Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-03-2019] Sư phụ giảng:

“Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009” trong Giảng Pháp tại các nơi IX)

Sau khi xả bỏ được tâm oán hận đối với chồng cũ và gia đình của anh ấy, cuối cùng tôi đã hiểu được điều mà Sư phụ giảng về uy lực của từ bi và khả năng cảm hóa mọi người của Ông.

Kiên trì bất chấp khổ nạn

Tôi là con một, sinh năm 1980. Tôi sinh trưởng trong một gia đình giàu có và là con gái cưng của cha mẹ.

Năm 1996, bố mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã rất ngạc nhiên bởi khả năng chữa bệnh khoẻ người kỳ diệu của Đại Pháp. Điều còn giá trị hơn là, sau khi bố tôi bắt đầu tu luyện, ông không còn cáu kỉnh nữa. Ông trung thực trong các giao dịch kinh doanh của mình, và nhiều người rất kính trọng ông. Mẹ tôi đã trở thành một bác sỹ có tay nghề cao trong bệnh viện, nhưng bà không nhận quà hay các khoản hoa hồng, điều này khiến nhiều người hơn nữa muốn làm bệnh nhân của bà.

Khi ấy tôi đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học. Trong những tháng chuẩn bị căng thẳng, tôi cũng bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Sau đó, thế giới của tôi đã mở rộng ra.

Vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều đệ tử Đại Pháp mà cha mẹ tôi biết đã bị bắt chỉ sau một đêm. Lúc đó, người bạn trai của tôi đã bước vào cuộc đời tôi. Trong hoàn cảnh khủng khiếp đó, sự thấu hiểu và ủng hộ của anh ấy đối với việc tu luyện Đại Pháp đã khiến tôi cảm thấy rằng anh ấy là một người tốt. Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng tôi đã sớm kết hôn.

Chồng tôi sinh ra tại một vùng quê, và gia đình anh ấy rất nghèo. Bố mẹ chồng tôi là nông dân. Có sự khác biệt quá lớn giữa hai gia đình chúng tôi. Bởi vì gia đình tôi đã tu luyện Đại Pháp, bố mẹ và tôi sống theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của Đại Pháp nên đã rất khoan dung đối với gia đình nhà chồng tôi. Sau đó, chồng tôi đi học cao học, trong khi đó tôi căn bản đã trở thành trụ cột của gia đình.

Sau khi anh ấy học xong cao học, tôi nghĩ anh ấy sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính và cuộc sống của chúng tôi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, không bàn bạc gì với tôi, anh ấy đã quyết định đưa bố mẹ cùng bà ngoại (ngoài 80 tuổi) của anh ấy từ quê lên sống cùng với chúng tôi.

Ban đầu, tôi cảm thấy rất ủy khuất. Tôi nghĩ rằng chồng mình thật độc đoán. Anh ấy không bàn bạc gì về quyết định lớn này với tôi và không cho tôi thấy bất kỳ sự tôn trọng nào. Sau đó tôi nhận ra rằng, là một đệ tử Đại Pháp, tôi nên chăm lo cho cha mẹ chồng của mình và đón nhận họ, vì vậy tôi đã thích ứng được với hoàn cảnh tốt hơn.

Vì vậy, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi bắt đầu với sáu người trong một gia đình. Có bốn thế hệ, hai mẹ chồng và một cô con dâu sống dưới một mái nhà. Bà của anh ấy thì già và chậm chạp. Bố chồng tôi thì không thích nghi được với cuộc sống nơi thành phố và không hạnh phúc. Mẹ chồng tôi thì gắt gỏng, và bà đã hai lần phá khóa ở nhà chúng tôi. Chồng tôi luôn chơi trò chơi điện tử sau giờ làm. Công việc của tôi rất bận, và việc phải trở về nhà mỗi ngày để đối mặt với một gia đình như vậy đôi khi thật khó khăn.

Lúc đó, tôi không học Pháp nhiều, không tu luyện tinh tấn và không biết cách hướng nội để tìm căn nguyên của vấn đề. Khi đối diện với mâu thuẫn, tôi ép bản thân mình phải chịu đựng một cách khó khăn. Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là nhẫn” trích Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã không thể buông bỏ được tâm chấp trước của mình. Việc ép bản thân mình phải chịu đựng những xung đột khiến tôi tích tụ rất nhiều uất hận trong lòng. Bây giờ nhìn lại, nhận thức Pháp của tôi khi ấy rất hời hợt.

Mặc dù tôi nhẫn chịu với tâm ủy khuất, tôi vẫn để chồng mình thấy được rằng việc tu luyện Đại Pháp là một điều tốt. Anh ấy cũng thừa nhận rằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp là tốt. Anh ấy hiểu rằng, đối với thế hệ như chúng tôi, nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, gia đình bốn thế hệ của anh ấy sẽ không thể sống cùng chúng tôi ở thành phố được. Nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, vốn là con một lại lớn lên trong nhung lụa, làm sao tôi có thể chấp nhận để một gia đình lớn như vậy sống cùng chúng tôi đây?

Tuy nhiên, do cuộc đàn áp tàn khốc của ĐCSTQ đối với các đệ tử Đại Pháp, một cuộc xung đột đầy giông tố đã giáng xuống gia đình chúng tôi. Khi con gái chúng tôi mới hơn một tuổi, mẹ chồng tôi đã chứng kiến bố tôi bị cảnh sát bắt đi. Chúng tôi kinh hoàng khi nhà của mình bị lục soát. Mỗi ngày tôi về nhà đều thấy những nét mặt không vui của bố mẹ chồng. Họ phàn nàn về việc chúng tôi tu luyện Đại Pháp, phàn nàn về việc cha tôi giảng chân tướng về Đại Pháp cho người khác, và thậm chí từ chối để bố mẹ tôi chạm vào con chúng tôi. Tính khí của chồng tôi cũng trở nên tồi tệ hơn.

Tôi có thể hiểu được áp lực to lớn mà họ đang phải gánh chịu. Lúc đó, mẹ và tôi cũng chịu áp lực rất lớn từ chính quyền, tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng hết sức để giải thoát cha tôi khỏi sự giam giữ bất hợp pháp. Để giảm bớt sự lo lắng của gia đình nhà chồng, tôi luôn cố gắng bảo trì một tâm thái vui vẻ, và dần dần người nhà chồng tôi cũng không còn phàn nàn nữa.

Một năm sau, bố tôi trở về nhà an toàn. Ngay khi mọi người vừa trở về đoàn tụ, chồng tôi đã nói với tôi trước mặt cả gia đình rằng anh ấy đã tìm được một người bạn đời tốt hơn và muốn ly dị tôi!

Tu xuất tâm từ bi của đệ tử Đại Pháp và hóa giải oán hận

Tôi vẫn chưa thể thoát khỏi cái bóng của cuộc bức hại đối với cha mình, và lời tuyên bố của chồng tôi đã giáng cho tôi một đòn choáng váng. Không chỉ vậy, mà chồng tôi còn đổ lỗi cho tôi vì đã hủy hoại đời sống xã hội của anh ấy. Tuy nhiên, anh ấy lại không hề đề cập đến vấn đề ngoại tình của mình. Bố chồng tôi cũng cảm thấy rằng tôi đã tác động tiêu cực đến tương lai của con trai ông ấy.

Tôi đã bị sốc, nghĩ rằng điều đó thật bất công, cảm thấy quá uất hận, v.v … Thật khó để có thể diễn tả được có bao nhiêu cảm xúc đau đớn ngập tràn trong tim tôi. Lúc đó, tôi chỉ có một suy nghĩ: “Mình là đệ tử Đại Pháp; bất kể mình có đau khổ thế nào đi nữa, mình không thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà không có sự câu thúc.”

Sau khi ly hôn, tôi và con gái sống cùng cha mẹ tôi. Cuộc sống của tôi lại trở về với sự tĩnh tại và bình yên trong quá khứ. Không lâu sau, chồng cũ của tôi đã tái hôn và có một cô con gái khác, và bố mẹ anh ấy đã trở về sống ở quê.

Sau khi bố mẹ anh ấy về quê, sức khỏe của họ ngày càng suy sụp. Tôi ôm tâm oán hận họ và không muốn làm bất cứ điều gì cho họ. Bố mẹ chồng gọi cho tôi nhiều lần để nói với tôi rằng họ muốn gặp con gái tôi. Tôi luôn né tránh chủ đề này. Thực tế, tôi biết rằng các đệ tử Đại Pháp không nên như vậy, nhưng tôi không thể buông bỏ được tâm oán hận của mình.

Bố tôi đã kể cho tôi một câu chuyện khiến tôi bị sốc. Gia đình tôi quen một người phụ nữ mà chồng cô làm chủ một doanh nghiệp lớn. Khi xa nhà, ông ấy đã sống với một người phụ nữ khác. Người phụ nữ biết điều này nhưng không phàn nàn về điều đó. Một ngày nọ, khi chồng cô chuẩn bị đi gặp tình nhân, cô đã đưa cho chồng mình một vật bảo an của Đại Pháp và bảo ông ấy hãy đưa nó cho người phụ nữ kia. Cô hy vọng rằng người phụ nữ đó sẽ ghi nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để giúp cho cô ấy được bình an trong tương lai. Chồng cô xúc động đến rơi nước mắt. Sau đó, dù chính quyền có quấy rối cô ấy đến mức nào, chồng cô vẫn luôn bảo vệ cô. Câu chuyện đó cũng đã khiến tôi rơi nước mắt.

Các đệ tử Đại Pháp tu luyện Chân, Thiện, Nhẫn. Nhiều học viên đã buông bỏ tâm oán hận của mình bất chấp khổ nạn, giảng rõ chân tướng về Đại Pháp để cứu người, và tu xuất ra tâm đại từ bi! Vậy mà tôi vẫn miễn cưỡng khi phải buông bỏ “tâm oán hận cá nhân”. Tôi thật đáng xấu hổ.

Sư phụ giảng:

“Nhưng tôi nghĩ rằng, Pháp rộng lớn thế, Đại Pháp của vũ trụ mà, là có thể hoá giải hết thảy; chỉ cần mở rộng nội tâm ra, chỉ cần có thể khoan dung, tôi nghĩ rằng điều gì cũng có thể cải biến.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009” trong Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi nhận ra rằng, nếu tôi muốn thay đổi người khác, tôi phải thay đổi chính mình. Nếu tôi muốn thay đổi bản thân, tôi phải đề cao bản thân trong tu luyện.

Tôi bắt đầu học Pháp nhiều hơn mỗi ngày. Tôi cảm thấy rằng mình đã được đắm mình trong Pháp, và tôi cảm thấy sự oán giận trong tôi ngày càng yếu đi. Tuy nhiên, tôi biết rằng, điều này là không đủ. Tôi cần thể hiện sự đề cao cảnh giới tư tưởng thông qua cách hành xử của mình. Tôi thu xếp để chồng cũ đón con gái của chúng tôi. Tôi cũng thường xuyên để anh ấy lấy một số đồ chơi và sách của con gái tôi cho con riêng của anh ấy. Con gái tôi kể rằng người vợ mới của chồng tôi rất vui và em gái cùng cha khác mẹ của cháu rất thích đồ chơi và sách.

Sau đó, được mẹ khuyến khích, tôi quyết định đưa con gái về thăm ông bà nội. Quyết định này đã khiến bạn bè tôi bị sốc. Mặc dù bạn bè của tôi biết rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ vẫn khuyên tôi, “Hãy nhớ cách mà họ đã đối xử với bạn trước đây. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ muốn gặp lại họ trong cuộc đời này.” Tôi đã nói: “Rất nhiều đệ tử Đại Pháp đã hóa giải sự oán giận với tâm từ bi. Mình chắc chắn cũng có thể làm được.”

Tuy nói vậy, tôi vẫn cần một quá trình để có thể buông bỏ được cái tôi và đề cao tâm tính của mình.

Vào kỳ nghỉ đầu tiên sau khi chúng tôi ly hôn, tôi lên miền Bắc để thăm họ hàng và ghé qua quê của chồng cũ. Tôi đưa con gái đi cùng và ở đó một ngày. Dù chỉ là một ngày nhưng tâm tôi vẫn không thể tĩnh lại được. Sau khi trở về nhà, tôi thầm nghĩ, “Làm sao mình có thể giải tỏa những cảm xúc này và chứng thực được Đại Pháp nếu mình vẫn còn ôm giữ tâm oán giận đây?”

Vào kỳ nghỉ thứ hai, tôi đưa con gái đi thăm lại ông bà. Lần này, tôi được biết rằng bố chồng tôi đã được chẩn đoán bị máu đông nghiêm trọng và đi lại rất khó khăn. Bà của chồng cũ tôi đã hơn 90 tuổi; bà nằm liệt giường và việc chăm sóc cá nhân phải lệ thuộc vào con dâu. Thấy cuộc sống của họ khó khăn như thế nào, tôi bắt đầu tha thứ cho họ. Trong vài ngày đó, tôi nấu ăn cho họ mỗi ngày và giúp họ làm việc nhà. Một lần nữa tôi lấy hết can đảm để nói với bố mẹ chồng tôi chân tướng và vẻ đẹp mà Đại Pháp đã mang đến cho thế giới. Tôi đã đưa cho bố chồng tôi một vật bảo bình an của Đại Pháp. Lần này ông đã nhận nó với một nụ cười. Khi tôi ra về, tôi bảo họ hãy nhớ niệm: Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo.

Sau khi tôi về nhà, mẹ chồng tôi đã gọi và kể với tôi rằng bố chồng tôi dậy sớm mỗi sáng và niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sau đó, tôi gọi cho bố chồng tôi và nói với ông rằng lần tới tôi sẽ đến thăm ông. Khi tôi hỏi ông có muốn học Pháp Luân Công không, ông nói, “Có!”

Vào kỳ nghỉ lần thứ ba, tôi đưa con gái đến thăm lại bố mẹ chồng tôi. Tôi mang theo báu vật, một máy MP4 với các bài giảng của Sư phụ và các video hướng dẫn luyện công. Trong vài ngày đó, tôi đã dạy bố chồng tôi tập Pháp Luân Công mỗi ngày. Mẹ chồng tôi thấy bố chồng tôi học một cách nghiêm túc như vậy nên bà rất hạnh phúc! Bà nói với tôi rằng: “Dù bố con có thể tiếp tục tu luyện hay sức khỏe của ông ấy có tốt lên hay không, chúng ta đều biết ơn những nỗ lực mà con đang bỏ ra để dạy ông ấy!”

Bố chồng tôi nhanh chóng học năm bài công pháp, và tôi đã nghe bài giảng đầu tiên của Sư phụ ở Quảng Châu với ông. Một buổi tối, ông đo độ bão hòa oxy và hét lên, “Bình thường rồi, bình thường rồi!” Tôi đã thốt lên rằng, “Đại Pháp thật kỳ diệu!” Ông gật đầu. Sau đó, ông ấy đã an ủi tôi và nói rằng, “Những món nợ mà Giang Trạch Dân nợ sẽ phải hoàn trả vào một ngày nào đó.” Ông đã thực sự thay đổi thái độ đối với cuộc đàn áp Đại Pháp của ĐCSTQ và tôi thực sự cảm thấy mừng cho ông.

Khi tôi về, mẹ chồng tôi đã tiễn tôi ra ga và nói: “Cảm ơn vì đã đưa cháu đến thăm bố mẹ. Tất cả những người hàng xóm đều khen ngợi con!” Tôi đáp lại: “Cả gia đình con đã được hưởng lợi từ việc tu luyện Đại Pháp và con hy vọng rằng mẹ cũng có thể.”

Tôi đã chứng kiến sự thay đổi thái độ đáng kinh ngạc của cha mẹ chồng tôi đối với Đại Pháp và tôi đã thấy được lòng từ bi của Sư phụ. Khi Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới, Ông đã hóa giải hận thù và vô số khổ nạn, và Ông còn mang lại lợi ích cho vô số người.

Con xin cảm tạ ơn từ bi khổ độ của Sư phụ! Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/23/384189.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/30/178641.html

Đăng ngày 22-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share