Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Malaysia

[MINH HUỆ 20-07-2023] Trước thềm kỷ niệm 24 năm cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, các học viên tại Malaysia đã tổ chức một loạt hoạt động ở thủ đô Kuala Lumpur, với hy vọng thông tin cho nhiều người hơn nữa biết đến những tội ác này.

Luyện công chung, triển lãm nghệ thuật và thắp nến tưởng niệm

Vào sáng ngày 9 tháng 7 năm 2023, các học viên đã tổ chức chuỗi hoạt động tại Công viên Titiwangsa ở Kuala Lumpur nhằm kêu gọi chấm dứt ngay cuộc bức hại. Mặc dù trời nhiều mây và mưa lớn, các hoạt động vẫn diễn ra như dự kiến. Nhiều người đã trò chuyện với các học viên và ký đơn thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại.

80cbc33883aab138ca5294ee944ab776.jpg

Các học viên tổ chức các hoạt động tại Công viên Titiwangsa, Kuala Lumpur để ghi dấu 24 năm phơi bày cuộc bức hại một cách ôn hòa, ngày 9 tháng 7 năm 2023

d6783c2d3610ff5976014ed7b3989f48.jpg

Các sự kiện trong ngày bắt đầu bằng hoạt động luyện công chung ở Quảng trường Công viên Titiwangsa

ee70513aefd0b1b0e196f7db72bc5068.jpg3b19374d3333458fa5885b2e42fc2283.jpg

Nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại

1f8a666b0f7f98b7cc7ff26043e1f6ea.jpg

Mọi người xem các tác phẩm nghệ thuật của Triển lãm Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn)

Trong sự kiện tại Công viên Titiwangsa, các học viên đã trưng bày Triển lãm Bằng chứng Nghị án của Tòa án Độc lập (Tòa án Luận tội Trung Quốc) để mọi người đọc. Họ cũng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật từ Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn, giúp khách tham quan hiểu được những vi phạm nhân quyền tồi tệ đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay.

750c0ff53538a2ddb3de408e88cd3d83.jpg

b285506d53d69ec430e792d4635717a8.jpg

Các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm ở Công viên Titiwangsa vào buổi tối để tưởng nhớ các học viên đã bị ĐCSTQ tra tấn đến chết

Người dân lên án cuộc bức hại

Người dân từ mọi giai tầng đã lên án hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Anh Ibrahim, người Mã Lai, cho hay anh hối hận vì trước đây anh không biết đến tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, vậy nên anh đã đóng góp quỹ cho hoạt động cấy ghép nội tạng của bạn mình ở Trung Quốc. Anh hy vọng mọi người chú ý đến nạn thu hoạch nội tạng sống để ngăn chặn họ vô tình tiếp tay cho những tội ác như vậy.

Cô Hoàng, một người Malaysia gốc Hoa, cho biết cô hiểu rõ về sự khan hiếm nguồn hiến tạng tự nguyện của người Trung Quốc. Cá nhân cô đã bị gia đình và bạn bè ngăn cản ký vào đơn đồng ý hiến tạng. Cô thấy thật khó hiểu khi có một mạng lưới ghép tạng rộng lớn ở Trung Quốc mà bệnh nhân chỉ phải đợi hai tuần hoặc ít hơn. Cô kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Bành, một học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ Trung Quốc đã xin tị nạn ở Malaysia, kể lại trải nghiệm của ông khi bị ĐCSTQ giam giữ và tra tấn tàn nhẫn kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Mặc dù ĐCSTQ đã cố gắng ép buộc ông ký vào bản “thú tội” để phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp, ông vẫn kiên định và quyết không khuất phục trước tà ác. Ông phát biểu: “Một người đã hồi phục sức khỏe sẽ không còn muốn làm bệnh nhân nữa. Nước đã sạch rồi sẽ không muốn trở lại tình trạng bẩn thỉu ô nhiễm nữa”.

Kháng nghị gần Lãnh sự quán Trung Quốc

798f9a3f59c8e718aef853dd5c70a133.jpg6213ae1e3955e5024951c4596289e9f9.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lampur vào ngày 15 tháng 7 năm 2023

Ngày 15 tháng 7, các học viên đã tổ chức kháng nghị gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur để phơi bày cuộc bức hại. Họ chúc mừng 415 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, đồng thời kêu gọi mọi người giúp chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Họ đọc các tuyên bố bằng tiếng Hoa và tiếng Mã Lai, đồng thời không quản nắng mưa đến Lãnh sự quán Trung Quốc để phơi bày cuộc bức hại trong suốt hơn 20 năm qua.

Sự kiện trên đại lộ Ngôi sao

f52cd1443a1aeb1384fae84263030469.jpga24030ddf308aef7541707fb4c38a102.jpg

Các học viên đã tổ chức một hoạt động trên Đại lộ Ngôi sao để phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại

Tối hôm đó, các học viên đã tổ chức một sự kiện ở Bukit Bintang (Đại lộ Ngôi sao), khu thương mại nổi tiếng nhất ở Kuala Lumpur. Họ diễn lại cảnh thu hoạch nội tạng và nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tàn bạo kéo dài 24 năm của ĐCSTQ đối với môn tu luyện.

Đường phố đông đúc và nhiều người đã dừng lại để nghe một học viên cho biết Tòa án Luận tội Trung Quốc có trụ sở tại London đã khẳng định rằng ĐCSTQ vẫn đang thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống, bằng chứng bao gồm lời khai của các bác sỹ và cảnh sát trực tiếp tham gia. Cô cho hay những tội ác này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn tác động đến toàn thế giới. ĐCSTQ điều hành chương trình du lịch ghép tạng quốc tế để thu hút những người cả tin đến Trung Quốc để ghép tạng, nhưng các học viên đã bị giết để lấy nội tạng của họ.

Người học viên kêu gọi mọi người tránh đi du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng. Cô giải thích rằng điều này tương đương với việc tiếp tay và ủng hộ cái ác.

Cô Quách Thục Phương, nữ ca sỹ nổi tiếng người Malaysia tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã kể lại trải nghiệm cá nhân của mình. Cô cho biết sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sức khỏe thể chất và tinh thần của cô đều được cải thiện. Tuy nhiên, các học viên ở Trung Quốc, những người trở nên khỏe mạnh sau khi tu luyện, lại bị tàn tật hoặc thậm chí bị giết khi bị cảnh sát tra tấn. Hành vi này là không thể tưởng tượng được ở một đất nước tự do.

Một du khách đến từ Ấn Độ xem các học viên luyện công và cảm thấy họ thật tĩnh tại, tường hòa và mỹ hảo. Cô đọc các biểu ngữ và hỏi: “Tại sao một môn tu luyện tốt như vậy lại bị bức hại? Nếu đến Chân-Thiện-Nhẫn mà ĐCSTQ còn không cho phép, thì nó là ma quỷ. Nó có vẻ đầy sức mạnh, nhưng trong lịch sử cái ác chưa bao giờ thành công cả.“

Nhiều người nói rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp là cuộc bức hại nhân tính và nhân quyền, và mọi người phải cùng nhau chấm dứt tội ác này. Một số du khách từ Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó ngay tại sự kiện. Một số người Malaysia gốc Hoa đã luyện công cùng các học viên. Những người khác bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp và hỏi họ có thể làm gì để giúp đỡ. Nhiều người đã ký đơn thỉnh nguyện nhằm lên án cuộc bức hại.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/20/463198.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/24/210451.html

Đăng ngày 28-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share