Tiếp theo Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

[MINH HUỆ 01-10 -2011]

41. Phóng viên CCTV thừa nhận một phần của vụ Tự thiêu là dàn dựng

Lý Ngọc Cường là trưởng nhóm phóng viên chương trình Tiêu Điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Từ khi cuộc bức hại diễn ra năm 1999, cô ta chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình công kích Pháp Luân Công, bao gồm một số chương trình phỏng vấn.

Đầu năm 2002, khi Lý Ngọc Cường thực hiện cuộc phỏng vấn tại Trại Cưỡng bức Lao động Đoàn Hà về vụ tự thiêu, một học viên Pháp Luân Công đang bị giam tên là Triệu Minh (Zhao Ming) đã hỏi về chai nhựa Sprite. Lý đã thật thà trả lời câu hỏi vặn đó rằng: “Chúng tôi dựng thêm cảnh đó sau vụ việc. Nếu nó gây nghi ngờ thì chúng tôi sẽ ngưng chiếu cảnh đó.” Sau đó, cô ta biện minh rằng cảnh đó được dàn dựng để chứng minh với khán giả rằng các học viên Pháp Luân Công đã thực hiện vụ ‘tự thiêu’.

CCTV đã làm gì khi quay những cảnh “dựng thêm” đó? Tại sao Vương Tiến Đông, một người có vẻ cuồng nhiệt, sốt sắng tự thiêu, lại ngoan ngoãn hợp tác với mọi yêu cầu của phóng viên để quay lại cảnh đó?

42. Các tổ chức nước ngoài công khai công nhận vụ tự thiêu là dàn dựng

Ngày 14 tháng 8 năm 2001, trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, đã đưa ra tuyên bố chính thức: “Chính quyền Trung quốc muốn dùng “vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn làm bằng chứng để lăng mạ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi có một đoạn phim về vụ việc đó, mà theo quan điểm của chúng tôi, có thể chứng minh rằng vụ việc này là do chính quyền nước này dàn dựng. Chúng tôi có nhiều đĩa video này ở đây, ai muốn tìm hiểu đều có thể lấy một chiếc.”

Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Thời báo Washington Post, Epoch Times đều công nhận những lỗ hổng trong câu chuyện này.

Năm 2002, “Lửa giả”, bộ phim tài liệu phân tích chân tướng của đoạn video của CCTV, đã nhận được giải thường danh dự tại Liên hoan Phim Quốc tế Columbus.

43. Ba cảnh sát đồng thời sử dụng bình cứu hỏa khi Lưu đang đứng

Thông thường, khi bị lửa thiêu, người ta sẽ ngã xuống ngay và không chạy được bao xa do vết bỏng rất đau đớn. Song, đoạn phim của CCTV cho thấy, Lưu Xuân Linh dù đang bị bốc cháy vẫn loạng choạng tiến về phía trước. Chỉ khi camera đã sẵn sàng quay trước khi Lưu châm lửa thì CCTV mới có thể chộp được những cảnh quay như thế.

Cũng trong cảnh quay đó, có thể thấy ba cảnh sát dùng bình chữa cháy dập lửa cùng lúc. Như vậy có nghĩa là, ba cảnh sát ấy trước hết phải cùng phản ứng để dập đám cháy, lấy bình chữa cháy trong xe, chạy hơn 10 mét đến chỗ đám cháy (tất cả diễn ra trong vòng chưa đầy chục giây); mà cả ba cảnh sát đang ở các khoảng cách khác nhau lại đều phải có mặt tại hiện trường gần như cùng một lúc. Nhưng cảnh quay của CCTV cho thấy xe tuần tra gần nhất cách đó khoảng 10 mét, còn các xe khác thì xa hơn nhiều.

Càng lạ hơn nữa là, cảnh quay của CCTV cho thấy, cả ba cảnh sát đều đứng sẵn ngay cạnh người đang bốc cháy, vừa kịp lúc để phối hợp dập lửa trong vòng hai giây. Đáng lý ra, cảnh sát đầu tiên có mặt hiện trường phải là người dập lửa trước, rồi mới đến những người khác từ các hướng khác, các cự ly khác chạy đến dập lửa.

44. Ít nhất hai trong những người tự thiêu bị quản thúc tại nhà

Hai trong những người tự thiêu, Trần Quả và mẹ, là bà Hác Huệ Quân, bị quản thúc tại Viện Phúc lợi Bắc Giao, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam. Triển Kim Quý, cảnh sát về hưu của Sở Cảnh sát Thành phố Khai Phong phụ trách việc giám sát hai mẹ con. Cảnh sát trông chừng hai mẹ con họ 24/7 để không cho họ liên lạc với bên ngoài. Nguồn tin nội bộ của cảnh sát tiết lộ rằng chính quyền muốn canh chừng và không để cho họ chết để có thể dùng họ mà công kích và làm mất uy tín của Pháp Luân Công.

45. Lưu Vân Phương không tự thiêu nhưng vẫn bị bắt và đưa ra những phát ngôn trái ngược

Bài báo do Tân Hoa xã đưa tin ngày 28 tháng 2 năm 2001 đề cập rằng: “Lưu Vân Phương, người tự nhận là ‘học viên Pháp Luân Đại Pháp lâu năm’, và là người trực tiếp tổ chức vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, nhưng không ‘chấp trước’… Theo những gì đã thống nhất từ trước, họ sẽ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn để đạt được viên mãn vào đúng ngày mồng 1 Tết. Nhưng Lưu lại không đổ giọt xăng nào lên người.” Trong Trại tạm giam Sở Công an Bắc Kinh, khi một phóng viên hỏi về chuyện này, Lưu Vân Phương cười nhạt trước câu hỏi đó và tìm cách biện minh cho sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của mình, nói: “Tôi không tự thiêu vì ‘Sư phụ’ muốn tôi ở lại. Ngài muốn tôi sống để lên tiếng.”

Một năm sau, khi phóng viên CCTV phỏng vấn Lưu Vân Phương về mục đích của vụ tự thiêu, Lưu lại nói rằng đó là để “giảng chân tướng cho mọi người”.

“Giảng chân tướng” là thuật ngữ của Pháp Luân Công dùng để chỉ những nỗ lực của các học viên nhằm vạch trần dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và xóa bỏ những hiểu lầm về môn tu luyện này. “Viên mãn” là thuật ngữ khác chỉ một người đã hoàn thành việc tu luyện. Cả hai thuật ngữ này đều không có gì liên quan đến việc chết hay tự thiêu. Tại sao Lưu lại cố tình dùng những lời này để lừa dối mọi người. Và tại sao Lưu lại thay đổi câu chuyện của mình đến hai lần?

46. Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra tuyên bố giả: “Buộc phải tự thiêu” sau khi đọc những bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công

Truyền thông của ĐCSTQ tuyên bố rằng những “người tự thiêu” bị buộc phải làm thế sau khi đọc những bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công. Điều này thật vô lý. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới cũng đều đọc những bài giảng đó.

Các học viên đã nỗ lực không mệt mỏi trong việc giảng chân tướng và phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc để mọi người không bị tin đồn và những dối trá đánh lừa, mà hiểu được vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Làm sao những người “tự thiêu” ấy lại không đếm xỉa gì đến bao nhiêu học viên đang bị bức hại, mà đi tự thiêu nơi công cộng để tạo thêm cái cớ cho chính quyền Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công?

Đương nhiên, từ khi cuộc bức hại bắt đầu, tất cả các sách Pháp Luân Công đều bị cấm nên không ai ở Trung Quốc Đại lục có thể dễ dàng có sách để đọc mà nhận ra những điều đó là giả. ĐCSTQ chưa bao giờ công bố các bài giảng của nhà sáng lập Pháp Luân Công để làm căn cứ cho tuyên bố của họ.

47. Một tiểu thuyết nổi tiếng lập tức bị cấm sau vụ tự thiêu

“Ngay sau vụ tự thiêu, tác phẩm nổi tiếng được xuất bản trước đó mười năm mang tên ‘Thảm họa màu vàng’ đã bị cấm trên khắp Trung Quốc một cách khó hiểu. Có vẻ như vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn có điểm trùng hợp đáng ngạc nhiên với một chương trong tác phẩm ‘Thảm họa màu vàng’ này.

Chương hai của cuốn tiểu thuyết viết về một người trả tiền cho những người đau bệnh không còn hy vọng để họ tự thiêu, rồi dùng vụ việc đó để chụp mũ cho đối thủ trong một cuộc bức hại mang động cơ chính trị. Phải chăng Giang và đồng bọn đã lấy ý tưởng từ vụ tự thiêu trong ‘Thảm họa màu vàng’? Tại sao nó lại đột nhiên bị cấm?” [1]

48. Giang Trạch Dân cần một sự kiện để khiến dân chúng phản đối Pháp Luân Công

Giữa năm 2000, gần một năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra như Giang hình dung (tức là mọi người đồng loạt kết tội Pháp Luân Công). Nhiều lời thêu dệt giả dối đã được lan truyền, nhiều bài chỉ trích gay gắt đã được đăng tải, và vô số “khóa học” được tổ chức, song dân chúng lại không hùa theo điều đó. Họ đã chứng kiến quá nhiều cuộc vận động chính trị trước đây; họ đều biết Giang định làm gì. Nhiều người tin rằng: “Nếu Giang không thích Pháp Luân Công thì cứ để mình ông ta làm gì thì làm, chúng ta đừng để bị cuốn vào là được.”

Ngoại trừ một số ít khu vực thực thi sát sao các chính sách của Đảng, thì lãnh đạo ở nhiều khu vực – kể cả nhân viên Phòng 610 [cơ quan chuyên trách thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công] – cũng không quá mặn mà. Một cựu nhân viên Phòng 610 ở quận Hán Cô, thành phố Thiên Tân kể lại tình huống lúc bấy giờ:

“Thật lòng mà nói, những người chịu trách nhiệm ở địa phương không thích thực thi kiểu bức hại này chút nào, vì cảnh sát ở đó sống gần nhà dân thường. Chẳng hạn, có thể anh ở ngay cạnh nhà tôi, và chúng ta ra vào gặp nhau suốt. Thế thì làm sao tôi bắt anh được? Mà ở Hán Cô đây – một khu nhỏ ven biển chỉ có bốn đồn cảnh sát. Bất cứ người nào bị anh bắt cũng đều là người quen. Vợ của cảnh sát có thể là đồng nghiệp với vợ của người bị bắt giữ, đại loại thế. Nhà của cảnh sát ở đồn này có thể cùng nằm trên con phố mà họ phụ trách, và cũng là hàng xóm ở tầng trên với người bị bắt. Tất cả chúng tôi đều là hàng xóm và là người quen. Nếu người ta không làm điều gì sai hay phạm luật, làm sao anh đành lòng bắt giữ họ?”

“Tại Phiên họp Toàn thể thứ năm của Đại hội Đảng khóa 15, tổ chức từ ngày 9 đến 11 tháng 10 năm 2000 tại Bắc Kinh, một số ủy viên của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã nêu vấn đề về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Họ yêu cầu giải thích lý do cho chiến dịch đán áp. Trong bảy ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thì có đến bốn người – hơn một nửa – gồm Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Thụy Hoàn, và Úy Kiện Hành phản đối việc tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. Còn cựu chủ tịch Quốc hội Nhân dân Kiều Thạch nhấn mạnh rằng ông thấy bất an về việc giết các học viên Pháp Luân Công vô tội. Ông từ xa đến Bắc Kinh và đã đến Thiên An Môn để tận mắt thấy cảnh bắt bớ, đánh đập các học viên mà ông từng nghe. Cựu Thủ tướng Quốc Vụ viện Chu Dung Cơ đã đích thân đến phòng thứ Năm của Sở Công An Bắc Kinh bảo các nhân viên an ninh ở đó rằng, “Đừng khiến mọi việc phức tạp thêm nữa cho các học viên Pháp Luân Công!”

“Giang đã vắt óc để nghĩ cách vu cho Pháp Luân Công là “tà giáo”. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Fe Firaro của Pháp, Giang lần đầu tiên gọi Pháp Luân Công là “tà giáo”. Cùng năm đó, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), trong cuộc họp ở Auckland, New Zealand, Giang đã tự tay đưa cho Tổng thống Hoa Kỳ và các lãnh đạo khác những cuốn sách mỏng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Ông ta thậm chí còn tận dụng cơ hội phỏng vấn với phóng viên Mike Wallace của Đài CBS để phỉ báng Pháp Luân Công, tuyên bố lệch lạc rằng, “Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã tự sát.” Truyền thông Đại lục không dám đăng tải cụ thể đoạn phỏng vấn này, vì e rằng người ta có thể nhìn rõ con người Giang mà chế nhạo. Vì thế, Giang đã triệu tập nhiều cuộc họp bí mật với La Cán, chủ yếu để tìm cách kích động dân chúng thù ghét nhóm thiền định vẫn đang rất phổ biến này. Sau nhiều lần liên tục thất bại trong việc giăng bẫy các học viên Pháp Luân Công, Giang đã gặp La Cán vài lần để bí mật bàn cách tạo ra một vấn đề nổi cộm gây xôn xao dư luận nhằm lăng mạ Pháp Luân Công. La bảo với Giang rằng lần này nhất định sẽ thành công. La bắt đầu bằng cách loan truyền tin giả. Ngày 29 tháng 12 năm 2000, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã – theo chỉ thị của Phòng 610 của Ủy ban Trung ương Đảng – đã đăng tin ẩn danh về việc một nhóm học viên Pháp Luân Công “tự sát tập thể bất thành”. Bài báo mập mờ này không nêu được tên của bất cứ người nào liên quan, chi tiết vụ việc, hay ngay cả địa điểm. Bài báo nói rằng những người mộ đạo bị “xúi giục” và trù tính một vụ tự sát tập thể gần Tết. Bài báo có dụng ý muốn độc giả đoán trước những gì sắp diễn ra. Một tháng sau, ngay khi cảnh quay về vụ tự thiêu được đăng tải, những cảnh tang thương đã thổi bùng lên nỗi căm phẫn tột độ ở Trung Quốc. Lòng thù hận Pháp Luân Công dâng cao, hầu hết mọi người đều nhanh chóng quên đi những gì tốt đẹp mà họ đã thấy ở môn tu luyện này cũng như các học viên. Người ta quên mất những điều tận mắt chứng kiến và trải nghiệm của chính bản thân, như thể những tuyên bố của chính phủ còn đáng tin hơn. Tác dụng về mặt cảm xúc mà những hình ảnh CCTV đăng tải càng tạo nên hiệu ứng to lớn. Bộ máy tuyên truyền nhà nước bấy giờ lại nổi lên sau giai đoạn im ắng chờ cơ hội báo thù. Đủ loại nhân vật xuất hiện trên truyền hình nhà nước nhằm phỉ báng Pháp Luân Công. Khi đọc tin, CCTV thỉnh thoảng lại lồng vào một, hai cảnh quay ghê rợn về vụ tự thiêu để tăng hiệu ứng. Theo chỉ đạo của Giang, tất cả các kênh truyền thông lớn nhỏ đều phát động chiến dịch công kích Pháp Luân Công. Văn phòng Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ban hành thông cáo rằng phải phát động cuộc vận động chính trị toàn quốc nhằm “tiếp tục phơi bày và lên án bộ mặt thật của tà giáo Pháp Luân Công”. Trong vòng bốn ngày sau vụ tự thiêu, Tân Hoa Xã đã đăng tải 107 bài báo trực tuyến và Hãng Thông tấn Trung Hoa là 64 bài, tất cả đều nhằm chỉ trích, lăng mạ Pháp Luân Công. Truyền thông nhà nước tuyên bố rằng “công chúng” ở ít nhất 14 tỉnh thành và địa khu đã nhất loạt chửi mắng Pháp Luân Công. Lãnh đạo Đảng, chính phủ, và quân đội cùng các tổ chức dân sự các cấp, các ngành đều phải thể hiện sự ủng hộ “quyết định sáng suốt” của Ủy ban Trung Ương Đảng. Trong khi đó, các cơ quan cấp địa phương được yêu cầu phải tổ chức các “cuộc họp phê bình” lớn nhỏ để lên án “những tội ác khôn tả của tà giáo này”. Chương trình CCTV hàng ngày đều phát các đoạn phỏng vấn những người ủng hộ thuộc mọi giai tầng, chiếu đi chiếu lại những cảnh quay để đảm bảo không một ai là không xem, không nghe thấy. Mục tiêu chính là khiến tất cả mọi người đều thù hận Pháp Luân Công.” [1]

49. Giang và La bày mưu giăng bẫy các học viên Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1999

“Trở lại tháng 5 năm 1999, khi cuộc bức hại Pháp Luân Công đang trong giai đoạn chuẩn bị, Giang và La đã có cơ hội để chuẩn bị cho “hành động đặc biệt” vô cùng tàn khốc. Đầu tiên, Văn phòng Ủy ban Trung Ương Đảng ra một công văn tuyên bố rằng 10.000 học viên Pháp Luân Công đang lên kế hoạch “tự sát tập thể” ở Hương Sơn, ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh. Công văn này sau đó được cố ý để lộ ra cho giới truyền thông hải ngoại để lan rộng. Sau đó, cảnh sát địa phương, cảnh sát mặc thường phục, và mật vụ loan tin cho các học viên rằng sẽ có một cuộc tụ tập lớn ở Hương Sơn. Cùng với đó, quân đội được cử đến Hương Sơn, cảnh sát vũ trang chống bạo động cũng mai phục tại đó. Tất cả chuyện này là một cái bẫy tinh vi. Chủ đích là lừa các học viên Pháp Luân Công đến Hương Sơn để mưu sát họ. Hiện trường này về sau sẽ được truyền thông nhà nước tuyên truyền là một “vụ tự sát tập thể” tang thương hay “tự sát bất thành”. Giang lúc đó sẽ có cơ sở để dán cho Pháp Luân Công cái mác “tà giáo”; nỗ lực chụp mũ và đàn áp nhóm người tu luyện này sẽ có thể mở rộng trong êm thấm. Nhưng hóa ra lại không một học viên Pháp Luân Công nào đến Hương Sơn. Từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 9 tháng 9, cảnh sát quân phục và thường phục đã ba lần thay đổi “ngày tụ tập” mà họ báo cho học viên Pháp Luân Công, với hy vọng kết quả sẽ khá hơn. Nhưng cuối cũng vẫn chẳng có gì xảy ra.” [1]

50. Giang càng điên cuồng sau vụ chèn sóng truyền hình phân tích video vụ tự thiêu

“Vào đêm ngày 5 tháng 3 năm 2002, chương trình thường lệ của tám đài truyền hình cáp bị chèn sóng bằng bản tin 45 phút về Pháp Luân Công. Bản tin gồm có thước phim tài liệu “tự thiêu hay lừa dối?” và “Pháp Luân Công hồng truyền khắp thế giới”. Những dối trá mà bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ đã nói nhiều năm qua vì thế bị vạch trần trong chưa đầy một tiếng. Đoạn phim kể về sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục trước khi bị đàn áp cùng với sự hồng truyền ở hơn 60 quốc gia; nêu bật chân tướng về Pháp Luân Công và những điều răn dạy cao quý về Chân – Thiện – Nhẫn. Hàng trăm nghìn người ở thành phố Trường Xuân kinh ngạc khi bộ phim tài liệu “tự thiêu hay lừa dối?” phân tích những cảnh quay chậm của vụ tự thiêu của CCTV và chỉ ra từng điểm bất cập một. Ngày hôm sau, cảnh quay chậm Lưu Xuân Linh bị một cảnh sát sát đánh vào đầu khi cô đang tự thiêu đã trở thành đề tài bán tán khắp nơi; đâu đâu cũng nghe thấy bàn luận về vấn đề này, nơi công sở, trên xe buýt, ở trường học, hay tại siêu thị; điều đó cho thấy tác động mạnh mẽ đối với tâm trí con người khi dối trá bị vạch trần.

“Giang vô cùng tức giận khi nghe tin về vụ chèn sóng truyền hình tối hôm đó. Có nguồn tin cho hay lúc đó, ông ta run lên vì giận đến vài phút. Sau đó, Giang đấm mạnh tay xuống bàn và hét lên “Gọi Tăng Khánh Hồng và La Cán đến đây ngay!” Thư ký của Giang, mặc dù trước đây cũng đã quen với tính khí của sếp, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy Giang điên cuồng và bạo lực đến thế. Biết rõ tính nghiêm trọng của vấn đề nên thư ký tay run run nhấc điện thoại lên gọi.“

“Theo đề xuất của Tăng và La, Giang ra lệnh tuyên bố cấp độ II – sẵn sàng chiến tranh – ở Quân khu Thẩm Dương, và thiết lập cấp độ I – cảnh giác – ở Quân khu Trường Xuân và cảnh sát vũ trang tỉnh Cát Lâm. La ra lệnh cho Phòng Công an Cát Lâm và Sở Công an Trường Xuân điều tra vụ chèn sóng truyền hình và phá án trong một thời gian ngắn. Khi La đang gọi điện chỉ đạo người của mình phải làm gì thì Giang ra lệnh:

“Bảo cảnh sát bắn chết hết những học viên Pháp Luân Công liên quan đến vụ chèn sóng truyền hình. Giết hết không chừa một ai! Tôi đảm bảo bất cứ cảnh sát nào giết học viên Pháp Luân Công sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Trong vòng một tuần phải giải quyết xong vụ này, nếu không Bí thư Đảng ủy Trường Xuân, cảnh sát trưởng các cấp của thành phố này sẽ phải từ chức!” [2]

Tài liệu tham khảo

[1] Trích từ “Mọi thủ đoạn vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc – Chương 17” (Anything for Power: The Real Story of China’s Jiang Zemin – Chapter 17
[2] Trích từ “Mọi thủ đoạn vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc – Chương 19” (Anything for Power: The Real Story of China’s Jiang Zemin – Chapter 19)

Xem tiếp Phần 6


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/1/128481.html

Đăng ngày 23-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share