Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-11-2012) Hôm nay khi học Pháp, tôi đọc về phần tâm tật đố. Sư phụ giảng,

“Người thường không nhìn thấy điểm này, họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đột nhiên hiểu ra ý nghĩa của những từ “bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm” và nhận ra rằng đây chính là gốc rễ của tâm tật đố của mình. Tôi đã nghĩ rằng trước đây tôi không có tâm tật đố, bởi vì tôi không ganh tị với những người có học thức hơn tôi hay những người có khả năng hơn tôi. Tôi cũng thông cảm với những người nghèo hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nhưng tôi nghĩ mình cần có được những gì mình xứng đáng. Do vậy, tôi chỉ ganh tị với những ai giống như mình.

Nhiều bạn bè cùng lớp đại học của tôi có nghề nghiệp ổn định còn tôi thì bị mất việc bởi vì cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Tôi từng là một trong mười sinh viên đứng đầu ở trường đại học, vì thế tôi luôn cảm thấy bực tức khi nghĩ tới điều này. Tôi luôn nghĩ: “Nếu cuộc bức hại này không xảy ra thì tôi sẽ khá hơn tất cả các người…” Khi tôi nhìn thấy bạn nữ cùng lớp của tôi có một gia đình hòa thuận, tôi thường nghĩ: “Tôi đẹp hơn chị, bất kỳ ai trong số những người theo đuổi tôi trước kia sẽ…” Khi tôi nhìn thấy một số học viên giàu có, tôi thường nghĩ: “Tôi giỏi hơn các bạn. Tất cả là do cuộc bức hại này mà tôi đã mất đi mọi thứ.”

Tôi nghĩ rằng mình đáng lẽ đã có một thu nhập ổn định, một căn nhà và khiến những người khác ngưỡng mộ vì học thức và ngoại hình của mình. Tôi không ganh tị với những người rất giàu có, có biệt thự hoặc có địa vị xã hội cao bởi vì tôi nghĩ mình không thể đạt được những thứ này với khả năng của tôi. Thực tế tôi chỉ muốn có những gì tôi “xứng đáng” trong cuộc đời của mình. Tôi đã có những thứ tôi có thể đạt được và tôi hài lòng với nó. Tôi nghĩ tôi sống thực tế và những thứ tôi có là những thứ tôi xứng đáng được.

Bây giờ nghĩ lại, cựu thế lực đã an bài cuộc đời tôi và làm cho quan niệm này rất ngoan cố. Tôi gần như nghĩ rằng đó là đạo lý của cuộc đời. Do vậy tôi cảm thấy giận dữ sau khi bị mất đi mọi thứ vì cuộc bức hại. Thậm chí tôi còn cảm thấy tồi tệ hơn khi bạn bè và họ hàng cười nhạo tôi, cảm thấy thương hại tôi hay hiểu nhầm tôi. Đó là tâm tật đố. Tôi hiểu ra rằng chúng ta chỉ có thể có những thứ thuộc về chúng ta. Quan niệm “Tôi cần được những thứ tôi xứng đáng được” nên bị diệt trừ. Sự ganh tị bắt nguồn từ niềm tin vào chủ nghĩa duy vật tuyệt đối. Thời cổ xưa, vị Hoàng đế khai quốc thường kính ngưỡng Thần Phật để được ban phúc lành, nhưng ngày nay người ta thường nghĩ rằng họ tài giỏi khi mà họ đạt được những lợi ích nhỏ nhoi. Họ nghĩ rằng họ xứng đáng với những thứ họ nhận được và quên mất rằng mọi thứ được hoán đổi bằng đức ở không gian khác.

Xin vui lòng sửa sai nếu có điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/12/14/136661.html

Đăng ngày 22-2-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share