Bài viết của Đường Ân

[MINH HUỆ 21-11-2011] Thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 mỗi năm là Ngày Lễ Tạ Ơn, một ngày mà người dân Hoa Kỳ tạ ơn cho tất cả những gì mà họ nhận được. Cách đây khoảng 14 năm, người sáng lập của Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ Lý Hồng Chí đã đến thăm Đài Loan và giảng Pháp vào ngày mà Lễ Tạ Ơn đang được tổ chức tại Hoa Kỳ. Sắp đến Ngày Lễ Tạ Ơn năm nay và nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nghi Lan, Đài Loan, đã được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công trong những năm qua và một lần nữa nhớ lại trải nghiệm của 14 năm về trước và bày tỏ lòng biết ơn tới Sư Phụ Lý.

Sư Phụ giảng Pháp ở Đài Loan

2004-6-2-twgov-04--ss.jpg

Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp tại trường tiểu học Tam Hưng ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan vào tháng 11 năm 1997

Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền tới Đài Loan vào tháng 4 năm 1995. Sư Phụ đã đến thăm Đài Loan vào tháng 11 năm 1997. Ngài đã giảng Pháp tại Đài Bắc và Đài Trung trong tổng cộng mười tiếng đồng hồ. Khoảng 1000 người từ khắp Đài Loan ngồi nghe giảng Pháp của Ngài. Những người này như những hạt giống được ươm trồng trong những vùng, nơi họ cư ngụ và sau này trở thành học viên giúp quảng bá môn tu luyện.

Cơn ác mộng chấm dứt sau 40 năm dùng thuốc đông y

Vào tháng 5 năm 1997, ông Lâm Phú Thịnh, một thợ may đã về hưu ở Nghi Lan, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Một thời gian ngắn sau đó cơn đau ở các khớp ngón tay của ông, cơ thể đau nhức và tê cứng ở cổ của ông đã biến mất. Ông ngừng dùng thuốc đông y mà ông đã được dùng trong 40 năm qua. Da của ông trở nên hồng hào và ông đã bỏ được thói quen nghiện thuốc lá nặng. Tóc trên đỉnh đầu hói của ông đã bắt đầu mọc lại.

Sáu tháng sau khi tu luyện, ông Lâm đã có cơ hội nghe các bài giảng của Sư Phụ khi Ngài tới thăm Đài Loan. Ông Lâm đã rất ấn tượng khi Sư Phụ không hề nghỉ giải lao trong suốt 6 giờ giảng Pháp của Ngài. Nhiều lần các học viên đề nghị Ngài nghỉ ngơi nhưng Sư Phụ đã lịch sự từ chối.

Ông Lâm thường nghĩ tại sao mà Sư Phụ lại không muốn nghỉ ngơi trong suốt bài giảng dài ấy. Ông nhận ra rằng đó là lòng từ bi bao la của Sư Phụ, muốn giảng nhiều hơn cho mọi người nghe, để chúng sinh có thể nghe được Phật Pháp.

Từ bi đồng tại với uy nghiêm

Ông Lâm đã trải nghiệm uy lực, sự trang nghiêm và lòng nhân từ trong bài giảng của Ngài.“Tôi nhớ Sư phụ đã từng nói rằng Ngài đã phát ra rất nhiều năng lượng trong mỗi bài giảng Pháp. Tôi đã thực sự trải nghiệm điều tuyệt vời như vậy. Tôi cảm nhận được năng lượng mà Sư Phụ đã phát ra tại hội trường giảng Pháp “ – Ông Lâm, người ngồi ở hàng ghế thứ ba trong ngày hôm đó nói.

2004-6-2-twgov-05--ss.jpg

Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp ở trường trung học dạy nghề Nông nghiệp và Công nghiệp ở Đài Bắc vào tháng 11 năm 1997

Ông Lâm Tông Kì, người điều hành một công ty nhựa ở thị trấn Tô Áo nhớ lại: “Sáu tháng sau khi tôi biết tới môn tu luyện, Sư phụ đã đến Đài Loan. Điều mà tôi nhớ nhất là đôi mắt của Sư Phụ, rất sáng ngời. Tôi đang ngồi ở các hàng phía sau nhưng tôi cảm thấy rằng đôi mắt của Sư phụ rất sáng như thể đang nhìn thấu tất cả mọi người trong căn phòng. Khi Sư phụ nhìn các học viên, cái nhìn của Ngài thật hòa ái và thân mật.Đi đến Đại Lục hai lần để tham dự Hội thảo của Sư Phụ

Đó là lần thứ ba mà bà Hà Lệ Kim nhìn thấy Sư Phụ. Trước đó, bà đã tới Trung Quốc hai lần để nghe các bài giảng của Sư Phụ. “Tôi bị chứng đau nửa đầu trong 27 năm. Tôi không thể ngủ vào ban đêm. Tôi đã từng gặp tất cả các bác sĩ mà tôi có thể gặp nhưng không ai có thể giúp đỡ. Một người họ hàng của tôi ở Trung Quốc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho tôi. Ngày 21 tháng 6 năm 1994, tôi đi đến Tế Nam, Sơn Đông, để nghe các bài giảng của Sư phụ và học các bài Công Pháp. Căn bệnh mãn tính của tôi đã biến mất chỉ như vậy. ” – bà Hà nói.

Có khoảng 4000 người ngồi nghe giảng ở Tế Nam. Khi bà Hà nghe Sư Phụ nói “Ngày hôm nay có hai người đến từ Đài Loan “ và yêu cầu các nhân viên đưa cho hai cuốn sách, bà đã bị sốc, “Làm sao mà Sư Phụ biết được chứ?” Trong một vài ngày, bà Hà đã được hồi sinh, và căn bệnh lâu năm của bà đã biến mất một cách kỳ diệu. Cùng năm đó, bà biết được rằng Sư Phụ đang giảng Pháp tại Quảng Châu vào ngày 21 tháng 12 – bài giảng cuối cùng của Ngài, bà đã nắm lấy cơ hội và nghe Sư Phụ giảng Pháp một lần nữa.

Bà trở về Đài Loan và thành lập điểm luyện công đầu tiên tại Dương Minh Sơn vào 27 tháng 4 năm 1995. “Tu luyện giúp mọi người cả về thân thể và tinh thần của họ. Tiếng lành truyền miệng. Bây giờ đã được 16 năm và có 1.000  điểm luyện công ở hơn 300 thành phố và thị trấn tại Đài Loan ” – bà Hà cho biết.

Theo bà Hà, sau các bài giảng của Sư phụ ở Đài Loan, các học viên ở Đài Loan đã gặp và liên lạc với nhau. Họ cảm thấy rằng nhiều người hơn nữa nên biết tới vẻ đẹp của môn tập và bắt đầu tích cực quảng bá Pháp Luân Đại Pháp. Đó là khi Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu nở rộ ở Đài Loan.

Lòng tôn kính chân thành xuất ra từ đáy lòng

Ông Trần Quốc Phong là một nha sĩ ở thị xã La Đông. Ông đã bị chứng trầm cảm và mất ngủ trong nhiều năm. Học Pháp Luân Đại Pháp đã xóa đi những vấn đề của ông ấy .Tiến sĩ Trần đã nhiều lần nghe Sư Phụ thuyết giảng ở nước ngoài. Đó lần đầu tiên ông nhìn thấy Sư Phụ từ một khoảng cách gần, ông thấy rằng Sư Phụ rất cao lớn, đẹp, và vĩ đại. Ngài đã cho mọi người cảm giác được sự thiện lương và bình yên. Tự nhiên tiến sĩ Trần có một lòng tôn kính chân thành xuất ra từ đáy lòng mình. “Khi tôi nhìn thấy Sư Phụ, tôi đột nhiên tràn ngập trong hạnh phúc vô tận,” tiến sĩ Trần cảm thấy ấm áp trong tim mình khi ông nhớ lại lần nhìn thấy Sư Phụ.

2011-1-30-hwgreetings1056-01--ss.jpg

Trước tết cổ truyền Trung Quốc năm 2011, các học viên Pháp Luân Công ở Nghi Lan chúc Sư Phụ một năm mới tốt lành.

Tiến sĩ Trần nói rằng các học viên ở Nghi Lan đến từ mọi ngành nghề trong cuộc sống – họ là các giáo sư, cán bộ, công chức, viên chức, bác sĩ, y tá, kỹ sư, huấn luyện viên bơi lội, giáo viên, sinh viên nghệ thuật và các bà nội trợ. Hàng năm vào ngày tết cổ truyền Trung Quốc hoặc sinh nhật của Sư Phụ, các học viên ở Nghi Lan lại tụ họp  để chúc mừng Sư Phụ một năm mới tốt lành hay một sinh nhật vui vẻ và thể hiện sự tôn kính chân thành của họ.

Chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh

Bà Trần Cẩn Oánh đến từ Long Đàm, Nghi Lan đã từng bị rất nhiều bệnh tật. Bà sống nhờ vào thuốc. Trong 15 năm, bà đã bị xuất huyết thận, u tử cung, đau đầu, loãng xương, đau thần kinh tọa và viêm amiđan. Bà cần  tiêm thuốc mỗi ngày và phải có thuốc giảm đau hàng ngày. Bà đã chịu đựng rất nhiều chỉ để sống sót. Sau khi bà học Pháp Luân Đại Pháp, các căn bệnh bám rễ  dai dẳng của bà đã biến mất không lâu sau đó.

Ông Vương Thiên Định làm việc ở ngành điện lực Đài Loan. Ông đã bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng hai năm về trước. Chân của ông bị gãy và bác sĩ muốn ông phải nhập viện. Ông trở về nhà và tiếp tục học Pháp và luyện Công. Ba tuần sau đó, ông đã có thể trở lại làm việc. Sức khỏe của ông nhanh chóng phục hồi và có thể bắt chéo chân ngồi thiền. Ông Vương đã chứng minh điều kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp và ông rất biết ơn ơn cứu độ của Sư Phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/21/感恩节前谢师恩-图–249641.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/23/129660.html

Đăng ngày 1-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share