Theo Tiết Thụy, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 09-06-2011] Từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2011, Triển lãm Nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn đang được tổ chức trong vòng 5 tuần liên tiếp tại Mailbox, một trung tâm mua sắm nổi tiếng ở thành phố Birmingham, Anh Quốc. Tối ngày 7 tháng 6, lễ khai mạc đã được tổ chức tại Triển lãm nghệ thuật nằm trên tầng 2 của trung tâm mua sắm. Nhiều quan chức địa phương và các thành viên cộng đồng đã tham dự buổi lễ.

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-01--ss.jpg

Khách tham quan chăm chú đọc lời giải thích cho các bức tranh

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-02--ss.jpg

Sinh viên Trung Quốc chăm chú ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật

Ông Ian Cruise, Ủy viên Hội đồng thành phố Birmingham, nói rằng cuộc triển lãm đã giúp khách tham quan mở rộng tầm nhìn. Ông nói rằng các tác phẩm nghệ thuật không những đẹp mà còn giúp người xem đào sâu suy nghĩ. Ông bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Ông đặc biệt cảm động trước một bức tranh phác họa một học viên nữ  Pháp Luân Công đang thiền định, mặc cho chân và tay của cô đều bị gông cùm.

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-03--ss.jpg

Ông Ian Cruise, Ủy viên Hội đồng thành phố Birmingham, nói rằng Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn mở rộng tầm nhìn của khách tham quan.

Phàn Hoằng, tác giả của bức vẽ này, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc vì tín ngưỡng của cô. Dựa trên kinh nghiệm và cảm giác của mình, cô muốn qua bức tranh này nói lên rằng các học viên Pháp Luân Công, mặc dù trong cảnh tù đày, vẫn dũng cảm và tỏa sáng bởi vì họ luôn tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Ông James Hutchíng, Ủy viên Hội đồng thành phố Birmingham, nói rằng ở Anh, hầu hết người dân đã nghe nói về Pháp Luân Công, nhưng không biết gì nhiều về môn tu luyện này. Ông nói rằng quả là đáng buồn khi các học viên của một môn tu luyện với những nguyên lý tốt đẹp như vậy lại bị bức hại ở Trung Quốc.

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-04--ss.jpg

Ông James Hutchings, Ủy viên Hội đồng thành phố Birmingham, nói rằng các bức tranh rất đẹp

Ông Hutchings nói rằng có rất nhiều bức tranh đã gây ấn tượng cho ông. Ông chỉ vào bức tranh có tiêu đề  “Hoa sen tinh khiết”, là bức ông cảm thấy đặc biệt thú vị. Ông cũng nói rằng thông tin bên cạnh mỗi bức tranh đều rất hữu dụng trong việc giải thích ý nghĩa và nội dung của chúng.

Ông Terence McDermott, Giám đốc Phòng trưng bày, nói rằng, “Tôi nhận được lời đề nghị xin tổ chức cuộc triển lãm này hồi đầu năm. Tôi lên trang web của triển lãm. Ban đầu tôi nghĩ rằng đây sẽ không phải là kiểu triển lãm tôi thường nhận lời tổ chức.” Tuy nhiên, ông McDermott nói ông đã bị chấn động bởi những cảm xúc ẩn trong các bức họa và rất ấn tượng với các thông điệp được gửi qua các bức họa này. Ông nói, “Tôi cảm thấy câu chuyện sẽ được kể cho thành phố Birmingham, một cộng đồng lớn sắp được thưởng thức cuộc triển lãm, đây cũng là mục tiêu của triển lãm này, để cho mọi người thấy những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.”

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-05--ss.jpg

Ông Terence McDermott, Giám đốc Phòng trưng bày McEmott: “Ngôn ngữ của nghệ thuật là không biên giới.”

Ông McDermott rất thích bức tranh tựa đề “Sửng sốt”. Tác phẩm được vẽ dựa trên một câu chuyện có thật, trong đó một học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong nhà tù của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cô vẫn tiếp tục tu luyện. Đột nhiên gông cùm ở cả tay và chân cô mở ra và cô bay bổng trên không. Trong bức họa, nét mặt ngạc nhiên và sửng sốt của người cai tù tương phản lại với  niềm tin kiên định và chân thành của học viên Pháp Luân Công.

Ông McDermott nói, “Thông qua bức tranh về người phụ nữ này, nhiều thông điệp đã được truyền đi mà không cần một từ ngữ nào diễn tả; thật mạnh mẽ. Ngôn ngữ của nghệ thuật là không biên giới.

Ông McDermott nói thêm rằng ở Anh Quốc mọi người được quyền tự do ngôn luận. Bất kỳ ai đều có thể ít nhiều làm bất cứ việc gì hợp pháp và đều được tự do ngôn luận. Ở một số đất nước khác, một câu nói có thể mang đến rắc rối, thậm chí dẫn đến cái chết. Ông nói rằng chúng ta cần trân trọng quyền tự do và giúp những người khác có được điều đó.

Đứng trước bức tranh tiêu đề “Tội lỗi ở Tô Gia Đồn” cô Sarah Falkland, một phát thanh viên tin tức cho đài BBC Midland nói rằng, “Thật không thể tưởng tượng được.”

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-06--ss.jpg

Cô Sarah Falkland, một phát thanh viên cao cấp cho đài BBC Midland, bị sốc bởi bức họa “Tội lỗi ở Tô Gia Đồn”

Bức tranh nói lên rằng dưới chính sách đàn áp Pháp Luân Công không nhượng bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các bác sỹ và quân đội Trung Quốc, và hệ thống tòa án đã câu kết với nhau để mổ lấy nội tạng từ những học viên Pháp Luân Công trong tù để phục vụ cho ngành giải phẫu cấy nội tạng siêu lợi nhuận. Như luật sư nhân quyền Canada David Matas nói, đó là “một hình thức tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này.” Trong bức tranh, một học viên đang bị mổ lấy nội tạng sống, nắm chặt tay trong đau đớn. Ở phía bên phải của bức tranh, lương tâm mạnh mẽ đã khiến một bác sĩ phẫu thuật thấy ăn năn.  Chủ đề của bức tranh được lấy từ lời kể của vợ một người bác sỹ mổ: Một người bác sỹ vẫn còn chút ít lương tâm, khi nhìn thấy những từ “Chúc mừng sinh nhật mẹ” trên một tờ giấy rơi ra từ túi của học viên Pháp Luân Công. Đột nhiên ông nhận ra ông đang phạm tội và lương tâm ông bắt đầu cắn rứt.

Cô Falkland nói rằng cô biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhưng cô không biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện việc mổ nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

2011-6-8-minghui-uk-artexhibit-07--ss.jpg

James Pearson, một nhân viên ngân hàng, nói rằng: “Xem cuộc triển lãm quả là một trải nghiệm khác biệt”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/9/把画作中的故事带到伯明翰来(图)-242205.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/12/125981.html
Đăng ngày 26-06-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share