Bài viết của Xuân Mai, đệ tử Đại Pháp tại Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 7-7-2017]
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào mùa xuân năm 1996. Chồng tôi là quản đốc xây dựng và qua đời trong một tai nạn lao động năm 2006.
Đối diện khó khăn
Khi chồng qua đời, tôi mới 30 tuổi. Tôi có hai cô con gái 12 và 15 tuổi nhưng chỉ còn lại đúng 700 tệ trong người.
Em trai chồng tôi và chị gái chồng xông vào văn phòng của chồng tôi, lấy đi hết mọi sổ sách thu chi của anh ấy. Họ khẳng định rằng sớm muộn gì tôi cũng đi lấy chồng khác bởi vì tôi còn trẻ đẹp, lại không có con trai. Họ còn tuyên bố rằng nhà của tôi sẽ thuộc về chị gái chồng, và họ còn làm một văn bản thỏa thuận với công ty của chồng yêu cầu không trả cho tôi một xu nào.
Luật sư giải thích rằng tôi không thể thắng kiện gia đình chồng vì họ đã lấy đi hết mọi giấy tờ. Gia đình chồng tôi cố ý đuổi tôi đi để họ có thể chiếm toàn bộ tiền và tài sản. Tất cả họ hàng bạn bè đều xa lánh, từ chối không cho tôi mượn tiền cũng như giúp đỡ gì tôi trong tình huống khó khăn ấy.
Thay đổi đột ngột về thái độ của nhà chồng khiến tôi nhận ra rằng chữ tình của thế gian thật ra là vô nghĩa. Mọi người đều đối xử với tôi rất tốt khi chồng tôi còn sống, bởi vì họ đã nhận được rất nhiều lợi ích và tiền bạc từ gia đình tôi.
Sư phụ giảng:
“Bách khổ nhất tề giáng,
Khán kỳ như hà hoạt.” (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)
Dịch nghĩa:
“Trăm khổ cùng giáng xuống,
Xem sống nổi ra sao?”
Pháp Luân Đại Pháp đã chấm dứt sự cay đắng trong cuộc đời tôi
Pháp Luân Đại Pháp luôn ở trong tâm tôi, bởi vì tôi biết chỉ có [Ông] mới có thể chấm dứt nỗi đau khổ này. Tôi cũng biết rằng không có gì là ngẫu nhiên xảy ra đối với một người tu luyện.
Tôi quyết định không suy nghĩ gì nữa hết mà chỉ chuyên chú học Pháp luyện công, sau đó là học thuộc các bài giảng của Sư phụ. Tôi muốn mỗi thời khắc đều hòa tan trong Pháp. Đại Pháp đã khiến tôi bình tâm trở lại.
Được các bạn đồng tu khuyến khích, tôi tham gia học Pháp nhóm. Tôi cũng đi phát tờ rơi, giảng chân tướng về cuộc bức hại và làm một điểm tài liệu ngay tại nhà mình.
Khi kiểm tra những tài sản còn sót lại của chồng, tôi tìm thấy một hóa đơn rất giá trị về một công trình đã hoàn thành trước đây, trị giá lên đến vài trăm nghìn nhân dân tệ. Tôi biết rằng đây chính là an bài của Sư phụ. Nhà thầu đồng ý trả tiền trong vài năm tới. Nhờ đó tôi có thể tập trung vào việc thực hiện các hạng mục Đại Pháp và tu luyện cá nhân.
Đương đầu với cuộc đời
Tâm và thân của tôi liên tục thăng hoa khi tôi đồng hóa với Pháp. Tôi dần dần không còn đau buồn về cái chết của chồng, tôi cũng không còn cảm thấy căm ghét gia đình chồng vì họ đã lấy đi toàn bộ tài sản của tôi.
Nhưng tôi phải đối mặt với vấn đề tài chính, nên tôi phải đi làm người giúp việc nhà, đi làm bánh bao cho một siêu thị và nhiều nghề khác. Dù vậy, tôi không bao giờ lơ là việc tu luyện.
Nhờ sự bảo hộ của Sư phụ và hỗ trợ của các học viên, điểm sản xuất tài liệu ở nhà tôi đã liên tục hoạt động được khoảng 10 năm.
Tôi thường sản xuất 10.000 DVD/năm, in tuần báo Minh Huệ cho các học viên khác và còn gọi điện thoại giảng chân tướng, hợp tác với các đồng tu khác trong các hạng mục khác của Đại Pháp và bắt đầu một nhóm học Pháp ở nhà tôi.
Buông bỏ tâm oán hận và hận thù
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi dần dần hiểu được nhân duyên và nghiệp lực giữa gia đình chồng và tôi.
Sư phụ giảng:
“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có phong thái cao, chứ không như người thường.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi cảm thấy hận thù, tôi tự nhủ bản thân rằng mình là một đệ tử Đại Pháp và mình không thể cư xử như người thường. Dần dần, tôi bỏ được tâm thù hận. Đôi lúc tôi cảm thấy rằng nếu không có quãng thời gian khó khăn mà gia đình chồng đưa đến, tôi sẽ không thể có cơ hội để giải quyết tình huống như một đệ tử Đại Pháp chân tu.
Sư phụ giảng:
“Thần có thể coi người thường là kẻ thù không? Một người cao hơn tầng thứ người thường không thể coi người thường là kẻ thù được. Cho nên, tôi nói với chư vị rằng, nếu chư vị không thể yêu kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được.” (Giảng Pháp tại Pháp Hội Canada 1999)
“Chư vị không những không tức giận hắn, mà trong tâm chư vị còn nên cảm ơn hắn, thật sự cảm ơn hắn.” (Chuyển Pháp Luân)
Tâm tính tôi đã đề cao sau khi buông bỏ hận thù với gia đình chồng. Tôi đối xử với họ tốt và đem theo quà mỗi khi thăm viếng. Con gái tôi cũng hay thăm ông bà nội vào những ngày nghỉ.
Khi tôi tu xuất tâm từ bi, mẹ chồng, bố chồng, và chị em chồng của tôi cũng thay đổi. Họ đã thay đổi ngược thái độ và cư xử trước đây. Các đồng tu của tôi cũng thấy kinh ngạc về những thay đổi trong nhà chồng tôi.
Chị chồng tôi cũng thoái Đoàn Thanh niên sau khi một đồng tu giảng chân tướng cho chị. Em trai chồng tôi cũng dần dần có thái độ tích cực hơn với Đại Pháp.
Chị chồng tôi nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ và bảo: “Em thay đổi nhiều quá. Rất nhiều hiểu lầm đã xảy ra giữa chị em mình.”
Tôi bảo chị đó là vì tôi tu luyện Đại Pháp, chiểu theo pháp lý mà thiện đãi người khác cho dù có xảy ra mâu thuẫn, đồng thời luôn phải hướng nội tìm thiếu sót của bản thân mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/7/350711.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/10/19/166095.html
Đăng ngày 2-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.