Bài viết của Cao Tư Vũ, phóng viên Minh Huệ tại Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 26-07-2023] Ngày 22 tháng 7 năm 2023,các học viên đã tổ chức một loạt hoạt động tại thủ đô Bern của Thụy Sỹ để phơi bày cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) kéo dài 24 năm qua. Các quan chức dân cử đã gửi thư ủng hộ và lên án cuộc bức hại.

Sáng ngày 22 tháng 7 năm 2023, các học viên đã đến trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern và đọc một bức thư viết bằng tiếng Đức và tiếng Trung gửi tới nhân viên đại sứ quán kêu gọi họ giúp chấm dứt cuộc bức hại và thoái xuất khỏi ĐCSTQ để không trở thành con dê thế tội của chế độ này.

40e12a42b7746f6686f3f314f34f15df.jpg

Một học viên đọc bức thư gửi tới nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Bern, kêu gọi họ giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp

Vào buổi chiều, các học viên đã tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Kornhaus ở Bern. Họ biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, tổ chức mít-tinh và phát tờ rơi để phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và vạch trần cuộc bức hại đang diễn ra của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng nhắm vào các học viên Đại Pháp và các tù nhân lương tâm khác.

35f1482b66f8302ff5e64c95ff7f2925.jpg

7017ce5899b449bbc3318afdd7ecaef6.jpg

Các học viên tổ chức các sự kiện ở trung tâm thành phố Bern để phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại kéo dài hàng thập kỷ ở Trung Quốc, ngày 22 tháng 7 năm 2023.

187455b7464c144803c910c8188f124c.jpg

0703959d4abe5216719c94ac82f3ed80.jpg

17015dd49007a7957d1fdcf4d267ae92.jpg

ab887c10b030e9ce79f3d39c53c030ac.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp

80f92c2d4032c425f14d0e766bfe6e5a.jpg

38116a4ce7359f3c664d449097f4e84d.jpg

4c8bf277cf38464df3deb914c8b14e37.jpg

5bc91308c246ed9c0d2d77194e6615bc.jpg

147b80a3b1bef559d198e44a68a240fd.jpg

4559dedb9828c940ad84e80d69766b05.jpg

Nhiều người đã dừng lại để đọc bảng trưng bày và trò chuyện với các học viên.

a995f61fd79723cd087223f71d9e4973.jpg

8ca60458522cfc9d9c94f4453afd744c.jpg

40cb709622858ef6288b15b4502f4680.jpg

Công chúng ký đơn thỉnh nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp

Các chính trị gia Thụy Sỹ cảm ơn các học viên vì những nỗ lực nhằm phơi bày cuộc bức hại

Nhiều quan chức dân cử Thụy Sỹ đã gửi thư ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

d2bd984becfe3123515c4da1dffb100e.jpg

Bà Christa Markwalder, thành viên của Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ

Bà Christa Markwalder, một thành viên của Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ, đã gửi thư ủng hộ vì không thể trực tiếp tham dự buổi mít-tinh. Trong thư, bà viết: “Tôi hy vọng rằng thông qua bức thư của mình, tôi sẽ tiếp thêm dũng khí cho các bạn và tôi cảm ơn các bạn vì đã đấu tranh cho nhân quyền.”

Bà hy vọng các học viên sẽ tiếp tục làm tốt công việc của mình, và “Hãy can đảm đứng lên chống lại sự bức hại và bất công; dũng cảm bảo vệ nhân quyền của chính mình và của những người bị bức hại. Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng dũng khí của tinh thần nhân đạo để đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho tất cả mọi người và bảo vệ các quyền phổ quát của con người.”

“Nhân quyền, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đề cao phẩm giá con người và đảm bảo sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần – áp dụng cho các thành viên của tất cả các nhóm tôn giáo và tín ngưỡng, chẳng hạn như các học viên Pháp Luân Đại Pháp, không nên bị ảnh hưởng bởi ý muốn của một chế độ cụ thể. Thu hoạch nội tạng trái với nguyện ý là hành vi vi phạm nhân quyền lớn nhất và nghiêm trọng nhất.”

“Tôi mong các bạn tiếp tục can đảm để dũng cảm bảo vệ nhân quyền của mình ở Thụy Sỹ và Trung Quốc!”

27e6d4e2662a686eac92c502fc3408e6.jpg

Tiến sỹ Bernhard Hauser, Nghị sỹ của bang St. Gallen

Tiến sỹ Bernhard Hauser, Nghị sỹ của bang St. Gallen, cho biết Trung Quốc, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, là một trong những quốc gia có tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất thế giới. Ông nói: “Cần phải có hành động cụ thể và toàn diện hơn để chống lại chế độ ĐCSTQ, bởi vì cuộc bức hại có hệ thống đối với người dân Tân Cương, các học viên Pháp Luân Công và mối đe dọa hiện tại đối với Đài Loan là không thể dung thứ”.

Tiến sỹ Hauser cho biết thêm: “Tôi cảm ơn tất cả những người đã [ủng hộ] Pháp Luân Công, vốn là vì quyền tự do ngôn luận trên khắp thế giới.”

6faee101d738c07aa6842d7104f478ed.jpg

Bà Eva Keller, cựu ủy viên hội đồng bang St. Gallen

Bà Eva Keller, cựu ủy viên hội đồng bang St. Gallen, tin rằng nhiều người hơn cần biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Trong thư, bà viết: “Những vi phạm nhân quyền cần bị phơi bày và lên án công khai.“

Bà Keller cũng tin rằng “Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn không thể diễn tả hết được bằng lời. Quốc gia đông dân nhất thế giới là nơi chà đạp nhân quyền và ngày càng coi thường pháp quyền.”

“Mặc dù Pháp Luân Công không phải là nhóm duy nhất bị bức hại, nhưng chúng ta không được thiếu quan tâm đến họ chỉ vì chúng ta hiếm khi thấy tin tức về họ ở những nơi dễ thấy trên các phương tiện truyền thông. Tôi cảm ơn các bạn vì sự cống hiến của các bạn cho nhân quyền và pháp quyền, đặc biệt là cho Pháp Luân Công. Chỉ khi những tội ác vi phạm nhân quyền bị phơi bày, thì tình thế mới có thể xoay chuyển. Thờ ơ với những người bị bức hại là điều tồi tệ nhất. Cảm ơn các bạn vì đã chia sẻ điều này.”

Mọi người nên tuân theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp

Khung cảnh các học viên biểu diễn các bài công pháp trong nền nhạc êm dịu đã thu hút cô gái trẻ Claudia. “Họ thật thư giãn,” cô nói. Sau khi nghe lời giới thiệu, cô rất quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp. Cô cho hay sau khi trải qua khoảng thời gian thử thách, cô hy vọng sẽ tìm được “một cách để thư giãn và tĩnh tâm”.

Claudia nói rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời. “Cháu nghĩ những điều này rất quan trọng, và mọi người nên tuân theo. Đây là điều mà mỗi chúng ta nên áp dụng và thực hành hàng ngày”, cô nói.

Cô cho biết thêm rằng mặc dù mọi người có thể rất bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng “chúng ta nên hiểu được thông điệp này [Chân-Thiện-Nhẫn].”

Công chúng lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ

Đề cập đến tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, bà Rosemarie thốt lên: “Thật điên rồ. Đó là điều mà tôi không bao giờ có thể hình dung nổi. Tôi rùng mình khi biết rằng có rất nhiều người đang bị cầm tù, chỉ chờ những bệnh nhân cần tạng đến Trung Quốc để tìm kiếm nội tạng phù hợp. Luân lý, đạo đức ở đâu? Chẳng phải mọi người chỉ quan tâm đến tiền bạc và quyền lực sao?“

Cô Pierina Raemy và những người bạn của cô xem các học viên luyện công và sau đó họ lắng nghe các bài phát biểu. Họ trò chuyện với các học viên đang phát tờ rơi và sau khi đọc thông tin, họ đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Cô Pierina nói: “Trên thế giới có những chuyện như vậy xảy ra, người ta bị cầm tù và sát hại rất dã man. Cuộc bức hại này không thể tiếp tục được. Tôi hy vọng các học viên sẽ không còn bị bức hại, không còn đau khổ và không còn bị sát hại nữa.”

Trách nhiệm của chúng ta là phổ biến sự thật cho nhiều người hơn

Anh Jonathan hỏi liệu các học viên Trung Quốc có thể quay trở lại Trung Quốc hay không. Khi biết một số học viên chưa thể trở lại Trung Quốc trong hơn 20 năm, anh nói: “Tôi chân thành hy vọng rằng một ngày nào đó các học viên có thể trở lại Trung Quốc.”

Anh cũng có kế hoạch nói với nhiều người hơn về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. “Tôi nghĩ đây là trách nhiệm của những người trẻ như tôi. Chúng tôi không được làm ngơ trước cuộc bức hại này, mà nên truyền rộng thông tin qua mạng xã hội và nói cho bạn bè và người thân của mình.”

“Chỉ khi mọi người hiểu chuyện gì đang xảy ra thì mới có thể thay đổi. Nếu mọi người không biết rằng Pháp Luân Công đang bị bức hại, họ sẽ không làm bất cứ điều gì [để chấm dứt cuộc bức hại]. Chúng ta cần cho nhiều người biết hơn.”

“Pháp Luân Đại Pháp là một trí tuệ cổ xưa”

Cô Sarah Schuerch muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp. Cô không chỉ ký đơn thỉnh nguyện mà còn ghi lại thời gian và địa điểm của điểm luyện công tại địa phương.

Cô cho hay trước đây cô đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp và muốn tìm hiểu thêm. Cô tin rằng các bài công pháp của Pháp Luân Công “rất đơn giản, nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn.” Cô cảm thấy mình có thể tu luyện Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày: “Điều đó nâng cao nhận thức và khiến tôi bình tĩnh hơn,” cô nói.

Cô Sarah cho biết thêm: “Pháp Luân Đại Pháp là một trí tuệ cổ xưa. Việc các học viên kiên trì phơi bày cuộc bức hại trong suốt 24 năm qua càng cho thấy rõ điểm này: Pháp Luân Đại Pháp hẳn là phải rất tốt, đó là lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công mới có thể kiên trì lâu đến vậy.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/26/463441.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/31/210560.html

Đăng ngày 02-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share