Bài viết của Tiễn Tại Học

[MINH HUỆ 18-01-2013] Mẹ tôi kể rằng tôi yêu thích sách và các ký tự Trung Quốc từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi thích đọc lướt qua những quyển sách của mẹ tôi; mặc dù không thể nhận ra được hầu hết các mặt chữ, nhưng tôi không bao giờ xé hoặc làm hư hại các quyển sách.

Khi lớn lên, tôi thích các quyển sách về lịch sử, địa lý, triết học, và các cuộc phiêu lưu bí ẩn. Một lần khi hai cha con tôi lên thành phố, chẳng có gì khiến tôi quan tâm ngoại trừ mấy quyển sách. Tôi thậm chí còn tưởng tượng rằng nếu tôi có được một căn phòng đầy ắp sách, thì tôi sẽ hạnh phúc và không còn cần bất cứ điều gì khác nữa.

Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, mặc dù không còn thích đọc các cuốn sách của người thường nữa, nhưng tôi vẫn còn bị chấp trước sâu sắc và nóng lòng muốn biết nội dung của chúng, nghĩa là, những tri thức và tinh hoa mà tôi nghĩ rằng cuốn sách chứa đựng.

Hơn nữa, tôi luôn luôn thích hỏi tại sao. Tôi muốn hiểu rõ nguyên nhân lịch sử của các sự kiện và việc lặp đi lặp lại của một vấn đề. Nhiều năm trôi qua, những quan niệm cố chấp dần dần được hình thành trong đầu tôi, trở thành chấp trước căn bản của tôi, và tôi đã thật sự bị mắc kẹt trong đó mà không hay biết.

Gần đây, tôi suy ngẫm lại về những suy nghĩ của bản thân khi mới bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Mặc dù tôi hiểu rằng mục đính chân chính của cuộc sống là quay trở về với chân ngã, nhưng khi tôi mới đến với Đại Pháp, tôi thực sự đã bắt đầu tu luyện với suy nghĩ rằng Đại Pháp có thể thoả mãn chấp trước khám phá lịch sử của tôi.

Trong quá trình tu luyện của mình, tôi dần nhận thức được một số sự thật về vũ trụ, thời gian, không gian và lịch sử. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi để bản thân mình chìm đắm trong những điều này và thật sự lãng phí rất nhiều cơ hội tu luyện.

Chúng ta đều ngộ được từ Pháp rằng mọi an bài trong lịch sử và tất cả mọi thứ mà nhân loại trải qua đều là để mở đường cho Chính Pháp hôm nay. Nếu chúng ta chấp trước vào khía cạnh lịch sử nhất định nào đó, nó sẽ chỉ giống như thả mồi bắt bóng.

Một vị Giác giả khi đạt viên mãn sẽ biết được quá khứ, hiện tại và tương lai của tất cả mọi thứ trong tầng không gian của vị ấy. Đó là năng lực và quả vị của vị ấy. Tuy nhiên là một người tu luyện, quan tâm đến quá khứ là một chấp trước mạnh mẽ và là một trở ngại.

Chúng ta đang ở trong tiến trình Chính Pháp, và tất cả mọi thứ trong lịch sử đều thuộc về tầng thứ con người. Nếu chúng ta chấp trước vào những thứ này, thì cũng giống như bám chặt vào những thứ của cựu vũ trụ, và điều này sẽ trở thành một cái cớ cho tà ác can nhiễu.

Ngay cả khi chúng ta sử dụng các sự kiện lịch sử và những con số để giảng rõ sự thật cho người dân Trung Quốc đáng quý, chúng ta cũng nên khai thác lịch sử một cách khôn ngoan và phù hợp với các chấp trước của người thường để tháo gỡ những vướng mắc trong tâm họ và giúp họ hiểu được sự thật, thay vì để cho bản thân chúng ta bị chấp trước vào lịch sử và quá khứ mà không tự nhận ra. Chấp trước này sẽ trở thành một trở ngại lớn. Đó là lý do tại sau đó tôi hiếm khi viết các bài về luân hồi. Thậm chí ngay cả khi các học viên cố gắng khai thác vấn đề này với riêng tôi, tôi cũng không nói bất cứ điều gì ngoại trừ trong các tình huống rất đặc biệt. Tôi không muốn tư tưởng của các đồng tu bị can nhiễu. Nếu tôi thật sự gây can nhiễu cho sự tu luyện của các đồng tu, đó sẽ là một tội lỗi to lớn.

Tất cả chúng ta đều biết rằng chỉ dẫn căn bản cho sự tu luyện của chúng ta là Pháp, và miễn là chúng ta tu luyện chiểu theo Pháp thì chúng ta có thể tu luyện tốt. Câu nói của những người khác, bao gồm cả các nhân vật lịch sử, tốt nhất là chỉ nên dùng để tham khảo. Đừng bao giờ xem chúng quan trọng quá mức; nếu không chúng sẽ trở thành một trở ngại lớn trên con đường tu luyện của chúng ta.

Tôi đã từng bị chấp trước vào sách đến mức tất cả những gì tôi muốn chỉ là sách và sự thông thái mà tôi nghĩ rằng chúng chứa đựng. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, mỗi khi đọc một đoạn Pháp nhất định của Sư phụ, tôi thường vô thức nghiền ngẫm Pháp như thể tôi đang nghiên cứu Pháp để thu hoạch kiến thức. Pháp mà Sư phụ giảng là bao hàm hết thảy. Một người sẽ đi chệch hướng nếu xem Pháp như một loại “kiến thức” để tìm tòi, nghiên cứu.

Sau khi nhận ra điều này, tôi thấy rằng chấp trước ngoan cố được chôn sâu bấy lâu của mình đã bị loại bỏ. Tôi không còn chấp trước muốn biết “tại sao” giống như trước nữa; thay vào đó tôi chỉ học Pháp với tâm thanh tịnh và không ngừng đề cao bản thân. Khi thể ngộ và tầng thứ của tôi được nâng lên, tôi ngày càng hiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, bây giờ khi hiểu được nhiều điều, tôi cảm thấy rằng những hiểu biết của tôi là tự nhiên. Tôi không còn khao khát tìm kiếm tri thức từ bên ngoài hoặc có cảm giác hân hoan và tự mãn về những gì mà tôi biết. Tôi đã thật sự trải nghiệm được sự kỳ diệu và tự tại của việc buông bỏ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/1/18/我不再执着历史与书籍-267885.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/25/137235.html

Đăng ngày 5-2-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share