Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Vương Quốc Anh

[MINH HUỆ 21-07-2023] Ngày 17 tháng 7 năm 2023, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Anh đã tổ chức một hội nghị chuyên đề mang chủ đề “Câu chuyện Pháp Luân Công – Phải chăng còn có một cuộc diệt chủng nữa ở Trung Quốc?” tại Tòa nhà Quốc hội ở London. Đây là một hoạt động trong chuỗi sự kiện nhân dịp 24 năm các học viên phản kháng trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Phòng hội nghị đã kín chỗ, và một số hãng truyền thông chính thống đã cử phóng viên đến đưa tin về sự kiện này.

3c5ed773a5c27634ef1dffce7ba2df31.jpg

Các quan chức phát biểu ủng hộ Pháp Luân Công trong hội nghị chuyên đề tại Nghị viện Anh.

Ngài Iain Duncan Smith, Thượng Nghị sỹ Alton đại diện cho Liverpool, Thượng nghị sỹ Hunt đại diện cho Kings Heath, Nghị sỹ Quốc hội Marie Rimmer, và luật sư nhân quyền David Matas từ Canada là những diễn giả chính.

Ngài Iain Duncan Smith: Đừng tin ĐCSTQ

8bc448d5b7fd6aaad89354e9ef00d424.jpg

Ngài Iain Duncan Smith

Ngài Iain Duncan Smith là cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh kiêm Chủ tịch của Liên minh Nghị viện Quốc tế về Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông cho biết Liên minh Nghị viện Quốc tế về Trung Quốc gồm khoảng 30 quốc gia trên thế giới, từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ. Ông nói, ông David Matas đã nói với ông về tình trạng ngược đãi tàn bạo đối với Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Sau đó, họ bắt đầu lập ra Liên minh Nghị viện Quốc tế.

Ông nói rằng khi những hành động tàn ác của ĐCSTQ ở Tân Cương bị phơi bày và bị coi là tội ác diệt chủng, nhiều người đã hiểu ra bản chất của ĐCSTQ, đặc biệt là cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, “Tin tức về Pháp Luân Công cũng dần được lan truyền.”

Ông cho rằng chính phủ Anh không nên tin tưởng chút nào vào ĐCSTQ trong việc hoạch định chính sách. “ĐCSTQ luôn thất hứa. Nó không có ý định giữ lời.”

Thượng nghị sỹ David Alton: Đây không phải là lúc im lặng

d8ce7550e3316b772f3cc12c106b26ef.jpg

Ngài David Alton của Liverpool

Thượng nghị sỹ Alton là người đồng sáng lập và là Phó Chủ tịch của Nhóm Liên Đảng Nghị viện Vương quốc Anh về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng. Tại hội nghị chuyên đề, ông đã nhiều lần đề cập đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và những tội ác liên quan đến ĐCSTQ, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Ông nói: “Theo nhiều chuyên gia pháp lý và học thuật, chiến dịch đang diễn ra trên khắp Trung Quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công – một môn tu luyện từng ước tính có khoảng 70-100 triệu người – đã cấu thành tội ác diệt chủng thời hiện đại.”

Ông chỉ ra: “ĐCSTQ chính thức là vô thần và đàn áp mọi tôn giáo tín ngưỡng với mức độ khác nhau. Các tín đồ Cơ đốc giao chỉ được phép dùng các phiên bản Kinh thánh đã qua kiểm duyệt, các lãnh tụ tôn giáo thường bị bỏ tù và bất kỳ nhóm tôn giáo nào được phép hoạt động đều bị theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Nhưng Giang (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) nhận ra rằng Pháp Luân Công không thể bị kiểm soát – ngay cả các quan chức trong Đảng cũng đã bắt đầu tập luyện. Giang rất sợ.”

Ông kết luận: “Nếu chúng ta muốn hiểu được mối đe dọa và sự can thiệp của ĐCSTQ đối với nền dân chủ của chúng ta, thì chúng ta nhất định phải hiểu được mối đe dọa và sự tàn bạo xảy ra với Pháp Luân Công. Chúng ta phải khẳng định như vậy – một cách quả quyết và dõng dạc – bởi vì thực chất là như vậy. Đây không phải là lúc để im lặng.”

Thượng nghị sỹ Philip Hunt: Chúng ta phải gửi một tín hiệu quốc tế

8dabc85f895ab4b672e64ecab82145fa.jpg

Thượng nghị sỹ Philip Hunt của Kings Heath

Năm ngoái, điều sửa đổi Dự luật về Thuốc và Thiết bị Y tế của Vương quốc Anh đã trở thành luật, nghĩa là nội tạng của các tù nhân lương tâm, chẳng hạn như các học viên Pháp Luân Công, những người bị thu hoạch sống không được phép đưa vào Vương quốc Anh. Thượng nghị sỹ Philip Hunt của Kings Heath, một thành viên của Thượng viện Anh, đã bảo trợ cho sự sửa đổi này.

Thượng nghị sỹ Philip Hunt cho biết chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội để thể hiện rằng các tập đoàn, công ty của Anh và người dân Anh không nên tham gia vào các hoạt động này, và thứ hai, hy vọng các quốc gia khác sẽ theo bước chúng ta và gửi một tín hiệu ra quốc tế.

Thượng nghị sỹ Hunt nói rằng “sự mập mờ” trong chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ là một sai lầm, và rằng lập trường mạnh mẽ của Quốc hội đối với nạn thu hoạch nội tạng và tình trạng ngược đãi Pháp Luân Công “phải gửi một tín hiệu ra quốc tế. Đó là điều chúng ta nợ những nạn nhân không bao giờ từ bỏ cuộc phản kháng này.”

Nghị sỹ Quốc hội Marie Rimmer: Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước vấn đề này

Thượng nghị sỹ Marie Rimmer cũng đã tham gia rất nhiều vào việc sửa đổi hồi năm ngoái nhằm ngăn chặn hoạt động du lịch ghép tạng vì mục đích thương mại và cũng đang dốc sức cho dự luật thu mua.

5d0e09c450bd3f38cd22e7ea37c6340a.jpg

Nghị sỹ Marie Rimmer

Bà nói rằng chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những gì ĐCSTQ đang làm. Chúng ta đã có tiến triển và phải tiếp tục. Bởi đây là vấn đề về quyền có hay không có tín ngưỡng của con người, đó là anh chị em của chúng ta, chúng ta đều là con người.“

Luật sư Nhân quyền David Matas: Động cơ xác định tội diệt chủng là điều cần xem xét chính

Luật sư nhân quyền quốc tế người Canada David Matas được đề cử giải Nobel Hòa bình vào năm 2010 vì những đóng góp xuất sắc của ông cho các vấn đề nhân quyền.

Ông đã có một bài phát biểu giàu thông tin và thấu đáo về các tiêu chí [về tội diệt chủng] trong Hội nghị diệt chủng. Ông cho biết, “động cơ xác định Diệt chủng là nhân tố chính cần xem xét – nhưng có thể có nhiều dạng động cơ, chẳng hạn như “mù quáng một cách ngoan cố” và vai trò của người lãnh đạo có thể là yếu tố góp phần [gây ra tội ác này] và không nên xem nhẹ.” Ông cho biết ông dự định xuất bản một bài báo khai thác sâu hơn về vấn đề này.

Hai học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đưa ra lời chứng mạnh mẽ và vô cùng xúc động của bản thân về việc bỏ tù, tra tấn – gồm cả việc sử dụng ghế cọp và đánh đập liên tục trong nhiều ngày.

Người Trung Quốc sẽ sớm được tự do

a3910039e8ce847271ef5c5701a98710.jpg

Các học viên tổ chức các hoạt động bên ngoài Nghị viện trong thời gian diễn ra hội nghị chuyên đề.

Trong thời gian diễn ra hội nghị chuyên đề tại Tòa nhà Quốc hội, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã treo các biểu ngữ dài bên ngoài tòa nhà và tái hiện cảnh ĐCSTQ tra tấn các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong nhà tù để nâng cao nhận thức cho mọi người về các hoạt động diễn ra bên trong tòa nhà Nghị viện.

370fe3e103df8c430ddfd2ef585131f7.jpg

Cô Emily nói cuộc bức hại phải chấm dứt.

Cô Emily làm việc trong một trường đại học. Khi cô và người anh họ đến London, họ đã nhìn thấy biểu ngữ “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 24 năm qua.” Cô nói: “Mọi người nên được đối xử bình đẳng. Tại sao cuộc bức hại vẫn diễn ra? Tôi không thể tin được. Những thứ như thế này phải dừng lại.”

Cô nói Trung Quốc là một quốc gia lớn. “Một số người có đặc quyền kiếm lợi từ việc buôn bán nội tạng và dùng quyền lực để ra sức che đậy sự thật. Họ bức hại dân thường và khiến một số người sợ hãi mà không dám lên tiếng, nên cuộc bức hại vẫn tiếp diễn. Nhưng họ (các học viên) đã đứng lên để nâng cao nhận thức và khiến mọi người nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề. Tôi hy vọng chính phủ Anh và chính phủ Hoa Kỳ có thể gây áp lực để giúp chấm dứt cuộc bức hại.”

Cô đã tính đến việc viết thư cho nghị sỹ trong thành phố của mình và nói với những người khác về vấn đề này, bởi việc này liên quan đến hàng trăm gia đình nạn nhân và cuộc bức hại phải kết thúc càng sớm càng tốt.

1c5799dfa3c29e160c286bc56735c930.jpg

Bà Sandra cho rằng sẽ có thay đổi.

Bà Sandra, một giáo viên, nói sau khi ký đơn thỉnh nguyện phản đối nạn thu hoạch nội tạng sống: “Đừng mất hy vọng, rồi sẽ có thay đổi.”

7ecc38a53a1b3245226929a5e72c085e.jpg

Ông Aaron Lubeck và con trai

Ông Aaron Lubeck, một công nhân xây dựng, và con trai đến từ Mỹ. Họ nhìn thấy quầy thông tin của Pháp Luân Công từ xa. Ông nói: “Tôi rất ủng hộ các học viên Pháp Luân Công trong việc nâng cao nhận thức.” Con trai ông nói: “Tôi đã ký tên thỉnh nguyện để ủng hộ những hành động chính nghĩa của họ, để ngày càng nhiều người biết đến bản chất của ĐCSTQ. Sau đó, tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ cùng chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ, và người Trung Quốc sẽ sớm giành được tự do”, anh cho biết sẽ giúp lan tỏa thông tin.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/21/463240.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/27/210509.html

Đăng ngày 31-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share