[MINH HUỆ 16-11-2012] Một hôm tôi đến thăm một đồng tu lớn tuổi. Bác ấy có chính niệm mạnh và không có chấp trước sợ hãi khi giảng chân tướng. Bác ấy rất kính trọng Sư phụ và có niềm tin kiên định vào Sư phụ vì Sư phụ đã cứu bác ấy 6 lần.

Bác ấy rất biết ơn Sư phụ và tiếp tục làm ba việc mỗi ngày. Cựu thế lực đã khảo nghiệm bác 10 lần trong mơ và bác vẫn giữ được tỉnh táo tin vào Sư phụ. Tuy nhiên, bác ấy đã trải qua một số triệu chứng của nghiệp bệnh. Bác đã rất chán nản và không thể nhận ra chấp trước của mình.

Tôi có thể thấy rằng bác ấy cảm thấy biết ơn đối với Sư phụ nhưng không phải là một loại niềm tin và sự kính trọng thực sự dựa trên Pháp. Các yếu tố tự ngã đằng sau lòng biết ơn của bác ấy mang bóng dáng của mối quan hệ giữa Sư phụ và đệ tử của vũ trụ cũ. Tôi đã chia sẻ sự hiểu biết của tôi với bác ấy.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“…Thời kỳ lịch sử chúng ta hiện nay đã khác với xã hội phong kiến Trung Quốc; quỳ gối dập đầu có được tính là bái sư không? Chúng ta không làm cái việc hình thức ấy. Có nhiều người chúng ta nghĩ thế này: ‘Mình dập đầu đốt hương bái Phật, trong tâm thành kính thì sẽ tăng công’. Tôi nói rằng thật khôi hài; luyện công chân chính toàn dựa vào bản thân mà tu; cầu gì cũng vô dụng. Không bái Phật, không đốt hương, [mà] chiểu theo tiêu chuẩn người tu luyện mà tu luyện một cách chân chính, [thì khi] ông [Phật] gặp chư vị sẽ rất vừa ý. Ở nơi khác chư vị toàn làm điều xấu, chư vị dập đầu đốt hương cho ông, [thì] ông gặp chư vị sẽ rất khó chịu; đó chẳng phải đạo lý là gì? Tu chân chính dựa vào bản thân. Hôm nay chư vị dập đầu bái sư xong, ra khỏi cửa lại muốn gì làm nấy, hỏi có tác dụng gì? Chúng tôi hoàn toàn không giảng hình thức [bái sư] này; chư vị có thể còn làm ô uế danh dự của tôi [ấy chứ]!”

Tôi ngộ ra từ việc đọc đoạn Pháp này, là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải làm như Sư phụ yêu cầu để đúng với niềm tin của chúng ta và thực sự kính trọng đối với Sư phụ. Chúng ta nên từ bỏ chấp trước vào sinh tử, cứu độ chúng sinh, phù hợp với những gì Sư phụ muốn, và chính lại mọi ý nghĩ và hành vi của chúng ta theo các tiêu chuẩn của Pháp. Và đó là ý nghĩa thực sự của việc kính Sư kính Pháp. Nếu chúng ta ôm giữ quan niệm của tự ngã và ôm giữ khái niệm về sự biết ơn, thì chúng ta đang không kính Sư kính Pháp. Tôi kể với bác ấy những câu chuyện của các bạn đồng tu, những người đã trải nghiệm được những phép màu của Pháp sau khi họ thực sự từ bỏ tự ngã.

Bác ấy nói: “Cuối cùng thì hôm nay bác đã hiểu được ý nghĩa của việc kính Sư kính Pháp. Một nút thắt lớn trong tâm bác đã được khai mở.”

Sư phụ giảng trong “Lời cảnh tỉnh”:

    “Tôi truyền Đại Pháp đã bốn năm rồi, có một bộ phận học viên mà tâm tính, cảnh giới đề cao rất chậm, vẫn còn loanh quanh ở nhận thức tôi và Đại Pháp bằng cảm thụ, toàn là từ sự biến hoá trên thân thể và thể hiện của công năng mà có một loại cảm ơn mang đức đối với tôi, đó là nhận thức của người thường. Chư vị không muốn cải biến trạng thái của con người, từ lý tính mà thăng hoa nhận thức chân chính về Đại Pháp, thì chư vị sẽ mất cơ hội. Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. Không thể là tôi cứ mãi tiêu nghiệp cho chư vị, còn chư vị không đề cao một cách chân chính trong Pháp, nhảy thoát khỏi nhận thức của con người và quan niệm của con người. Phương thức suy xét, nhận thức, cảm kích của chư vị về tôi và Đại Pháp đều là biểu hiện tư duy người thường. Nhưng điều tôi dạy chư vị chính là vượt thoát khỏi người thường cơ mà! Hãy từ lý tính mà nhận thức Đại Pháp một cách chân chính.” (Lời cảnh tỉnh – Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa của đoạn Pháp này. Là đệ tử Đại Pháp, nếu chúng ta tiếp tục dùng tư tưởng của những sinh mệnh của vũ trụ cũ và không thay đổi lối suy nghĩ lệch lạc của vũ trụ cũ và chấp trước vào tự ngã thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được hàm ý của Sư phụ và Pháp. Và đó thực sự là bất kính đối với Sư phụ.

Tôi cũng nhìn thấy một vấn đề: nhiều đồng tu đã không thoát khỏi khái niệm của cựu vũ trụ về Sư phụ và đệ tử, trong đó có các yếu tố tự ngã và sự lệch lạc ẩn giấu bên trong. Đại Pháp đã sáng tạo mọi thứ hoàn toàn mới cho tất cả chúng sinh, và khái niệm về Sư phụ và đệ tử cũng trở nên hoàn toàn mới. Tôi đột nhiên cảm thấy rằng tên gọi “Sư phụ” là tên gọi vĩ đại và cao quý nhất trong vũ trụ, và nó bao hàm những ý nghĩa rất sâu sắc và các chất vô lượng vô biên, từ vĩ mô nhất cho đến vi mô nhất. Là đệ tử người mà kính Sư kính Pháp, chúng ta không nên tùy tiện sử dụng tên gọi này.

Tôi thường nói “Sư phụ tôn kính” thay vì “Sư phụ” để tỏ lòng tôn kính của tôi. Bây giờ tôi nhận ra có một quan niệm về “tự ngã” đằng sau nó. Chỉ danh hiệu “Sư phụ” được định rõ trong Pháp, có thể bày tỏ sự kính trọng thực sự mà không có quan niệm nào về tự ngã và ích kỷ. Sau khi nhận ra điều này, mỗi lần tôi thắp hương, tôi ở trong một tâm thái thuần khiết không có tự ngã và tập hợp mọi thứ trong sinh mệnh tôi để nói “Sư phụ”. Ngay lập tức tôi cảm thấy toàn bộ bản ngã của mình đắm chìm trong Đại Pháp và trí huệ vô biên của Sư phụ. Vào lúc đó, tôi ngộ ra ý nghĩa này của Pháp tại tầng thứ của tôi.

“Sư đồ bất giảng tình
Phật ân hóa thiên địa”
(Sư đồ ân – Hồng Ngâm II)

Tôi đã hiểu rõ hơn ý nghĩa thực sự của “Kính Sư kính Pháp”. Vũ trụ bao la được tạo ra bởi trí huệ của Sư phụ, thứ có ở khắp nơi và tồn tại trong phạm vi cực kỳ vi quan và cực kỳ hồng quan bởi vì Chân-Thiện-Nhẫn là ở khắp mọi nơi.

Trên đây chỉ là nhận thức hữu hạn ở tầng sở tại của tôi. Xin hãy dĩ Pháp vi Sư nếu bạn tìm thấy điều gì lệch khỏi Pháp

__________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/15/是感恩戴德还是敬师敬法-263993.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/16/136336.html

Đăng ngày 6-1-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share