Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Ngày 16 tháng 10 năm 2016, bà Vu Mai từ thôn Thái Bình, thị trấn Tú Huệ, thành phố Tế Nam bị bắt giữ vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà bị giam tại trại giam Tế Nam hơn tám tháng.
Bị lăng nhục, sách nhiễu và tra tấn
Bà Vu, một người nội trợ 54 tuổi, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại nhiều lần vì tín ngưỡng của mình.
Tháng 10 năm 2000, bà bị ép đeo một biển hiệu to quanh cổ và tham gia một “màn dạo phố” nhằm làm nhục bà trước mọi người.
Thời điểm đó, con trai bà mới học lớp 5. Cậu bé đã bị phân biệt đối xử và thường xuyên bị bạn học khác bắt nạt chỉ vì mẹ mình tu luyện Pháp Luân Công.
Các nhân viên Phòng 610 cũng đến trường cậu bé tổ chức một buổi họp công khai nhằm phỉ báng môn tu luyện trước toàn trường, và chủ ý nhắc đến tên bà Vu.
Dưới áp lực, sợ hãi và sách nhiễu liên tục, con trai bà Vu đã bỏ học sau khi học xong lớp 5.
Tháng 11 năm 2000, bà Vu bị đưa đến trại Lao động Cưỡng bức Tương Thủy Tuyền và chịu tra tấn ở đó. Bà bị còng tay rồi treo lên khung cửa sổ với ngón chân hầu như không chạm sàn nhà. Bà đã bị tra tấn theo cách này suốt 10 ngày liên tiếp.
Các lính canh cũng dùng dùi cui sốc điện bà hàng đêm. Thỉnh thoảng, bà còn bị tát vào mặt, bị đá hoặc đánh đập.
Sau đó bà bị giam trong một xà lim nhỏ và bị sốc điện hai lần vào vùng ngực và bàn chân. Lần đầu kéo dài từ 10-20 phút, còn lần thứ hai thì kéo dài gần 30 phút. Những lúc đó, toàn thân bà bị giật liên tục.
Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà Vu từng rất ốm yếu. Bà bị bệnh mất ngủ, viêm dạ dày và thoát vị đĩa đệm từ khi còn nhỏ. Bà cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Trong nhiều năm, bà cảm thấy rất vô vọng. Sau khi bắt đầu tu luyện vào năm 1998, tất cả bệnh tật của bà đã biến mất. Bà song khỏe mạnh và lạc quan hơn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/12/350971.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/23/164751.html
Đăng ngày 29-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.