Tác giả: Tiểu Liên

[MINH HUỆ 09-06-2006] Vài ngày trước tôi tới khu trung tâm thành phố làm mấy việc. Tôi đã có cơ hội tham dự một buổi chia sẻ kinh nghiệm nhỏ với chỉ sáu học viên. Tại buổi chia sẻ, một đồng tu mà tôi rất thân đã nói về những khổ cực mà anh ấy đã trải qua khi anh ấy lang thang và cơ cực quanh khu vực của chúng tôi [do bị bức hại], và trao đổi về kinh nghiệm của anh ấy vượt qua khó khăn trở ngại với chính niệm và đức tin kiên định vào Sự Phụ và Đại Pháp. Tôi biết rất rõ những kinh nghiệm của anh ấy và chúng tôi đã từng đối mặt với nhiều khó khăn trở ngại cùng nhau. Đây là những kinh nghiệm rất cảm động và hữu ích đối với những học viên mà không có hiểu biết rõ ràng về các nguyên lý của Pháp. Nhưng vài ngày sau tôi bất thình lình nhận ra rằng sự khác biệt giữa “kinh nghiệm” và “bài học” chắc chắn là không rõ ràng!

Ví dụ như: Điều đầu tiên anh ấy đã trao đổi xảy ra vào ngày 12 tháng 5 năm 2001. Có một buổi trao đổi về Pháp đã được lên kế hoạch vào ngày hôm sau, nhưng anh ấy và chị gái thứ hai của tôi đã bị cảnh sát bắt ở gần đồn cảnh sát khi đang phát tờ rơi giảng rõ sự thật. Vụ bắt bớ này dẫn đến hậu quả là nhiều học viên sống ở gần nhà chị gái tôi không tham dự được buổi trao đổi về Pháp, và những người tham dự buổi trao đổi về Pháp cảm thấy sức ép rất lớn.

Việc thứ hai anh ấy trao đổi xảy ra vào mùa hè vừa rồi. Nhà anh ấy thuê đã quá kỳ hạn hợp đồng và anh ấy không kịp liên lạc với chủ nhà kịp thời. Vài ngày sau, chủ nhà để ý đã mở cửa vào nhà và đã tìm thấy các sách về Đại Pháp, đĩa CD và các tài liệu khác về Pháp trong phòng. Chủ nhà đã gói ghém tất cả lại và cất trong nhà của mình. Khi người học viên quay về, với chính niệm của mình và với chính niệm của các học viên khác, chủ nhà đã trả lại. Nhưng hai ngày sau, nhiểu cảnh sát và cảnh sát có vũ trang xuất hiện tại toà nhà. Họ đã tìm kiếm từng nhà để kiểm tra xem có người ở các khu vực khác sống ở đây hay không. Điều này gây ra sự hoang mang trong các học viên trong khu vực này. Thậm chí ngay cả hiện nay vẫn có những học viên nói rằng học viên đó là một “đặc vụ” và anh ấy đã cố ý để lộ những học viên trong khu vực (Nhiều học viên sống trong khu vực này không nhà cửa và nghèo túng do bị bức hại). Điều này đã tạo ra những ngăn cách đáng kể giữa các học viên.

Tôi nhận ra rằng thường khi chúng tôi nói về kinh nghiệm của mình, chúng tôi nói về việc chúng tôi đối mặt với những người chính quyền tà ác như thế nào, không hợp tác với họ ra sao, cuối cùng chúng tôi vượt qua khổ nạn và khó khăn như thế nào, nhưng hiếm khi chúng tôi nhấn mạnh đã tiến lên phía trước như thế nào với tâm kiên định và lý trí hơn, làm sao để bảo vệ môi trường tu luyện của chúng ta khỏi bị quấy phá một cách nhạy bén, và làm sao để cùng nhau cần mẫn tiến về phía trước và tiến bộ cùng nhau.

Từ một khía cạnh, đây là sự khác nhau cơ bản giữa cách tu luyện của vũ trụ cũ và cách tu luyện của vũ trụ mới. Theo cách tu luyện của vũ trụ cũ, ở đó cách tu luyện nhấn mạnh nhân tố “tự đặt mình làm trung tâm”, và tính ích kỷ. Ví dụ, chúng ta xem “Kinh nghiệm” chúng ta đi trên con đường tu luyện của người tu luyện như thế nào và lấy nó là “bằng chứng” cho sự tin tưởng vững chắc của chúng ta vào Sư Phụ và Đại Pháp. Nhưng chúng ta là sinh mệnh phải đạt được tiêu chuẩn của vũ trụ mới. Chưa kể đến rằng tâm thái thừa nhận cách thức được che đậy bởi thế lực cũ và bức hại của chúng. Hơn nữa, nếu điều này không đúng, thì tâm thái này có thể mang đến những khó khăn lớn cho cá nhân, và dẫn đến can nhiễu cho các học viên. Điều này thậm chí có thể dẫn đến tổn thất đối với môi trường chứng thực Đại Pháp mà không thể đền bù được.

Nhiều lần, chỉ một cuộc điện thoại hay một hành động lý trí có thể hoàn toàn tránh được tất cả những rắc rối tiềm tàng. Bất kể hành động đó nhỏ như thế nào, tâm thái hoà ái là uy lực chân chính của tầng thứ tu luyện của một sinh mệnh đạt được trong Đại Pháp. Lòng vị tha và cân nhắc đến người khác một cách chân thành, cứu độ chúng sinh với tâm thái hoàn toàn tư bi, đối diện với mọi việc với tâm trí trong sáng – chỉ với cách này có thể chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu của Đại Pháp!

Có nhiều điều chúng ta nghĩ rằng là bình thường. Nhưng thế lực cũ không xem vấn đề theo cách như vậy. Thế lực cũ làm tất cả có thể để lợi dụng sơ suất của chúng ta để bức hại chúng ta. Có những học viên, sau khi cãi nhau với thành viên trong gia định mình, ra ngoài phân phát tài liệu giảng rõ sự thật với tâm bối rối. Họ bị bắt và bị tuyến án bất hợp pháp. Cũng có những học viên để tài liệu giảng rõ sự thật ở những nơi dễ thấy trong nhà của mình, khi cảnh sát đến, họ dễ dàng phát hiện ra các tài liệu và những học viên này đã bị bắt. Những ví dụ giống như thế này quá nhiều để nêu ra với mỗi cá nhân.

Vậy nên xem xét từ quan điểm này, không có “việc lớn” hay “việc nhỏ” trong tu luyện. Một việc nhỏ làm không tốt có thể mang đến những mất mát vô cùng lớn hay thậm chí phải hối tiếc rằng không bao giờ bồi hoàn được! Mặc dù chúng ta đã vượt qua khó khăn và khổ cực với chính niệm và hành động chân chính, chúng ta bồi hoàn cho những hậu quả mất mát như thế nào, gồm cả việc tạo ra áp lực đối với các học viên phải chịu đựng, và những khó khăn không cần thiết gây ra đối với công việc cứu người? Đó không phải là những điều Sư Phụ muốn! Đó là những vấn đề không cần thiết tạo ra bởi chúng ta và môi trường xung quanh chúng ta vì sự bất cẩn của chúng ta. Lời lẽ thẳng thắn hơn, đây là bài học chúng ta cần phải học!

“Bài học” này nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về người khác và suy nghĩ về những học viên khác khi đối mặt với vấn đề, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không nên xoay quanh “bảo vệ cho bản thân mình như thế nào”. Nếu chúng ta có thể tu luyện bản thân chúng ta về thế giới của sự “vị tha”, thì không có sơ sở cho sự tồn tại của “cái tôi”. Trên thực tế, học viên này và tôi đã chia sẻ nhận thức về khía cạnh này: Chúng ta sẽ chỉ an toàn nhất nếu chúng ra “hoà tan trong Pháp”. Lời lẽ thẳng thắn hơn, chúng ta phải tu dưỡng tâm từ bi và trí huệ, và thậm chí hơn nữa, chúng ta phải tu dưỡng chính niệm kiên cố không thể phá. Chúng ta không nên nhận thức Pháp của Sư Phụ theo cách thiếu chín chắn và cực đoan; và chúng ta nên tu luyện bản thân một cách phù hợp tối đa với xã hội người thường. Chỉ khi chúng ta có thể làm việc này tốt trên tất cả các phương diện, chúng ta mới có thể hoàn thành nhiệm vụ to lớn cứu độ chúng sinh và chứng thực Đại Pháp của chúng ta.

Trên đây là quan điểm riêng của cá nhân tôi và chỉ để tham khảo. Xin từ bi chỉ ra những điều còn thiếu sót.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/6/9/129883.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/3/75045.html
Đăng ngày 28-12-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share