tính, cảnh giới đề cao rất chậm, vẫn còn loanh quanh ở nhận thức tôi và Đại Pháp bằng cảm thụ, toàn là từ sự biến hoá trên thân thể và thể hiện của công năng mà có một loại cảm ơn mang đức đối với tôi, đó là nhận thức của người thường. Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội.” (“Lời cảnh tỉnh” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ )

Vào thủa đầu tu luyện, tôi nhận ra rằng mình không nên truy cầu việc hiểu Pháp đề cải thiện sức khỏe hay đắc được những khả năng siêu nhiên.

Chỉ khi không ngừng học Pháp tôi mới có thể hiểu được hàm nghĩa uyên thâm và sâu sắc của nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Sư phụ giảng:

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản.”

“Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm. “

“Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng:

“Đại Pháp là viên dung, ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn mà tách ra, thì đều có đầy đủ đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn như nhau”(“Nói sơ về Thiện” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi có một hiểu biết nông cạn, bề mặt đối với ba từ Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi hiểu chúng bằng những cảm tính của người thường. Tôi phải mất một thời gian dài để dần dần hiểu được hàm nghĩa bên trong của chúng, chấp nhận chúng và đo lường mọi suy nghĩ của mình bằng những nguyên lý này. Bây giờ, bất cứ khi nào tôi nghĩ đến ba từ Chân-Thiện-Nhẫn hay nói với mọi người rằng ‘nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là tốt’, tôi cảm thấy ba từ đó rất thiêng liêng và tôi có thể trải nghiệm được hàm nghĩa bên trong vô biên và thâm sâu của chúng.

Khi lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân, tôi nhiệt thành đồng ý với các nguyên lý của Pháp về loại bỏ các ham muốn, chấp trước và tu khẩu. Tôi sẵn sàng áp dụng các nguyên lý này vào thực hành và tu luyện bản thân chiểu theo Pháp. Nhưng tôi chỉ đơn thuần đọc chúng như những đứa trẻ học thuộc một, hai, ba, bốn. Chúng nghe có vẻ rất thân thuộc đối với tôi nhưng tôi không cố gắng để hiểu hàm nghĩa bên trong chúng vì vậy tôi không thể trải nghiệm được uy lực thực sự của chúng.

Ban đầu tôi tiếp thụ nguyên lý về “Thiện”. Đại Pháp dạy tôi làm một người tốt, nghĩ đến người khác trước, không làm điều xấu và trở thành một người thực sự tốt. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi sống tốt và không tranh cãi hay tranh đấu với ai. Nhưng trong xã hội thường ngày, nếu bạn là một người tốt, bạn sẽ bị coi là một người vô dụng và nhu nhược. Khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi hiểu được từ Pháp của Sư phụ tại sao chúng ta nên sống tốt, thế nào là một người tốt và thế nào để trở thành một người tốt với phẩm hạnh cao quý. Đại Pháp thực sự tốt. Kể từ đó, tôi không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về tôi. Trong công việc, trong xã hội hay ở nhà tôi đều không tranh đấu vì lợi ích cá nhân. Tôi đối xử với mọi người như nhau và giúp những người khác nếu có thể. Lúc đó tôi cũng nhận ra rằng Thiện thật sự không đơn giản chỉ là làm mọi việc cho người khác. Nếu chúng ta muốn tốt và có trách nhiệm đối với mọi người, chúng ta nên nói với họ chân tướng về Pháp Luân Công và bảo họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để đảm bảo một tương lai tốt đẹp. Chúng ta nên dẫn dắt những người có tiền duyên học Pháp Luân Công và học Pháp. Đấy mới là Thiện chân chính đối với những người khác.

Hiểu biết nông cạn của tôi về Nhẫn đó là tôi chịu thiệt thòi hay giống như một người nhút nhát nếu tôi hành theo nó. Dần dần hiểu biết của tôi về Nhẫn đã thay đổi.

Sư phụ giảng:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.”

“Như vậy đâu phải là nhu nhược? Tôi nói đó là thể hiện của tâm Đại Nhẫn, là thể hiện của ý chí kiên cường; chỉ người luyện công mới có thể có tâm Đại Nhẫn như vậy.”(Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu được rằng Nhẫn là chìa khóa để nâng cao tâm tính và rằng nếu tôi muốn đề cao tâm tính của mình, tôi nên thực hành Nhẫn. Mặc dù tôi cố gắng giải thích những ý kiến của mình trong xung đột ở gia đình nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn đổ lỗi cho những người khác. Tôi đã không thực hành được Nhẫn hay tôi không hướng nội. Thậm chí tôi không thể chịu đựng được mọi việc trên bề mặt và nhiều lần tâm tôi đã bị tổn thương. Tôi biết rằng Nhẫn là không sát sinh. Nhẫn là có trách nhiệm với chúng sinh. Khi trong mâu thuẫn, đầu tiên tôi nên hướng nội nhưng cùng lúc đó tôi nên chỉ ra thiếu sót của những người khác một cách thiện chí và thực sự vì chính họ.

Nhận thức của tôi về Chân đến sau cùng và tôi thực hành Chân chưa được tốt. Một thời gian dài tôi rất bối rối đối với việc hành theo chữ Chân. Tôi nghĩ thật khó mà có thể chân thật được. Khi tôi về nhà muộn sau khi làm ba việc, tôi sẽ nghĩ đến đủ loại lý do để làm hài lòng gia đình của mình. Nhưng thực sự tôi đang nói dối. Tôi biết việc đó không đúng và tôi nên đối mặt với nó bằng chính niệm bởi vì các học viên không nói dối. Khi các thành viên trong gia đình hỏi tôi đã đi đâu, tôi sẽ nói rằng tôi làm việc thêm giờ ở công ty. Một ngày khi tôi đang học Pháp, đột nhiên tôi biết rằng tôi nên làm gì. Chúng ta tu Chân-Thiện-Nhẫn và chúng ta không nên nói dối. Chúng ta không nên khuyến khích mọi người ghi nhớ “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” trong khi chính bản thân chúng ta lại nói dối. Họ sẽ nhìn các học viên như thế nào đây khi họ phát hiện ra rằng chúng ta đang nói dối? Bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng, chúng ta có khuynh hướng dối trá hay tìm ra những cái cớ. Chúng ta nên loại trừ văn hóa Đảng từ trong tâm và buông bỏ những quan niệm người thường. Chúng ta nên chính hành để chứng thực Đại Pháp hiệu quả hơn.

Một số học viên bị bắt giữ bất hợp pháp và bị thẩm vấn. Khi công an yêu cầu được biết nơi họ lấy tài liệu Đại Pháp hay hỏi về thông tin của các học viên, các học viên đó đã bối rối không biết trả lời như thế nào mà không làm hại các học viên khác. Khi công an đập bàn và hỏi, “Chẳng phải các người thực hành Chân-Thiện-Nhẫn sao? Tại sao các người lại không nói thật?” Sau đó một số học viên nghĩ, “Chúng ta tu chân và chúng ta không nên nói dối”, vì vậy sau đó họ nói với công an về thông tin của các học viên.

Đúng vậy, chúng ta tu Chân-Thiện-Nhẫn. Nhưng bên trong Chân cũng có Thiện và có Nhẫn. Ví dụ, nếu một người cuồng loạn đe dọa bạn bằng một con dao và yêu cầu nói cho anh ta biết nơi ở của một người nào đó, nếu bạn nói với anh ta sự thật thì anh ta có thể giết người đó. Khi đối mặt với sự đe dọa của anh ta chúng ta nên nhẫn và thuyết phục anh ấy trở nên bình tĩnh và không làm gì một cách vội vàng. Chúng ta nên giúp anh ấy giải quyết vấn đề một cách lý trí để tránh hậu quả xấu.

Là học viên chúng ta có thể nói với công an: “Các anh đang yêu cầu tôi bán rẻ các đồng tu của mình và nói với các anh nơi lấy tài liệu. Nếu tôi nói cho các anh, các anh sẽ bức hại họ. Do vậy tôi đã giúp các anh làm điều xấu bởi vì bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công thiện lương là một tội lớn. Có rất nhiều ví dụ về những người đã phải gánh chịu quả báo sau khi làm tổn thương các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Những kẻ bức hại sẽ bị khởi kiện tại rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Các anh sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp. Vì vậy theo nguyên lý về Thiện thì tôi sẽ không nói cho các anh. Chúng tôi nên đo lường mọi việc chiểu theo Pháp.”

Sư phụ giảng:

“Cá nhân tôi có thể không nói những gì tôi không muốn nói, nhưng lời mà tôi nói ra phải là lời chân thật.” (Chuyển Pháp Luân)

Một số học viên từ chối trả lời các câu hỏi. Họ chỉ phát chính niệm và nói những gì liên quan đến chân tướng về Pháp Luân Công. Họ không nói bất cứ điều gì hay ký bất cứ thứ gì. Việc đó nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Nó rất khó khi làm được như vậy trong hoàn cảnh nguy hiểm. Nhưng nếu chúng ta thực sự hiểu được “Chân” là gì thì chúng ta sẽ không cảm thấy bối rối và làm điều mà người thường mong muốn chúng ta làm, để không phạm phải lỗi lầm mà không thể sửa chữa.

Một ngày tại đơn vị công tác của tôi, tất cả nhân viên phải điền vào một mẫu đơn với những câu hỏi như “Tín ngưỡng của bạn là gì, khi bạn tham gia vào tổ chức đó thì những hoạt động nào mà bạn phải tham gia, v.v.” Mục đích của mẫu đơn này là để loại ra những người mà đặt niềm tin của mình trên cả ĐCSTQ. Những nhân viên mà tín ngưỡng vào Thiên Chúa Giáo và Phật giáo không dám nói sự thật ghi vào là “không có tín ngưỡng.”

Sư phụ giảng:

“Bị bắt không phải là mục đích; chứng thực Đại Pháp mới là thật sự vĩ đại—chính vì chứng thực Đại Pháp mới bước ra; tất nhiên đã bước ra thì cần đạt cho được chứng thực Pháp—đó mới là mục đích thật sự của việc bước ra. Khi kẻ tà ác hỏi chư vị có phải là người tu luyện Pháp Luân Công không, thì có thể không trả lời, hoặc tìm phương cách khác để né tránh, không nên chủ động để tà ác bắt đi.” (“Lý tính”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Do đó tôi ghi vào là “Không có tín ngưỡng”. Sau đó khi bí thư Đảng ủy nơi tôi làm việc, biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, gọi tôi vào và hỏi tôi với một nụ cười: “Tại sao anh không nói sự thật khi điền vào đơn?” Ngụ ý của ông ấy là tôi cũng như vậy, cũng nói dối. Tôi nói với ông ấy rằng Pháp Luân Công không phải là tôn giáo và chúng tôi chỉ luyện công và cố gắng để trở thành những người tốt. Ông ấy đã không nói được bất kỳ điều gì.

Một lần khác tôi nói với ông ấy rằng Chân-Thiện-Nhẫn hảo, ông ấy nói, “Chúng ta không cần thiết luôn phải nói thật. Ở đây tôi có một số mẫu đơn để báo cáo về anh nhưng tôi đã không điền vào đó.”

Lúc đó, về phương diện này, tôi chưa minh bạch về các nguyên lý của Pháp và do vậy đã không thể giảng chân tướng được cho ông ấy nhiều hơn. Tôi nên nói với ông ấy, “Vâng, chúng ta nên nói sự thật nhưng chúng ta cũng phải cân nhắc xem liệu nó có phù hợp với Thiện và Nhẫn hay không. Điều ông làm là một việc tốt. Đó không phải là nói dối. Ông sẽ được ban phúc lớn vì ông không bức hại những người tốt.”

Sau khi tôi ngộ được các nguyên lý của Pháp về Chân, tôi đã thấy được Pháp uy lực đến nhường nào. Bất cứ khi nào tâm trí tôi sao nhãng trong khi phát chính niệm, tôi lại có thể trở nên tập trung khi tôi nghĩ đến việc tu “Chân” bởi vì bất cứ việc gì chúng ta làm, chúng ta phải chân thành và không nên chỉ coi đó là một việc mang tính hình thức.

Khi tôi ra ngoài để giảng chân tướng trong thời tiết xấu hay nếu tôi chỉ có thời gian hạn hẹp và không muốn làm việc đó, tôi tự nói với bản thân mình rằng, chúng ta tu Chân và rằng bất cứ việc gì chúng ta làm, chúng ta nên làm việc đó một cách tận tâm. Chỉ với chính niệm, chúng ta mới có thể cứu độ chúng sinh. Tôi đã đạt được rất nhiều kết quả tốt với những hiểu biết sâu sắc về Chân-Thiện-Nhẫn.

Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2012/9/29/体悟“真、善、忍”实修自己-263356.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/11/135815.html

Đăng ngày 25-02-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share