Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Israel

[MINH HUỆ 08-07-2023] Thứ Bảy, ngày 24 tháng 6 năm 2023, bãi biển Trung tâm Thành phố ở Tel Aviv chật cứng. Giữa sự hối hả và nhộn nhịp, nhiều người đã tìm thấy một ốc đảo bình yên — một nhóm học viên Pháp Luân Đại Pháp đang lặng lẽ tọa thiền và luyện các bài công pháp đứng. Một số nán lại để đọc biển hiệu của các học viên và trò chuyện với họ.

e22ef4f99308114034e9e9277e4eb212.jpg

Các học viên giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tại bãi biển trung tâm thành phố ở Tel Aviv, ngày 24 tháng 6 năm 2023.

Khi mọi người biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp kéo dài 24 năm ở Trung Quốc, nhiều người đã bày tỏ sự kính trọng đối với giá trị Chân-Thiện-Nhẫn của môn tu luyện —và hy vọng một ngày nào đó những giá trị này có thể được thực hành tự do ở Trung Quốc.

Cựu cầu thủ bóng đá: “Các bạn đang làm một việc tích đức!”

Anh Shmulik Mizrahi, một cựu cầu thủ bóng đá, chỉ vào biểu ngữ có dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” và nói anh hy vọng người dân ở Israel sẽ hiểu rõ những giá trị mà Pháp Luân Đại Pháp giảng dạy. Anh cho biết lòng nhân ái là một trong những giá trị cơ bản của nhân loại, trong khi lòng khoan dung giúp giảm các cuộc tranh cãi giữa con người với nhau.

“Các bạn đang làm một việc tích đức! Tôi ước mọi người sẽ biết đến ba giá trị này,” anh nói.

Khi biết đến nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ các học viên, anh đã rất buồn. Anh bày tỏ rằng tình trạng này còn “tồi tệ hơn cả một tội ác” và phải được chấm dứt.

Học sinh: “Pháp Luân Đại Pháp khiến tôi cảm thấy bình yên và thanh thản.”

c93be6555fd8e7463b0a2b6d325f0acc.jpg

Học sinh trung học, em Noy, cho biết: “Lòng khoan dung là một giá trị tối cao.”

Em Noy, học sinh trung học 18 tuổi đến từ Ness Ziona, một thị trấn nhỏ ở miền Trung Israel, cho biết em có thể liên hệ với ba nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp: “Cháu xem những gì các học viên đang làm ở đây, và điều đó khiến cháu cảm thấy bình yên và thanh thản. ”

Em cho hay em nghĩ lòng khoan dung là một giá trị tối cao và em muốn thấy điều đó nhiều hơn trong cuộc sống của mình. Em nói thêm rằng điều quan trọng là phải chấp nhận người khác và em sẽ cố gắng cư xử theo cách đó.

Noy cũng bị sốc về việc những người tuân theo những giá trị này lại bị đàn áp ở Trung Quốc, và thậm chí còn bị mổ cắp nội tạng. “Cháu nghĩ hầu hết thế giới có lẽ không biết (về cuộc bức hại này),” em nói. “Thật tốt khi các bác tiếp tục truyền rộng thông tin này, bởi vì điều quan trọng là cả thế giới cần biết.”

Sống theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp

Anh Nir đến từ Tel Aviv, làm công việc cho thuê xe máy. Đây là lần đầu tiên anh biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi biết đến những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Trung Quốc, anh cho hay anh rất đau lòng khi biết các học viên là một trong những nhóm mục tiêu của ĐCSTQ.

“Thật khủng khiếp,” anh nói. “Cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một hành động cực đoan, tương tự như những gì đã xảy ra trong Thế chiến thứ hai, nhưng nó còn tệ hơn thế.”

Anh Nir cho biết anh dừng lại để tìm hiểu thêm bởi anh bị thu hút bởi giá trị Chân-Thiện-Nhẫn được viết trên biểu ngữ của các học viên. “Tôi sẽ cố gắng sống theo những giá trị này. Khoan dung có lợi cho bạn và cho người khác, cũng như cho cộng đồng nói chung,” anh nói.

“Những kẻ bức hại này đánh mất nhân tính rồi.”

Cô Hilly, 18 tuổi, đến từ Ramat Hasharon, vừa tốt nghiệp trung học. Cô bị thu hút bởi các bài công pháp mà các học viên đang biểu diễn. “Tôi thích thiền định, và tôi yêu những giá trị này, chúng rất tốt,” cô đề cập đến nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Cô cho hay cô ngưỡng mộ cách môn tu luyện dạy các học viên thực hành lòng từ bi trong cuộc sống hàng ngày của họ. “Điều đó khiến tôi cảm động nhất. Đối với tôi, điều quan trọng là mọi người phải có lòng trắc ẩn đối với người khác,” cô nói.

Để lan tỏa lòng tốt, cô Hilly dự định sẽ làm tình nguyện trong một năm sau khi tốt nghiệp. Sau khi biết đến sự ngược đãi mà các học viên ở Trung Quốc phải chịu đựng vì đức tin của họ, cô cảm thấy tiếc cho những người đã đánh mất giá trị đạo đức của mình khi phạm tội ác như vậy.

“Tôi thấy thật sốc. Những kẻ bắt bớ này là những người đã đánh mất nhân tính và tất cả những gì tốt đẹp của con người. Họ phải được chỉ dạy để trở thành người tốt,” cô nói.

“Nhìn thấy các học viên này, tôi thấy có hy vọng.”

a3aeef82c9698f724993e0d1f147814d.jpg

Ông Oz từ Vienna khích lệ các học viên tiếp tục phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Ông Oz, một họa sỹ đến từ Vienna, đang đến thăm Tel Aviv. Ông cho hay cảnh các học viên luyện công và toàn bộ sự kiện đều rất đẹp, với màu vàng và xanh lam. Ông kể rằng khi ở Vienna, ông mới chủ yếu nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc, mà không biết rằng các học viên thực hành thiền định và tu luyện bản thân.

Vì mẹ ông là một người sống sót sau thảm họa Holocaust nên ông Oz hiểu rõ về chế độ độc tài và lý do tại sao những chế độ như vậy lại tìm cách xóa bỏ đức tin của người dân.

“Tôi đã thấy các học viên ở Vienna, và tôi đã nghe nói về cuộc bức hại. Chính quyền cộng sản muốn khiến mọi người nghĩ rằng cuộc bức hại này là đúng đắn, tin vào Đảng và sống theo quy tắc của nó, phù hợp với nó,” ông nói.

Ông Oz cho biết ông tin rằng nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp mạnh mẽ hơn nguyên lý của nhiều môn khác mà ông từng biết. Ông nói, “Khi bạn nói với ai đó điều gì không được làm, điều đó trở nên tiêu cực. Ở đây họ nói, ‘Chân, đó là một điều tích cực, Thiện – đó là một điều tích cực, Nhẫn – cũng là một điều tích cực.’”

Ông Oz nhận định ba giá trị này, cùng với lòng kiên định của các học viên, đã khiến ông có hy vọng cho người dân Trung Quốc. Ông nói: “Khi nhìn thấy những học viên này, trong lòng tôi tràn ngập hy vọng rằng một ngày nào đó ĐCSTQ sẽ bị thay thế.“

Giáo viên: “Tôi muốn các con gái của tôi lớn lên trong một thế giới có Chân Thiện Nhẫn.”

b840f9c4e7b1cc2aa2fdb2c7d0942fa8.jpg

Cô Miri (phía trước, mặc váy màu xanh lá cây), một giáo viên mẫu giáo, học bài công pháp thứ năm.

Cô Miri, một giáo viên mầm non đang cùng chồng tổ chức sinh nhật lần thứ 41 trên bãi biển, đã cùng các học viên luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp, bài tọa thiền.

“Tôi cảm thấy một lực mạnh mẽ. Tôi cảm thấy một năng lượng rất mạnh,” cô chia sẻ sau khi thiền định.

Cô Miri quan tâm tìm hiểu về cuộc bức hại đối với môn tu luyện bởi cô là hậu duệ đời thứ ba của những người sống sót sau thảm họa Holocaust. Cô kinh hoàng khi biết các phương pháp bức hại áp dụng với tổ tiên của cô hiện vẫn đang được sử dụng ở Trung Quốc ngày nay.

“Nghĩ tới những điều như vậy vẫn xảy ra trên thế giới, điều đó thực sự khủng khiếp. Nạn thu hoạch nội tạng thật kinh hoàng”, cô nói. “Nhưng khi biết được rằng có những học viên ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tu luyện ngay cả khi bị bức hại, điều đó đã truyền động lực cho tôi. Đây là một bài học lớn về lòng từ bi và khoan dung.”

Cô bày tỏ sự đánh giá cao đối với Pháp Luân Đại Pháp và những giá trị mà Pháp Luân Đại Pháp chú trọng, những giá trị mà cô tin rằng có thể mang lại lợi ích cho toàn nhân loại.

“Tôi muốn các con gái của mình lớn lên trong một thế giới có Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi biết ơn tất cả những người không ngừng bảo vệ sự thật. Điều đó thật đẹp.”

Trước khi rời đi, cô Miri cho biết cô hy vọng khi các con gái của cô đến Tel Aviv để tổ chức sinh nhật lần thứ 41 của chúng, sẽ không còn trại tập trung và nạn thu hoạch nội tạng nữa. Cô cũng nói rằng nhất định cô sẽ nói với các con gái của mình về giá trị Chân-Thiện-Nhẫn.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/8/462776.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/11/210271.html

Đăng ngày 15-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share