Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Toronto

[MINH HUỆ 10-07-2008] Khi tôi tham gia ngày càng nhiều vào những dự án để chứng thực Đại Pháp, khi việc bán vé Chương Trình Biểu Diễn Nghệ Thuật Thiên Đường Giữa Mùa Thu ngày cảng trở nên cấp bách và khi Chính Pháp ngày càng gần đến kết thúc, tôi cảm thấy sự tu luyện của tôi ngày càng đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn và những chấp trước của tôi cũng ngày càng được phơi bày rõ ràng hơn. Làm sao tôi bước đi cho đúng trên con đường tu luyện nghiêm túc này? Tôi bỗng nhiên ý thức ra được sự nguy hiểm của việc nuôi dưỡng những chấp trước, điều đó mang lại cho tôi một cảm giác rất sâu sắc. Trong tu luyện, nếu một người không thăng tiến thì sau đó anh ta sẽ lùi trở lại. Tôi không muốn tiếp tục bị rớt. Bởi vậy, tôi viết ra kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn đồng tu và hy vọng các bạn đồng tu có thể học hỏi được kinh nghiệm từ bài học của tôi.

Mở đầu

Bắt nguồn từ một lời nhắc nhở từ bi của một bạn đồng tu mà tôi đã viết bài này. Lời nhắc nhở này giúp tôi tìm ra nhiều chấp trước của tôi mà đã được che dấu rất sâu, một vài chấp trước đã trở nên ngày càng xấu. Đối với một người tu, khi để cho những chấp trước gia tăng và đặc biệt là để những chấp trước ngày càng lớn hơn là rất nguy hiểm. Bởi vậy, tôi rất cảm ơn bạn học viên này đã nhắc nhở tôi.

Gần đây, khi tôi đang nói chuyện với một bạn đồng tu về một số hoàn cảnh tu luyện không mong muốn của những viên khác và những khổ nạn mà họ trải qua gần đây, học viên này bỗng nhiên chỉ ra cho tôi: “Khi bạn đang nói về khổ nạn của người khác, có vẻ như bạn có cảm giác thoải mái”. (Trên thực tế học viên này có ý rằng tôi cảm thấy vui trên nỗi khổ, bất hạnh của người khác, nhưng vì lịch sự bạn đồng tu này không sử dụng những lời lẽ nặng nề này.) Tôi sững sờ vào lúc đó. Tại sao tôi lại sinh ra một cảm xúc như vậy? Đó có phải là sợ hãi không? Những lời này đã thực sự cảnh báo tôi rất lớn. Tôi đã nghĩ rất nhiều tối hôm đó và đã phát hiện ra một vài trong những chấp trước ẩn sâu của tôi. Tôi chắc chắn rằng tôi vẫn chưa tìm ra được tất cả những chấp trước của tôi. Và một số chúng thì vẫn còn ẩn nấp rất sâu. Tôi đề nghị các bạn đồng tu hãy cho tôi nhiều lời khuyên và điểm hoá hơn. Cảm ơn!

Tâm hiển thị

Tâm hiển thị là chấp trước lớn nhất của tôi; nó cũng là chấp trước duy nhất mà tôi đã cố gắng để loại trừ những vẫn chưa thể loại trừ được hoàn toàn. Tôi nhớ khi tôi lần đầu tiên bắt đầu tu luyện, Sư Phụ đã điểm hoá cho tôi rất rõ ràng về vấn đề này trong một giấc mơ. Một giấc mơ rất rõ ràng. Trong giấc mơ, mọi người đang ngồi vây quanh Sư Phụ và Sư Phụ đang giảng Pháp. Có một chiếc cúp cạnh Sư Phụ (cảm giác của tôi đoán đó là một phần thưởng tặng cho Sư Phụ bởi một tổ chức của người thường). Sau khi giảng Pháp, Sư Phụ cảm chiếc cúp lên và hỏi: “Ai muốn chiếc cúp này?” Lúc đó, chỉ có tôi và một người khác bên phải tôi hồi hộp đứng lên và muốn nó. Vì tôi ngồi gần Sư Phụ hơn, nên Sư Phụ đã đưa chiếc cúp cho tôi.

Lúc đó trong giấc mơ, tôi cảm thấy may mắn và nghĩ rằng Sư Phụ đã thưởng cho tôi. Tôi thấp giọng hỏi Sư Phụ: “Tại sao Sư Phụ không muốn nó?” Sư Phụ nói với tất cả mọi người: “Tại sao những người tu luyện chúng ta lại muốn những thứ danh lợi và của cải của người thường?” Trong giấc mơ tôi đã đứng đó cầm chiếc cúp và không biết phải làm gì. Tôi thực sự muốn đưa chiếc cúp cho người học viên đã đứng lên cùng với tôi lúc nãy. Sư Phụ sau đó nói với tôi: “Con có nó cũng không sao cả vì con đã có nó rồi. Nó sẽ tốt nếu con có thể buông bỏ chấp trước.”

Sau khi tôi tỉnh dậy, tôi không rõ ràng lắm về chấp trước gì mà Sư Phụ muốn tôi buông bỏ. Chồng tôi nói sau khi nghe về giấc mơ của tôi: “Hãy nghĩ về nó. Nếu em thực sự có một chiếc cúp được Sư Phụ ban tặng cho em, sẽ thực sự xuất sắc nếu em không khoe ra điều đó với toàn thế giới. Sư Phụ muốn em từ bỏ tâm hiển thị mạnh mẽ của em.”

Từ đó, tôi đã quyết định loại trừ tâm hiển thị mạnh mẽ của mình. Nhưng sau nhiều năm, Có vẻ như nó lại trở lên mạnh mẽ hơn, thay vì bị loại bỏ đi. Sư Phụ đã nói trong Chuyển Pháp Luân: “Tâm lý hiển thị này có biểu hiện trong mọi tình huống; nó cũng biểu hiện trong khi làm việc tốt.” (Chuyển Pháp Luân, bản dịch tháng 3 năm 2000).

Khi tôi viết báo cáo, bài báo, và bài chia sẻ, tôi đã viết chúng với một tâm hiển thị mạnh mẽ. Khi tôi nghe các bạn đồng tu nói: “tôi thích đọc bài chia sẻ của bạn. Tôi thích đọc báo cáo của bạn. Tại sao lâu rồi bạn không viết nữa? Bài chia sẻ của bạn thực sự rất cảm động. Về việc viết một bài báo về vấn đề khuyến khích mọi người. Về việc phối hợp vấn đề này vì bạn có thể tạo động lực cho các bạn đồng tu.” Giữa những giọng điệu tán dương khen ngợi này, tâm hiển thị của tôi lại nổi lên một cách rõ ràng, thay vì bị loại bỏ đi. Bởi vậy, khi tôi nghe nói về tình huống tu luyện không tốt của người khác, tôi đã có tâm khinh thường họ, nghi rằng tôi tốt hơn.

Tâm ganh tị tật đố

Sư Phụ đã nói:
“Vấn đề tâm ganh tị rất nghiêm trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc chúng ta có thể tu luyện viên mãn hay không. Nếu tâm ganh tị không bị loại bỏ, mọi thứ khác mà chư vị tu luyện được đều sẽ trở thành yếu nhược. Có một quy luật: rằng nếu trong quá trình tu luyện tâm ganh tị không được bỏ đi, thì người tu sẽ không đạt Viên Mãn–tuyệt đối không.” (Chuyển Pháp Luân)
Mỗi lần tôi đọc đoạn Pháp này, nó có vẻ như tôi đã quyết tâm bỏ chấp trước ganh tị của mình. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng trong phương diện này tâm chấp trước của tôi không mạnh mẽ như thế; tôi nghĩ rằng tôi tốt hơn những người khác và tôi không cần phải ganh tị với họ; có thể là những người khác thường phải ganh tị với tôi.

Tuy nhiên, thực tế không giống như tôi nghĩ. Khi tôi nghe những người khác nói những lời tốt đẹp về một bạn đồng tu, tôi sẽ nói với những người khác về những yếu điểm của đồng tu đó. Khi tôi thấy một bạn đồng tu làm điều gì đó tốt, tôi cũng sẽ nói một vài lời tốt với bạn đồng tu đó nhưng đằng sau tư tưởng của tôi, tôi lại ghen tị một cái gì đó; tôi sẽ nghĩ rằng nếu tôi mà làm điều đó chắc chắn tôi sẽ làm tốt hơn. Khi tôi thấy vài học viên trẻ và nhỏ tuổi, một suy nghĩ sẽ tự nhiên nổi lên: “Tôi không tệ như các bạn khi tôi còn trẻ.” Khi tôi thấy một vài học viên biểu hiện sự dịu dàng của phụ nữ (vì tôi thiếu điều đó), một ý niệm sẽ nổi lên: “Đừng làm như thế với tôi” và vân vân.

Tất cả những chấp trước này đã tồn tại trong sự tu luyện của tôi. Tôi nên loại bỏ chúng ngay khi tôi nhận ra chúng. Nếu không chúng sẽ tích tụ và phình ra và cuối cùng sẽ rất nguy hiểm.

Tâm che dấu

Khi tôi viết nhiều bài chia sẻ hơn, một vài học viên trở nên thích chia sẻ với tôi hơn. Sau đó tôi nghĩ rằng sự hiểu biết về Pháp lý của tôi khá tốt. Khi vài học viên đến chia sẻ với tôi, tôi sẽ dùng Pháp lý làm cho họ nghe theo. Trên thực tế, sau đó khi tôi nhìn vào trong sâu hơn, tôi thấy rằng một mặt, tôi đang dùng lời của Sư Phụ để yêu cầu người khác; mặt khác, tôi cũng đang che dấu những chấp trước và yếu điểm của mình. Tôi sợ rằng người khác sẽ nghĩ rằng nhận thức của tôi không rõ ràng và tôi sợ người khác biết rằng sự tu luyện thực tế của tôi kém xa những lời tôi nói.
Bởi vậy, khi tôi bình luận phê bình người khác, tôi nghe có vẻ cứ như thể là dựa trên Pháp. Nhưng, tôi lại tránh những chủ đề mà khi thảo luận động chạm vào những điều căn bản của tôi. Tôi có cảm giác nổi trội, thoải mái khi tôi nói về những học viên khác đang trải qua khổ nạn, vì tôi thực tế là đang che dấu những yếu điểm thiếu sót của tôi, tôi cảm thấy rằng tâm tôi đã được cân bằng vì vài đồng tu khác không tốt bằng tôi.

Không tu khẩu

Một lần, một bạn đồng tu chia sẻ với tôi một lúc. Cuối cùng anh ấy nói trong hối tiếc: “Tôi đã làm. Tôi đã nói với bạn mọi thứ và toàn thế giới sẽ biết về nó.” Vào lúc đó, tôi bắt đầu nhận ra rằng vấn đề tu khẩu của tôi rất tệ. Khi anh ta nói điều đó, tôi vẫn không muốn chấp nhận nó và tôi vẫn còn tìm ra những lý do biện hộ. Tôi nói: “Có thể bạn càng lo lắng về việc tôi sẽ nói những chuyện của bạn cho người khác, tôi có thể sẽ càng có xu hướng làm như vậy. Hãy từ bỏ chấp trước của bạn và có thể tôi sẽ không nói với bất kể người nào.” Tôi đã hướng ngoại với những lời nói khéo léo đó.

Sư Phụ nói:
“Chúng ta giảng tu khẩu, ấy là những danh lợi chưa vứt bỏ được nơi người thường và những gì không liên quan gì đến công tác thực tế ngoài xã hội của người tu luyện; hoặc những thứ vô dụng giữa các đệ tử đồng môn; hoặc muốn hiển thị xuất phát từ tâm chấp trước; hoặc những điều nghe ngoài đường hay tin đồn lưu truyền; hoặc một số việc ngoài xã hội hễ đàm luận đến liền thấy hưng phấn, thích nói [về chúng]; tôi nghĩ rằng chúng đều là tâm chấp trước của người thường. Tại những phương diện này tôi cho rằng chúng ta cần tu cái miệng ấy lại, đây là ‘tu khẩu’ mà chúng tôi giảng.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhớ một lần khi Ban Diễu Hành đến Ottawa để tham gia vào cuộc diễu hành. Vài học viên đã hỏi tôi: “Tại sao bạn không đi?” (Trước kia tôi luôn đi với ban diễu hành để viết bài mới) Khi tôi nghe thấy nhiều học viên hỏi tôi tại sao không đi, tôi trả lời: “tôi không biết chơi bất kỳ nhạc cụ nào, nếu tôi đi thì tôi sẽ làm gì đây?” Một đồng tu nói đùa: “Bạn tán gẫu là được rồi”. Tất cả mọi người cùng cười. Nếu điều đó xảy ra trước kia, tôi có thể sẽ xem điều này như một chuyện đùa bình thường và quên nó đi sau khi cười; tôi thậm trí có thể xem nó như là lời tán dương.

Tuy nhiên, là người tu, bất kể điều gì mà chúng ta gặp đều không phải ngẫu nhiên. Lúc đó, tôi đã tự hỏi bản thân: “Tôi phải nghiêm túc về việc tu khẩu từ bây giờ trở đi không?” Tính cách của tôi là tôi nói bất cứ điều gì tôi nghĩ, bất kể nó là tốt hay xấu, vui đùa hay nghiêm túc; Tôi chỉ nói mà không cân nhắc người khác có thể chấp nhận nó hay không hoặc nó có làm tổn thương người khác hay không. Tôi thổ lộ tất cả những điều mà tôi có trong lòng bằng mọi cách.

Tôi nhớ một lần chúng tôi đi đến thành phố New York. Chiếc xe bẩy-chỗ của tôi nhồi nhét chật ních trong khi một chiếc khác năm-chỗ chỉ có ba người. Tôi đề nghị một người từ xe tôi chuyển sang xe kia nhưng không ai muốn đi. Lý do là khi ngồi xe của tôi họ có thể được cười suốt chặng đường. Vào buổi tối, họ thích ngủ trên sàn hơn là vào phòng vì họ muốn nghe “sự ba hoa khoác lác” của tôi. Các bạn đồng tu càng khen ngợi tôi, chấp trước của tôi lại càng lớn hơn. Cuối cùng, tôi đã làm cho họ cười ngặt cười nghẹo và đồng thời tôi cũng cảm thấy hài lòng.

Thực tế, loại tán gẫu này cũng thể hiện nhiều chấp trước của tôi: ích kỉ, hiển thị, ganh tị tật đố và không nghĩ đến người khác. Đồng thời loại tán gẫu này cũng tạo ra những cản trở và khổ nạn rất to lớn cho sự tu luyện của tôi. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy hài lòng khi những người khác khen ngợi tôi rằng tôi có khiếu kể chuyện và viết bài. Nó đã là một tình huống rất nguy hiểm cho tôi. Bởi vậy, tôi đã hiểu rằng Sư Phụ đã điểm hoá cho tôi qua những lời nói của các bạn đồng tu, “tôi phải tu khẩu.”

Khi người khác trải qua khổ nạn, lời nói vô tình của tôi đã không mang lại cho họ sự hỗ trợ nào, thay vào đó nó còn tạo ra những khổ nạn lớn hơn cho họ. Do vậy, tu khẩu rất quan trọng đối với bản thân tôi cũng như với những người khác. Tôi phải thực sự cố gắng rất nhiều để tu khẩu tốt.

Kết thúc

Sư Phụ nói:
“Cho nên, khi chư vị gặp thử thách, đó chính là cơ hội tốt để cho chư vị đề cao. Nếu chư vị nhìn vào tìm bên trong chính mình, thì tình huống khó khăn đó sẽ trở thành một cơ hội, là điều mà chư vị phải vượt qua, là cơ hội để cho chư vị tiến sang một trạng thái mới. Tại sao chư vị không xét sự việc theo cách đó! Hễ mà chư vị gặp thử thách chư vị liền đẩy nó ra. Cũng như tôi đã giảng, thậm chí đến cả việc chư vị tranh cãi về chứng thực Pháp, về cứu độ chúng sinh, nghe ai nói lời không tốt, tất cả đều là để cho chư vị đề cao, bởi vì sự đề cao của chư vị là trên hết. Chư vị không đề cao, thì chư vị không đạt được gì cả, trong đó có cả việc cứu độ chúng sinh. Nếu chư vị không đề cao và không đạt Viên Mãn, các chúng sinh mà chư vị cứu độ đi về đâu? Ai sẽ mang họ đi? Tại sao chư vị không xét sự việc theo cách đó? Tất nhiên, trong khi chư vị vẫn còn là người thường, thì cũng khó mà làm tất cả sự việc cho hoàn hảo và làm được như thế trong mỗi phút mỗi giây. Tuy nhiên ít nhất trong các vấn đề quan trọng, như là cứu độ chúng sinh, hay là tu luyện, chư vị phải xét sự việc theo cách đó, có đúng không? “ (“Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2008”)
Sư Phụ đã giải thích điều này một cách rõ ràng cho chúng ta. Nếu chúng ta vẫn không nhìn vào trong tu luyện bản thân, thì chúng ta có thể chứng thực Pháp tốt được không? Chúng ta có xứng đáng với sự khổ độ của Sư Phụ không? Chúng ta đã làm đủ những gì mà chúng ta phải làm chưa? Tôi muốn cám ơn bạn đồng tu mà tôi đã nói đến lúc bắt đầu bài viết này đã thức tỉnh tôi và mang lại cho tôi cơ hội để nhìn sâu vào bên trong bản thân mình tìm những thiếu sót sai lầm. Tôi hy vọng đây cũng là một cơ hội để tôi thăng tiến.
Xin từ bi chỉ ra những điều chưa đúng. Cám ơn mọi người!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/7/10/181786.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/18/99925.html
Đăng ngày 26-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share