Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 19-9-2016] Tờ The Independent Singapore đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Sức sống bền bỉ của Pháp Luân Công” ngày 30 tháng 8 năm 2016. Bài báo nhấn mạnh rằng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), phát động năm 1999 kéo dài suốt 17 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã bị sa thải, cầm tù, tra tấn, thậm chí còn bị cưỡng bức mổ lấy đi các cơ quan tạng quan trọng của họ.
Bất chấp cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc, pháp môn tu luyện này vẫn tiếp tục được truyền rộng trên toàn thế giới, và ở khắp nơi, các học viên đang phản bức hại thông qua các cuộc mít-tinh và biểu tình ôn hòa.
Dưới đây là toàn bộ bài viết:
Sức sống bền bỉ của Pháp Luân Công
Pháp Luân Công đứng vững sau 17 năm bị bức hại.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã bắt đầu từ cách đây khá lâu. Sau 17 năm, cuộc bức hại này hiện vẫn còn đang tiếp diễn.
Ước tính có đến 1,5 triệu học viên Pháp Luân Công bị giết hại kể từ năm 2000. Nhiều người bị cầm tù trong nhiều năm và trở thành tù nhân lương tâm.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện thiền định Trung Quốc, phát triển tấn tốc ở Trung Quốc trong những năm 1990. Đây là một pháp môn của Phật gia, và nguyên tắc tu luyện của các học viên Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Trước năm 1999, Pháp Luân Công được người dân và các tổ chức nhà nước hết sức ưa chuộng nhờ những lợi ích sức khỏe và ích lợi cho xã hội mà pháp môn mang lại.
Song, dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cấm Pháp Luân Công năm 1999. Chính phủ đã phát động chiến dịch bức hại vi phạm nhân quyền và tước đi mạng sống của không biết bao nhiêu người dân.
Một loạt báo cáo của người dân ở Trung Quốc Đại lục chỉ ra rằng chỉ tính riêng tháng 1 năm 2015, có hơn 930 học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ sau khi bị đưa ra xét xử hình thức. Hàng chục nghìn học viên khác bị giam giữ trong các trại giam, “hắc lao”, hoặc phải sống biệt lập để tránh bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc phi pháp. Nhiều người khác bị sa thải, bị tống vào các trại lao động, và bị rơi vào cảnh vô gia cư.
Theo tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (AI), tra tấn được sử dụng phổ biến như khi các nhân viên chính phủ phi pháp cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ.
Chính quyền Trung Quốc đang chống chế lại những lời buộc tội liên quan đến bức hại những người tin theo Pháp Luân Công. Họ phủ nhận mọi cáo buộc nhưng lại ngang nhiên đàn áp môn tu luyện.
Một báo cáo điều tra gần đây tiết lộ rằng mỗi năm, các bác sỹ Trung Quốc đã tiến hành hàng chục nghìn ca phẫu thuật ghép tạng. Phần lớn số tạng đó lấy từ các học viên Pháp Luân Công, những người đang bị giam giữ phi pháp và thậm chí là bị sát hại để cướp tạng, đẩy ngành du lịch ghép tạng ngày một gia tăng.
Hàng trăm luật sư đã đại diện cho các học viên Pháp Luân Công trong các phiên xét xử và và yêu cầu cần phải đối đãi với họ theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều người dân thường trong xã hội đã lên tiếng bằng các ký tên thỉnh nguyện hối thúc [chính quyền] trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công. Thậm chí có những tỉnh thành, cảnh sát đã từ chối bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, theo nguồn tin của tổ chức Ngôi nhà tự do (Freedom House).
Bất chấp cuộc bức hại đang diễn ra, hàng chục triệu người dân Trung Quốc vẫn đang tu luyện Pháp Luân Công, thường là bí mật tập luyện trong nơi riêng tư của họ. Ước tính trước năm 1999 đã có khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công. Con số chính xác về số lượng học viên chỉ là tương đối bởi họ không có danh sách những người theo tập.
Ông Ryan Manuel, một nhà nghiên cứu chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa Toàn cầu của Úc thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) nói rằng khó có thể biết được chính xác số lượng học viên Pháp Luân Công.
“Họ cho rằng số lượng học viên các bạn rất lớn, nhưng…các bạn lại phải bí mật mà thực hành pháp môn này ở Trung Quốc,” ông trích dẫn lời trong một bài báo trực tuyến trên kênh ABC.
“Họ là một đoàn thể người bị cấm [ở Trung Quốc], nhưng đoàn thể bị cấm này lại thường xuyên công khai mít-tinh và kháng nghị [trên thế giới].”
Các học viên như ông Ngụy khẳng định rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần và không phải là tôn giáo.
“Mặc dù mọi người có thể nhìn nhận Pháp Luân Công theo cách đó, nhưng bản thân chúng tôi không nghĩ vậy bởi vì chúng tôi xem pháp môn như là một lối sống. Là cuộc sống hàng ngày của chúng tôi,” ông Ngụy nói.
Năm 2014, những người kháng nghị đã có một cuộc biểu tình được tổ chức ở Canberra, Úc nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Tòa nhà Quốc hội. Họ muốn gây chú ý về tình huống mà các học viên Pháp Luân Công đang phải đối diện ở Trung Quốc.
Một bài báo trực tuyến đăng trên ABC đã trích lời của Holly Wei, một học viên Pháp Luân Công đã tham gia buổi biểu tình đó: “Chúng tôi chỉ muốn ông ấy lắng nghe tiếng nói của chúng tôi, thông điệp mà chúng tôi gửi tới ông ấy.”
“Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện tinh thần dựa trên nguyên lý chỉ đạo Chân-Thiện-Nhẫn, đây là giá trị phổ quát,” bà nói thêm.
Những người kháng nghị đã chủ động đi xuống các con phố trong khoảng thời gian ông Tập Cận Bình có chuyến viếng thăm cấp nhà nước ở Úc.
“Chúng tôi chỉ muốn ông ấy [Tập Cận Bình] nhìn thấy thông điệp…muốn ông ấy giúp chấm dứt bức hại ở Trung Quốc. Chúng tôi biết rằng ông ấy không phải chịu trách nhiệm cho việc này, nhưng chúng tôi mong rằng ông ấy sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại phi nhân tính này,” bà nói.
Pháp Luân Công đã hồng dương đến nhiều khu vực trên thế giới.
Tháng trước, hàng trăm cảnh sát đã tập hợp ở thành phố Mexico để học luyện Pháp Luân Công như là một cách thức để trấn tĩnh tinh thần. Hơn 600 người của các đơn vị an ninh của trường đã dành cả một giờ đồng hồ để luyện tập, đây là điều trước nay chưa từng có.
Laura Martínez Coca, một cảnh sát chịu trách nhiệm hướng dẫn nói rằng pháp môn này giúp các cảnh sát thư thái hơn và kiên nhẫn hơn trong công tác thường nhật. Cảnh sát Adrián García nói rằng bà cảm thấy người nhẹ nhàng hơn, “như thể đã tống khứ đi được thứ gì đó.”
Bất chấp 17 năm bức hại, nỗ lực tiếp cận cộng đồng thuộc mọi tầng lớp của họ đã thu được những thành quả nhất định. Các học viên vẫn tiếp tục truyền rộng chân tướng và số người thực hành không ngừng tăng lên. Họ từng vẫn luôn kháng nghị ôn hòa phản đối các chính sách bức hại của chính phủ Trung Quốc và hồng dương giá trị truyền thống Chân-Thiện-Nhẫn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/9/19/335222.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/9/25/159291.html
Đăng ngày 29-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.