Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 25-09-2022] (Tiếp theo Phần 1)

Trong hơn hai tháng, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 7 vừa qua, một học viên tại Ấn Độ đã tổ chức hơn 40 buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại 17 địa điểm thuộc bang Tripura xa xôi của Ấn Độ, bao gồm một trường đại học, một ngôi đền và 15 ngôi trường. Trong số đó có 10 địa điểm nằm ngoài Agartala, thủ phủ của Tripura.

Người học viên không quen biết bất kỳ ai ở Tripura, và không ai ở khu vực hẻo lánh này từng nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp hay cuộc bức hại ở Trung Quốc. Chỉ có một số ít người biết đến sự tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Nhưng người dân nơi đây rất thiện lương, chân thành và hay giúp đỡ mọi người. Một người nói với người học viên rằng: “Khi cô ở đây, cô không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Không có kẻ trộm, cũng không có ai lừa dối cô đâu. Mọi người ở đây rất thật thà và tốt tính. Điều ái ngại duy nhất là luôn phải mang theo ô!” Ông giải thích rằng thời tiết ở Tripura thường hay mưa.

a1438b7ee421a392bc2db6d414c753eb.jpg

71bffae097e25415a8fc314bdca7cbb6.jpg

Người dân ở bang Tripura xa xôi học cách thực hành Pháp Luân Đại Pháp

80d78c19d0a2b9a1c48c85e763935633.jpg

209a72ae4577012c6bd5954ccd5d7671.jpg

523426ae2671d086d747c1d732d0863b.jpg

79f4752bd67f5c24b070c7ecaee1651a.jpg

fa6ef218c1da79976e383ab9ef204fbf.jpg

5cfe8e620c0252fd057951f40fb739fe.jpg

a62825ee95e4a9f9990ab0f8d3770813.jpg

Học sinh, giáo viên và phụ huynh bang Tripura ở miền Đông Bắc xa xôi học các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp

e86ef0890839da1e50d1b39f6f213c9b.jpg

Học sinh, giáo viên và phụ huynh cùng nhau chụp ảnh sau khi học Pháp Luân Đại Pháp

Một ngày đáng nhớ với bốn lớp học

Sau khi đến Agartala, người học viên đã thiết lập một điểm luyện công tập thể. Cô để ý thấy nhiều học sinh tiểu học được cha mẹ đưa đến trường ngang qua khu vực đó vào tầm 6h30 sáng có vẻ rất quan tâm đến những người đang luyện công.

Trong mấy ngày cuối ở Tripura, người học viên đã hỏi được các em học trường nào. Sau đó, cô tìm đến trường và gặp người phụ trách. Hiệu trưởng đã nhanh chóng sắp xếp các lớp giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp của cô vào thứ Bảy và được tổ chức ngoài trời. Nhưng vì thứ Sáu tuần đó có mưa lớn nên tất cả các trường được lệnh đóng cửa vào thứ Bảy.

Hiệu trưởng không muốn hoãn các buổi giới thiệu sang thứ Hai tuần sau, vì bà cảm thấy phụ huynh có thể sẽ phản đối do trời mưa, v.v. Sáng sớm thứ Ba, khi người học viên luyện công ở điểm như thường lệ, một số em nhỏ cứ nhìn cô với ánh mắt lưu luyến khi các em đi ngang qua, thậm chí nhiều em còn liên tục ngoảnh đầu lại. Người học viên liền gọi cho hiệu trưởng và nói với bà về phản ứng của bọn trẻ. Cô cũng cho biết rằng cô sẽ phải rời Tripura vào ngày hôm sau, vậy nên, ngày hôm đó là cơ hội cuối cùng để bọn trẻ có thể học các bài công pháp.

Trong thâm tâm, người học viên cũng cảm thấy rằng cô sẽ hối hận suốt đời nếu cô không cố gắng liên lạc với bà hiệu trưởng thêm một lần nữa. Thật không ngờ, hiệu trưởng lập tức đồng ý. Theo đó, vào ngày cuối cùng của cô ở Tripura, người học viên đã tổ chức bốn lớp giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp mà hầu như không có thời gian nghỉ giữa chừng. Cô cho hay đó là một thử thách lớn và cũng thật khó quên. Phần lớn các em đã mang về nhà những tờ rơi bằng tiếng Bengali còn lại và một số ít bằng tiếng Anh và tiếng Hindi để đưa cho người thân và bạn bè của mình.

Luật sư: “Tôi đội mưa chỉ để đến gặp chị”

Người học viên đã có một cuộc hẹn tại tòa án cao cấp với một luật sư mà cô từng gặp trước đây. Cô muốn đưa cho anh nhiều tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đối với các học viên ở Trung Quốc. Cho dù trời mưa lớn, người học viên vẫn cố gắng bằng mọi cách đến được tòa nhà.

Vì đang trong kỳ nghỉ hè nên căn phòng rộng lớn nơi tập trung nhiều luật sư hầu như không có bóng người, mà chỉ có một số nhân viên văn phòng ở đó. Một người trong số họ bảo cô, “Mưa thế này, luật sư sẽ không đến đây đâu.” Người học viên không bận tâm, bởi trời đang mưa tầm tã cô cũng không biết đi đâu.

Cô ngồi một mình trong căn phòng trống lớn, mưa tạt mạnh vào những ô cửa sổ. Mọi thứ trở nên tối tăm và xám xịt, gió rít và mưa liên tục trút xuống… Đột nhiên vị luật sư vội vã bước vào phòng và nói lớn: “Tôi đội mưa chỉ để đến gặp chị”. Anh còn nhắc lại điều này vài lần trong cuộc trò chuyện của họ.

Khi nhìn thấy cuốn sách Pháp Luân Công, anh ấy thốt lên, “Đây là cuốn sách hay nhất.” Anh cũng nhận nhiều tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp để phát cho các luật sư khác. Vì trời vẫn mưa, vị luật sư đã đưa người học viên về tới gần nhà cô bằng xe hơi của mình.

Tới thăm vùng Nam Tripura

Vài năm trước, người học viên đã từng gặp một người đến từ Tripura, người ấy nói với cô rằng nếu cô có ý định đến Tripura, cô nhất định phải đến thăm một ngôi trường Phật giáo ở cực Nam của bang này. Anh viết ra tên trường và tên huyện, nhưng lại không ghi tên hay số điện thoại của anh. Người học viên đã giữ mảnh giấy nhỏ này một cách cẩn thận trong mấy năm qua. Cô liên tục nhắc nhở bản thân rằng, một ngày nào đó cô sẽ đến thăm tiểu bang xa xôi này, và đến một khu vực xa hơn nữa về phía Nam.

Mặc dù khá khó khăn để có được số điện thoại chính xác của ngôi trường đó, nhưng cuối cùng cô đã thành công. Cô không chỉ được phép tổ chức một số buổi giới thiệu tại trường mà còn được đưa đến thăm một ngôi trường khác gần đó.

Tuy ngôi trường đang trong kỳ thi, nhưng cô đã tổ chức được một số buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp và trẻ em địa phương đã có cơ hội tham gia.

Ở đó, người học viên còn được đưa đến một trường học bán trú khác nhỏ hơn, là một ngôi trường Phật giáo, và cô đã tổ chức được hai lớp học tại đó.

Ngày hôm sau, cô được đưa tới một nơi rất xa. Trong hội trường của một ngôi đền, một buổi học đã được tổ chức cho những học sinh theo học một số trường lân cận. Cô cũng đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều học sinh lớp 10 đang được dạy kèm ở một ngôi trường gần đó.

Ngày tiếp theo, người học viên được đưa đến một trường Phật giáo khác ở một địa điểm thậm chí còn xa hơn. Cô ở gần ký túc xá nữ và đã vui vẻ giao lưu với các em. Trẻ em địa phương cũng có cơ hội tham dự một số buổi hướng dẫn của cô.

Nhờ vậy, người học viên đã đến được vùng nội địa của Tripura, được nhìn thấy và ở trong những ngôi nhà tre xinh xắn. Mãi đến khi cô bắt xe buýt trở lại Agartala, cô mới nhận ra mình đã không đụng đến một đồng nào trong cả một tuần, bởi tất cả mọi người đều đã kiên quyết từ chối nhận bất kỳ khoản tiền nào cho việc ăn ở hoặc đi lại của cô.

Sau khi trở về Agartala, cô cảm nhận sâu sắc rằng sứ mệnh chính của cô ở Tripura – cụ thể là tiếp xúc với nhiều tộc người khác nhau để họ biết đến Pháp Luân Đại Pháp cũng như giúp họ hiểu được những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ – đã hoàn thành. Cô cũng lý giải được lý do tại sao cô lại muốn đi đến vùng đất xa xôi này của Ấn Độ.

Những câu chuyện cảm động khác

Người sáng lập một trường học hiện đã ngoài 80 tuổi và có sức khỏe kém. Sau khi nhận cuốn sách Pháp Luân Công, bông hoa sen, và xem những bức ảnh về học sinh ở một ngôi trường khác được giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, mắt ông ngời sáng, ông nói, “Tôi sẽ ghi nhớ Chân-Thiện-Nhẫn cho tới hơi thở cuối cùng của mình.“

Một giáo viên đã gửi tin nhắn đến điện thoại của người học viên, “Hy vọng chị sẽ khám phá được nhiều nơi ở Tripura và truyền bá sức mạnh kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp. Chúc chị điều tốt lành nhất.”

Tin tức về Pháp Luân Đại Pháp tiếp tục lan truyền trên mạng: Trên một chuyến xe buýt từ miền Nam trở lại Agartala, khi người học viên đưa một tờ rơi cho một thanh niên, anh ấy trả lời rằng anh là cựu học sinh của một trường học và ngôi trường đó gần đây đã tổ chức ba buổi học Pháp Luân Đại Pháp. Thông qua mạng xã hội, anh ấy đã biết đến các buổi học này và Pháp Luân Đại Pháp.

Trong một công viên ở Agartala, khi được đưa cho một tờ thông tin, một phụ nữ trẻ cho biết gia đình cô có mối quan hệ với một trường Phật giáo ở miền Nam, bởi vậy cô đã nhận được tin tức về các buổi học Pháp Luân Đại Pháp ở đó qua mạng xã hội.

Tại một ngôi trường khác ở Agartala, khi người học viên đang nói chuyện với hiệu trưởng về Pháp Luân Đại Pháp, một thầy giáo ngồi trong văn phòng đã cho người học viên xem những bức ảnh chụp một trường học ở quận khác nơi người học viên từng đến giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp. Em gái của thầy giáo này là giáo viên ở ngôi trường đó và đã gửi ảnh cho anh.

Một người đàn ông đã nghỉ hưu, từng đảm nhiệm các công việc cấp cao và luôn quan tâm đến các vấn đề nhân quyền ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm qua, cho biết ông muốn đặt tâm nghiên cứu tất cả các tài liệu ông nhận được về chân tướng của cuộc bức hại ở Trung Quốc và Pháp Luân Đại Pháp. Ông nói rằng ông sẽ tìm hiểu thêm trên mạng, và sau đó ông sẽ thông báo cho những người ở cấp cao hơn trong xã hội về những vấn đề này.

Những trường học nơi người học viên tổ chức các buổi giới thiệu và hướng dẫn cũng gửi thư bày tỏ lòng cảm kích về việc cô đã phổ biến các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp cho học sinh, giáo viên và phụ huynh, đồng thời mang giá trị Chân-Thiện-Nhẫn đến cho họ. Họ cảm ơn cô và chúc cô tiếp tục gặt hái được nhiều thành công.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận cái chết của hàng nghìn học viên bị bức hại trong 23 năm qua. Con số tử vong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại và thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật, được trao quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/25/450013.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/28/204049.html

Đăng ngày 30-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share