Bài viết của Xialian, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Qiqihar

[MINH HUỆ 30-08-2008] Con trai tôi đã học Pháp với tôi khi cháu năm tuổi. Chúng tôi thường nghe các bài giảng băng tiếng của Sư Phụ. Cháu thường nghe trong khi chơi. Đôi khi cháu nhắc lại một vài câu mà cháu nghe được. Vì cháu vẫn còn bé và cháu không biết đọc, cháu nhìn thấy những Pháp Luân và hình ảnh của những vị Phật trên các chữ trong sách Chuyển Pháp Luân, và nhìn thấy Pháp Luân xoay chuyển. Đôi khi cháu cũng nói rằng Sư Phụ đã nói với cháu điều gì đó về cháu.

Khi con trai tôi còn nhỏ, tự tôi chăm sóc cháu và cháu học Pháp cùng với tôi. Nhưng sau khi cháu đi học và lớn hơn và có nhiều liên hệ với xã hội hơn, cháu trở nên rất khó để quản lý dạy bảo.

Môi trường ở Trung Quốc cực kỳ phức tạp và đầy nguy hiểm. Hơn nữa, hàng ngày các trường học sử dụng những tài liệu giảng dạy bị chỉnh lý theo ĐCSTQ để giảng dạy cho học sinh. Thêm vào đó, vì sự cám dỗ của những yếu tố không lành mạnh, con trai tôi đã càng ngày càng rời xa Đại Pháp. Cháu đắm mình trong những thói xấu của xã hội, chỉ muốn hưởng thụ cuộc sống và không thể chịu đựng đau khổ. Con trai tôi, trong tâm cháu biết rằng tu luyện đòi hỏi phải nhẫn nhịn và chịu đựng và yêu cầu một tâm trong sạch và buông bỏ ham muốn dục vọng. Cháu đã từ chối tiếp tục học Pháp. Cháu thích được đắm mình trong thế giới trần tục, và cuối cùng đã bỏ tu luyện.

Thật không dễ để nuôi dạy một tiểu đệ tử ở Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc coi những điều này là một tiêu chuẩn của một học sinh tốt: kết quả học tập tốt, xếp hạng tốt trong trường, biết cách để không bị mất, không bị thất bại, và biết cách để có được ân huệ và lợi ích từ người khác. Chú trọng rất ít vào giáo dục đạo đức và tinh thần. Trẻ em thiếu khả năng phân biệt tốt và xấu. Bị ô nhiễm bởi môi trường xã hội của ĐCSTQ và các trường học giảng dạy văn hoá ĐCSTQ, thật khó cho những đứa trẻ để đưa ra những quyết định đúng đắn. Ngay cả khi một đứa trẻ có thể phân biệt tốt xấu, thì những người bạn còn lại của nó sẽ không chơi với nó vì quan điểm của nó khác với chúng. Một vài đứa trẻ không thể chịu đựng được điều đó khi mọi người nhìn chúng với con mắt khác biệt, do vậy chúng sẽ từ bỏ hay nghi ngờ niềm tin của bản thân chúng.

Chính tôi đã nhìn con trai mình trải qua những điều này. Tôi đã cố gắng hết sức để giúp cháu kiên định tu luyện. Môi trường ở Trung Quốc đã làm ô nhiễm suy nghĩ của cháu, và bây giờ cháu xa rời Đại Pháp.

Tôi đã thấy nhiều tiểu đệ tử ở Trung Quốc quanh tôi đã trở nên như vậy. Họ đi theo những thành viên gia đình họ làm những việc chứng thực Đại Pháp và cũng đã từng rất tinh tấn. Nhưng khi họ lớn lên, họ dần dần từ bỏ tu luyện. Khi tôi đọc trên mạng Internet về môi trường tu luyện ở Đài Loan và các tiểu đệ tử hải ngoại, tôi cảm thấy buồn cho những tiểu đệ tử ở Trung Quốc.

Tôi thảo luận về hiện tượng này để các bạn đồng tu có thể cùng chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của mỗi người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/30/184983.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/14/100630.html
Đăng ngày 21-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share