Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 30-9-2017] Tôi đã phối hợp với một đồng tu trong nhiều năm qua, nhóm chúng tôi được các đồng tu gọi là “đồng tu kỹ thuật”, sửa máy móc, làm hệ thống, đồng thời còn phụ trách một điểm tài liệu. Chỉ cần là tài liệu đăng Minh Huệ Net chúng tôi đều nhận, như sách Đại Pháp, đĩa quang, bùa hộ mệnh, Tuần báo Minh Huệ, băng rôn… Chúng tôi còn cần thường xuyên đi giải quyết những việc thuộc phương diện kỹ thuật ở những nơi khác, cả năm đều rất bận rộn, bận đến qua nửa đêm là bình thường.

Có một khoảng thời gian, tôi thật sự cảm thấy tôi chỉ làm việc mà tu tâm không theo kịp, làm một lượng lớn công việc đều là người đang làm chứ không cảm thấy rằng Thần đang làm việc cứu người. Có lúc gặp phải chuyện thì cáu kỉnh, phàn nàn hoặc bất bình. Sau đó chúng tôi triệt để thay đổi, quyết tâm tinh tấn thực tu bản thân.

Mỗi lần giảng Pháp, Sư tôn đều nhấn mạnh rằng phải học Pháp nhiều hơn, học Pháp nhập tâm. Trước đây chúng tôi thường bận từ sáng tới tối, có lúc chút thời gian học Pháp cũng không có, nên đã quyết định ưu tiên việc học Pháp. Sau khi phát chính niệm buổi sáng xong, chỉ cần tôi không đi làm, thì tôi sẽ học Pháp trước rồi mới ăn cơm, khi học thì ngồi song bàn, tay giữ sách trước ngực. Lúc bắt đầu học thì tay giữ sách cảm thấy rất mỏi, chân cũng rất đau, tâm kính Sư kính Pháp đã giúp tôi quen với tư thế ngồi như vậy, bây giờ tôi đã có thể ngồi song bàn học Pháp.

Thay đổi quan niệm, việc tốt hay xấu đều là hảo sự

Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều đồng tu, các sự việc gặp phải cũng nhiều, đôi lúc gặp chuyện không vui, khi gặp phải mâu thuẫn cũng biết tự hướng nội tìm, nhưng đồng thời cũng nhìn chỗ sai của đồng tu, khi nhìn thấy đồng tu không nghĩ cho người khác, tự tư, v.v.. Chỉ nhắm vào việc đó mà lý luận. Khi hướng nội tìm thì rất hời hợt, nhưng lại dùng Pháp để yêu cầu người khác, lại còn nghĩ rằng mình tốt hơn người khác, rằng cách của mình là phù hợp, nên tâm tính không đề cao được.

Tôi còn nhớ có lần có đồng tu cần rất nhiều tài liệu, tôi không làm kịp, nên đã tìm giúp cô ấy một đồng tu khác, đưa cho cô ấy một phần rồi mà cô ấy nói lại tiếp tục cần nữa, vài hôm sau, cô ấy bảo với tôi rằng không cần tài liệu nữa vì không hài lòng với chất lượng của tài liệu, lời nói mang ngữ khí cũng không thiện. Tôi nghĩ, đã làm tài liệu cho chị xong chị lại không muốn, tôi còn chưa chịu, ngược lại chị lại còn nóng giận với tôi. Mặc dù trong tâm tôi thấy bứt rứt, nhưng tôi vẫn cố nhẫn, không nói gì cả, lặng lẽ phân phát tài liệu cho các đồng tu khác. Tôi cảm thấy tôi đã giữ vững tâm tính trong việc này, cảm thấy bản thân đã rất tốt, nhưng trong mâu thuẫn vẫn chưa hướng nội tìm, nhưng sau đó đồng tu không liên lạc với tôi nữa, đã sinh ra gián cách với tôi một cách rõ ràng.

Vì để xóa bỏ gián cách với đồng tu mà tôi đi tìm cô ấy nói chuyện, kết quả là không những không nói chuyện được, mà tâm tình của chúng tôi còn rất kích động, cô ấy nói cảm thụ của cô ấy, tôi nói cái ủy khuất của tôi, tranh cãi nhau, sau đó chia tay với tâm trạng không vui. Mâu thuẫn đã trở nên gay gắt, tôi về tới nhà mới bình tĩnh lại, tự hỏi mình vì sao mà ủy khuất? Từ trước tới nay, tôi cảm thấy mình luôn phối hợp với cô ấy vô điều kiện, bên phía cô ấy cần gì tôi đều cô gắng làm thật nhanh. Tôi luôn nghĩ rằng quan hệ của chúng tôi rất tốt, là mối quan hệ sinh tử trong thời kỳ chịu bức hại. Tôi một lòng một dạ đối với cô ấy, không hề nghĩ rằng cô ấy đã sinh ra gián cách với tôi, vậy mà bỗng dưng lại có sự oán hận lớn như thế. Nghĩ tới đây, tôi đột nhiên ý thức được rằng, tôi đã phối hợp với cô ấy bằng nhân tình, vì thế mới có cảm giác ủy khuất. Làm việc chứng thực Đại Pháp, nên thực hiện một cách thuần tịnh, thần thánh. Tôi không phải là làm việc gì cho cô ấy, mà là chúng tôi cùng nhau làm việc trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh. Vì vậy tôi đã cải biến cơ điểm làm việc.

Sư phụ giảng:

“Vậy thì khi phát sinh mâu thuẫn cần các bên tự hướng nội tìm nguyên nhân của bản thân, bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay không. Hãy nhớ kỹ lời tôi nói: bất kể là sự việc này lỗi tại chư vị hay là không tại chư vị, chư vị đều phải tìm ở chính mình, chư vị sẽ phát hiện ra vấn đề. Nếu như sự việc này tuyệt đối không có quan hệ gì với chư vị, không có tâm mà chư vị nên bỏ, vậy thì sự việc này cũng sẽ rất hiếm phát sinh trên thân chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Tôi còn tìm thấy tâm tự cảm thấy tâm tính mình tốt, cao hơn người khác một bậc, thường nắm lấy chấp trước mà người khác chưa tu tốt, dùng khẩu khí phê bình để chỉ ra, tự cho rằng quan hệ của chúng tôi rất tốt, cũng không quan tâm cô ấy có thể tiếp thụ không, đây là biểu hiện của không Thiện. Kỳ thực khi nhìn thấy thiếu sót của đồng tu, thì đó không nhất định là thiếu sót, vì vậy nên xoay trở lại nhìn bản thân mình mới đúng. Nếu như thật sự là thiếu sót, thì nên chỉ ra một cách có thiện ý và khiêm tốn.

Sau mâu thuẫn này, trong tâm tôi giống như có một dòng chảy ấm áp, là Đại Pháp đã dạy tôi hướng nội tìm vô điều kiện, tìm thấy chỗ thiếu sót của bản thân. Lòng cảm ân Sư tôn, cảm ơn đồng tu đã thay thế sự oán hận và bất bình trong tâm tôi, gián cách giữa giữa chúng tôi đã bị tiêu sạch. Sau đó, giống như là xưa nay chưa từng xảy ra mâu thuẫn vậy, tôi lại tới nhà cô ấy, sửa máy móc. Có thể thấy rõ tâm tính của đồng tu cũng đã có sự đề cao rất lớn. Chúng tôi không cần dùng bất kỳ ngôn từ nào để giải thích. Là Đại Pháp đã tẩy tịnh tâm linh của tôi, đã đề cao cảnh giới, để chúng tôi vì chúng sinh mà phối hợp ăn ý với nhau trong tâm thái thuần tịnh.

Từ nhỏ tới lớn, tôi là người cầu yên ổn, luôn hy vọng bạn tốt tôi tốt, không khí hài hòa, không thích có mâu thuẫn. Vì là người đang tu luyện, đều có chỗ chưa tu tốt, đều có tâm chấp trước chưa buông bỏ, vì thế tất nhiên sẽ có mâu thuẫn. Chúng tôi thông qua học Pháp hướng nội tìm, tìm thấy chấp trước mà bản thân chưa ý thức được để bỏ nó, như thế chẳng phải tốt sao? Thật là một hảo sự rất lớn. Sư phụ đã giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp đã là một người tu luyện, nhìn vấn đề nên là phản đảo [so với] người thường. Có người cảm thấy gặp phải việc không vui bèn không vui, thế chư vị chẳng phải là con người rồi? Có gì khác đâu? Khi gặp việc không vui, chính là lúc chư vị tu luyện bản thân mình, lúc tu tâm.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)

Sư phụ còn giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)

Bây giờ tôi đã thay đổi quan niệm trên căn bản, coi những việc tốt, việc xấu gặp phải trên con đường tu luyện đều là hảo sự.

Tu bỏ tâm lợi ích từ căn bản

Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, cảm thấy tâm lợi ích của bản thân không nặng, đối với tiền tài đã xem rất nhẹ, nhưng khi gặp phải việc động đến tâm linh của mình mới phát hiện tâm lợi ích của bản thân vẫn còn ẩn rất sâu, hơn nữa lại rất nặng.

Chuyện là thế này: đột nhiên một hôm người chủ nhà ở tầng dưới nhà chúng tôi tìm đến tôi, nói ống nước nhà tôi bị rò rỉ, chảy nước xuống nhà ông ấy. Nhà tôi đã mấy tháng nay không có người ở, không có người dùng nước, hơn nữa tôi đã đóng van nước rồi mà nước vẫn rò rỉ ra, vì thế tôi cho rằng không phải là do người nhà của tôi, về lý thì tôi có thể không quản chuyện này, bởi vì không có người quản lý chung cư, nếu như tôi quản tôi sẽ phải tìm người hiểu rõ luật tra ra nguồn rò rỉ nước, sau đó liên quan đến vấn đề chi phí bảo trì. Thế nhưng chủ hộ ở lầu dưới lại đẩy toàn bộ trách nhiệm cho tôi, yêu cầu tôi phải sửa thật nhanh, hơn nữa thái độ rất không thiện. Khi đó tôi đã không giữ vững tâm tính, tôi nói: Đây là vấn đề về chất lượng xây dựng, hai nhà hãy chia đều, chỉ yêu cầu tôi chịu trách nhiệm thì không được. Khi đó tôi còn nói với ông ấy mấy câu tranh đấu rất mạnh mẽ, không chịu trả toàn bộ chi phí sửa chữa. Sau đó tôi rất hối hận, đây chẳng phải tâm lợi ích chưa buông bỏ sao? Vì sao phải tranh đấu với người ta, đây là trạng thái của người tu luyện sao? Phát sinh mâu thuẫn với người thường thì cứu họ thế nào được! Sư tôn đã nói với chúng ta là phải biết thủ đức, chúng ta tu luyện là không ngừng khiến nghiệp lực màu đen chuyển hóa thành đức màu trắng, đồng hóa với đặc tính vũ trụ. Tôi không những không thủ đức, mà còn tạo nghiệp, bỏ lỡ cơ hội đề cao tâm tính mà Sư phụ đã sắp đặt cho tôi! Tôi quyết tâm tu bỏ tâm lợi ích, tu tâm từ căn bản. Sư tôn có thể vì đệ tử, vì chúng sinh mà cho đi tất cả, vậy mà tôi lại đi tranh chấp với thế nhân vì chút đỉnh tiền tài, thật là xấu hổ. Tôi tự nhủ, nhất định phải thay đổi, tôi cũng nguyện vì chúng sinh mà cho đi tất cả!

Vài ngày sau đó có một trận mưa lớn, nhà dưới lại bị dột, điều này làm tôi nghĩ rằng nhất định là mưa lớn đã tạo nên việc nước rò rỉ xuống nhà. Tôi hoàn toàn thay đổi thái độ, không suy xét vấn đề nhà ai nên chịu trách nhiệm nữa, không quan tâm thái độ của nhà ông ấy đối với tôi như thế nào nữa, không quan tâm tôi có nên chịu trách nhiệm hay không. Vì họ đã tìm đến tôi, việc tôi đụng phải thì tôi sẽ chịu trách nhiệm, tôi phải hoàn toàn đứng tại góc độ của ông ấy mà suy nghĩ vấn đề. Ông ấy đang phải chịu cái khổ bị dột nhà, nên hiểu cho ông ấy, nghĩ cách làm thế nào để khiến nhà ông ấy không bị dột nữa. Khi đó tôi không ở nhà, tôi thu xếp việc của mình rồi vội về nhà, buổi tối thì tới nhà. Phương án của chủ hộ lầu dưới là cần thuê người làm việc bên ngoài tới, chi phí vào khoảng 800-900 nhân dân tệ, ông ấy muốn tôi chi trả. Tôi không trốn tránh, tôi cân nhắc vấn đề an toàn, quyết định ngày thứ hai đến cửa hàng vật liệu xây dựng xem xem còn có cách khác không, kết quả tôi gặp được người chủ cửa hàng, vị chủ này cũng từng bị dột nhà do mưa, ông ấy đã giới thiệu cho tôi một loại vật liệu xây dựng và phương án sửa chữa, chỉ cần 10 nhân dân tệ là đã giải quyết được vấn đề khó này, đồng thời tôi cũng giảng chân tướng Đại Pháp cho bốn người trong cửa hàng. Buông bỏ tâm lợi ích, những cái chúng ta không đáng mất thì tuyệt đối sẽ không mất, chỉ cần chúng ta buông bỏ tâm, tất cả đều là Sư phụ đang làm.

Sau đó, tôi lại đào sâu hơn gốc rễ của tâm lợi ích này, nó đến từ tình. Vì đã bị bức hại mấy lần, kinh tế của tôi không tốt lắm, bản thân tôi luôn bớt ăn bớt tiêu, một mặt là có thể dùng cho hạng mục cứu chúng sinh, mặt khác là phải cân nhắc dùng tiền chuẩn bị lễ cưới cho con trai. Vì chưa buông bỏ được tình, chấp trước đối với tiền cũng chưa buông bỏ, tôi hạ quyết tâm buông bỏ tình, chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp mà yêu cầu bản thân, đối với tương lai của con trai thì tùy kỳ tự nhiên, không chấp trước, tất cả đã có Sư phụ an bài.

Tâm lợi ích còn thể hiện ở chấp trước với cái “tôi”, vị tư vị ngã, muốn duy hộ để lợi ích của mình không bị tổn thất, bởi vì không buông bỏ được cái “tôi”, mà duy hộ lợi ích của mình trong quan hệ với người khác, duy hộ quan điểm, sở thích của mình. Hễ ai động đến bản thân, động đến lợi ích của mình, là không vui, sẽ biểu hiện ra tư tâm, cái tự tư này bị tình dẫn động, sẽ sản sinh mâu thuẫn. Sư phụ giảng:

“Duy hộ ý thích của bản thân chính là biểu hiện của tình và vị tư vị ngã, cho nên rất khó buông bỏ. Cần phải từ bi đối đãi với tất cả mọi người và gặp bất kể vấn đề gì đều phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Cho dù người khác chửi mắng chúng ta hay đánh chúng ta, chúng ta đều phải hướng nội: ‘Có phải do mình chỗ này không đúng nên mới tạo thành như vậy?’ Như vậy chư vị có thể tìm ra nguyên nhân căn bản của mâu thuẫn, cũng là biện pháp tốt nhất để trừ bỏ chấp trước vào vị tư vị ngã.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Theo Sư phụ chính Pháp cho tới ngày hôm nay, chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu mưa gió, chúng ta có sứ mệnh và thế ước khi đến thế gian, chúng ta không có lý do để buông lơi bản thân. Chỉ có tinh tấn thực tu, đi con đường Sư tôn đã an bài, chúng ta mới không phụ sự chờ đợi của chúng sinh.

Tầng thứ có hạn, điều gì chưa phù hợp với Pháp, kính xin từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/9/30/转变观念-精進实修自己-348955.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/12/4/166629.html

Đăng ngày 23-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share