Bài viết của Tiêu Hòa

[MINH HUỆ 20-03-2024] Ngày 11 tháng 3 năm 2024, khi một đoàn diễn Shen Yun kết thúc chuyến lưu diễn ở châu Âu và quay trở lại Hoa Kỳ, họ đã bị một nhân viên hải quan Hoa Kỳ nói tiếng Trung chặn lại. Trong khi lặp đi lặp lại tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhân viên này liên tục cố gắng cản trở các nghệ sỹ Shen Yun nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Vụ việc này đã dấy lên mối quan ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao, và Bộ An Ninh Nội địa. Nhiều người thắc mắc: Tại sao người này lại lặp đi lặp lại tuyên truyền của ĐCSTQ khi đang làm việc với tư cách là nhân viên hải quan Hoa Kỳ?

Hệ tư tưởng của ĐCSTQ gây nguy hại trên khắp biên giới Hoa Kỳ

Từ chiến dịch Cải cách Ruộng đất đến Phong trào Chống cánh hữu, từ Cách mạng Văn hóa đến Vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ có một lịch sử đẫm máu hình thành từ hận và bạo lực. Để đạt được mục đích, ĐCSTQ đã tẩy não người dân một cách có hệ thống bằng những tuyên truyền dối trá và thù hận. Ví dụ, nó trộn lẫn khái niệm về dân tộc Trung Quốc với hệ tư tưởng của ĐCSTQ, khiến mọi người lầm tưởng rằng con cháu Trung Quốc cần phải trung thành với chính quyền cộng sản cho dù họ ở đâu.

Trên thực tế, khái niệm “người Trung Quốc” bao gồm nhiều nhóm dân tộc; về mặt quốc tịch, nó đại biểu cho các đặc quyền và trách nhiệm của một người gắn với quyền công dân của nước họ. Nói đúng ra, mặc dù ĐCSTQ (đảng phái chính trị) vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, nhưng các học viên vẫn được hưởng các quyền lợi hợp pháp giống như những công dân Trung Quốc khác. Chính ĐCSTQ đã bóp méo khái niệm này hòng biến nhóm người thiểu số nào đó thành đối tượng bức hại bằng cách gọi họ là kẻ thù của nhà nước và lôi kéo người dân tham gia vào cuộc bức hại.

Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) quy định nhân viên của họ phải là công dân Hoa Kỳ. Như vậy nghĩa là người đàn ông nói tiếng Trung Quốc làm nhân viên CBP phải tuyên thệ Lời thề Trung thành như sau:

“Tôi xin tuyên thệ, rằng tôi tuyệt đối và hoàn toàn từ bỏ mọi sự trung thành với bất kỳ hoàng thân, quân chủ, quốc gia, hay chủ quyền nước ngoài nào mà trước đây tôi từng là thần dân hoặc công dân; rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp và luật pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trước mọi kẻ thù, trong và ngoài nước; rằng tôi sẽ chân thành tận tâm và trung thành với Hiến pháp và luật pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; rằng tôi sẽ cầm vũ khí để bảo vệ Hoa Kỳ khi luật pháp yêu cầu; rằng tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ phi chiến đấu trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ khi luật pháp yêu cầu; rằng tôi sẽ thực hiện công việc có tầm quan trọng quốc gia dưới sự chỉ đạo dân sự khi luật pháp yêu cầu; và rằng tôi thực hiện nghĩa vụ này một cách tự do, mà không bị chướng ngại tâm trí hay vì mục đích trốn tránh nào; vậy xin Chúa hãy giúp con.”

Rõ ràng là lời tuyên thệ này không có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí của viên sỹ quan này bằng cuộc tẩy não hàng chục năm qua của ĐCSTQ.

ĐCSTQ dùng “làm chính trị” làm cớ nhằm cố ý biến người dân thành mục tiêu bức hại

Ở nước cộng sản Trung Quốc, bất kỳ cá nhân hay nhóm nào không được Đảng ưa thì đều có thể bị gắn mác “làm chính trị”. Một khi bị gắn mác, những cá nhân hay nhóm bị nhắm tới sẽ bị phân biệt đối xử, bị sỉ nhục, bị đối xử tàn bạo, thậm chí bị sát hại.

Thực ra, cái mác này là một từ bị ĐCSTQ bóp méo và lạm dụng. Ví dụ, một số lượng lớn các quan chức chính phủ Trung Quốc – đặc biệt là các quan chức cấp cao – được hưởng những đặc quyền như nhận hối lộ, lối sống xa hoa, có hộ chiếu của nhiều quốc gia và chuyển tài sản ra nước ngoài, nhưng những nhân vật chính trị chủ chốt này lại không bị dán nhãn “làm chính trị”. Ngược lại, chỉ khi những cá nhân hoặc nhóm nhất định nào đó bị tước đoạt những quyền cơ bản thì họ mới bị gọi là “làm chính trị”. Chẳng phải là mỉa mai sao?

Trong một xã hội bình thường, người dân có những nhân quyền cơ bản và các quyền hợp pháp cơ bản như bầu cử và bày tỏ quan điểm. Nhưng do bị ĐCSTQ tẩy não, người Trung Quốc lại coi những quyền cơ bản này là đặc quyền do Đảng ban cho. Như vậy, Đảng có thể tùy ý tước đoạt các quyền của người dân.

ĐCSTQ đối lập với các tín ngưỡng, đẫn đến sự băng hoại về đạo đức

Khi cố gắng ngăn cản các nghệ sỹ Shen Yun nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nhân viên CBP nói tiếng Trung này đã nói với các đồng nghiệp gần đó: “Họ là Pháp Luân Công. Họ làm chính trị. Họ là nhóm bất hợp pháp.” Như vậy, về cơ bản, viên chức này đã hành động trái với nghĩa vụ bảo vệ nước Mỹ, một quốc gia có nền tảng lập quốc là quyền tự do tín ngưỡng. Câu nói của anh ta cho thấy hệ tư tưởng của ĐCSTQ đã bóp méo lối tư duy của người dân ở Trung Quốc sâu sắc đến mức nào.

Trên bề mặt, ĐCSTQ còn cho phép một số quyền tự do về ý thức hệ, như trong nghiên cứu học thuật, thậm chí còn cho phép tồn tại các nhà thờ, đền chùa. Song trên thực tế, tất cả những cơ sở này đều phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng một cách vô điều kiện. Đây là lý do tại sao Pháp Luân Công bị bức hại, các nhà thờ ngầm bị nhắm mục tiêu.

Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi lãnh đạo cộng sản nào cũng bức hại tôn giáo tín ngưỡng, từ Karl Marx, Vladimir Lenin, cho đến các quan chức ĐCSTQ ngày nay. Các giáo lý căn bản của các tôn giáo, tín ngưỡng đều chú trọng vào các giá trị đạo đức và sự thiện lương. Điều này trái ngược với sự thù hận và tàn bạo mà ĐCSTQ cổ xúy.

Tuy nhiên, đàn áp các giá trị truyền thống và các tín ngưỡng đã khiến ĐCSTQ đẩy Trung Quốc vào ngõ cụt. Xã hội Trung Quốc ngày nay đầy rẫy tội phạm giết người, khiêu dâm, lạm dụng ma túy, bạo lực, dầu thải tái chế, thịt giả, thuốc giả, và đủ thứ tệ nạn khác. Con người ta lừa gạt nhau vì lợi ích cá nhân và tìm kiếm thú vui không chút ước thúc đạo đức. Lối tư duy và những hành vi này không chỉ gây tổn hại cho người dân Trung Quốc và con cái của họ, mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội quốc tế, từ người già đến trẻ nhỏ.

Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng và Thế giới Tự do

Đây là lý do tại sao vụ việc ở sân bay Chicago đã dấy lên phản ứng dữ dội từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao, và Bộ An ninh Nội địa.

Trong bức thư gửi CBP ngày 15 tháng 3, Hạ Nghị sỹ Hoa Kỳ Scott Perry cho biết ông lo ngại khi viên chức CBP gốc Hoa lại hỏi cụ thể về tín ngưỡng của các nghệ sỹ Shen Yun và tuyên bố rằng nhóm họ là “bất hợp pháp” chỉ vì tín ngưỡng của họ. Ông viết: “Nếu giải trình ra, thì đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và đáng trách đối với các quyền quy định trong Hiến pháp của họ [các học viên]. Phải chăng viên sỹ quan này đang muốn khẳng định chính sách của Trung Quốc thông qua vị trí chính thức của anh ta trong chính phủ Hoa Kỳ?”

Ông Perry thắc mắc tại sao cách đặt câu hỏi của nhân viên hải quan lại được coi là phù hợp. “Tôi muốn biết lý lịch của người này”, ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng ta nhất định cần phải cảnh giác với những thứ như thế này. Và tôi nghĩ chúng ta cần phải chủ động.”

“Những báo cáo này thật đáng lo ngại – thực sự là vậy – và đòi hỏi một cuộc điều tra ngay lập tức. Hành động đó rất quan trọng – ít nhất là để bảo vệ các quyền của Tu chính án thứ nhất của những Công dân Hoa Kỳ này cũng như những công dân khác của Hoa Kỳ. Có lẽ điều cấp thiết là cần phải xác định và ngăn chặn các viên chức đứng về phía nước ngoài không có và sử dụng chức vụ chính thức để áp đặt niềm tin của cá nhân họ lên người khác”, ông Perry nói tiếp trong thư.

Một số nhà lập pháp khác cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự và kêu gọi hành động. Hạ nghị sỹ Brian Babin của bang Texas cho biết “hoàn toàn không thể dung thứ khi điều này xảy ra ở Hoa Kỳ dưới bàn tay của một công chức Mỹ.” Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Cần phải có một cuộc điều tra thấu đáo, và nếu nó được chứng minh là chính xác, thì nhân viên hải quan này cần phải bị sa thải ngay lập tức. Chúng ta không bao giờ được cho phép CHNDTH [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] – một trong những quốc gia áp bức nhất hành tinh – gây ảnh hưởng đến chính phủ liên bang của chúng ta.”

Hạ nghị sỹ Don Bacon của bang Nebraska hy vọng vụ việc này “sẽ được điều tra”. Ông Bacon nhận định: “Một viên chức hành pháp tại sân bay đã sách nhiễu một công dân Mỹ – ở đây, chúng ta có quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, và chúng ta cần phải bảo vệ điều đó. Cần phải có một số biện pháp kỷ luật” đối với những hành vi như vậy.

Như vụ việc này cho thấy, việc tẩy não thâm sâu và có hệ thống của ĐCSTQ đã làm méo mó tư tưởng người dân và đe dọa thế giới. Ngay cả khi đã rời Trung Quốc, một số người Trung Quốc vẫn tiếp tục làm việc cho ĐCSTQ và làm tay sai cho nó. Việc loại bỏ hệ tư tưởng của ĐCSTQ rất trọng yếu, không chỉ đối với người Trung Quốc đã trở thành cư dân thường trú hoặc công dân của các quốc gia khác, mà cả đối với toàn bộ thế giới tự do.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/20/474413.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/21/216297.html

Đăng ngày 24-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share